Trang chủNewsThế giớiThách thức với ngành cao su Đông Nam Á từ luật của...

Thách thức với ngành cao su Đông Nam Á từ luật của EU


Theo tờ Nikkei Asia, Quy định quản lý vấn đề phá rừng của EU (EUDR) được xây dựng để cấm nhập khẩu 7 mặt hàng – gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và các sản phẩm gỗ – nếu chúng có nguồn gốc từ đất hình thành do phá rừng sau năm 2020. Các nhà nhập khẩu sẽ phải cung cấp “thông tin thuyết phục và có thể kiểm chứng” về chuỗi cung ứng của họ, bao gồm dữ liệu định vị địa lý về nguồn gốc sản phẩm. Việc tuân thủ EUDR sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc vào tháng 12.2024 đối với các công ty lớn và vào tháng 6.2025 đối với các công ty nhỏ.

Thách thức với ngành cao su Đông Nam Á từ luật của EU - Ảnh 1.

Một đồn điền cao su ở Campuchia

Phản ứng ở khu vực

Một số chuyên gia cho rằng mối lo ngại đối với Đông Nam Á là EUDR sẽ gây tổn hại nặng nề cho các nông dân canh tác quy mô nhỏ trong khi không xem xét thỏa đáng vai trò của cao su trong nạn phá rừng. “Rủi ro là các hộ sản xuất nhỏ về cơ bản sẽ bị đá ra khỏi thị trường vì có quá nhiều yêu cầu và cần quá nhiều nỗ lực để giám sát và truy xuất nguồn gốc cao su mà họ sản xuất”, Nikkei Asia dẫn lời ông Jean-Christophe Diepart, một nhà địa nông học tại Campuchia.

Lo ngại tương tự đang gia tăng ở Malaysia. Họ đã cùng Indonesia đàm phán với EU về EUDR vì cả hai lo ngại về tác động đối với ngành dầu cọ của họ. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu cao su trị giá 2 tỉ USD của Malaysia cũng bị ảnh hưởng. Theo Ủy ban Cao su Malaysia, nước này xuất khẩu khoảng 17% sản phẩm cao su sang EU, thị trường lớn nhất sau Mỹ. Khoảng 93% đất trồng cao su trong nước do nông dân sản xuất nhỏ kiểm soát.

Vào tháng 3, nông dân trồng cao su ở Malaysia đã cùng với những người trồng cọ dầu nộp đơn kiến nghị lên EU để phản đối các yêu cầu “đơn phương và phi thực tế” trong EUDR, cho rằng quy định này sẽ loại các hộ sản xuất nhỏ khỏi thị trường châu Âu và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở nông thôn.

Trong khi đó, Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, đang tìm cách tuân thủ EUDR. Các nhà quản lý ở Thái Lan đã thiết lập một nền tảng quốc gia để giúp hơn 5 triệu nông dân của đất nước đáp ứng yêu cầu về việc truy xuất nguồn gốc.

Nhiệm vụ bất khả thi ?

Theo nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends (trụ sở tại Mỹ), việc tuân thủ EUDR là một thách thức lớn với các nước Đông Nam Á, bao gồm VN. Theo tổ chức này, khi vào VN, cao su từ Campuchia cũng như Lào được trộn lẫn với cao su địa phương, khiến việc truy xuất nguồn gốc “gần như không thể”.

Chuyên gia Diepart đưa ra quan điểm tương tự, cho biết ở Campuchia, thậm chí thông tin cơ bản như diện tích trồng cao su là bao nhiêu cũng không chính xác, nên việc truy tìm nguồn gốc của toàn bộ chuỗi cung ứng gần như là bất khả thi.

Cũng có ý kiến cho rằng việc khắc phục những thiệt hại về môi trường do sự bùng nổ của ngành cao su gây ra đã quá muộn, vì sự bùng nổ đó đã kết thúc bằng tình trạng rớt giá nghiêm trọng xảy ra cách đây cả một thập niên. Chẳng hạn ở Campuchia, cao su được cho là nguyên nhân chính gây mất rừng cho đến khoảng năm 2012 hoặc 2013, trong khi hiện nay nguyên nhân chính là việc mở rộng trồng điều, theo chuyên gia Diepart.

Một vấn đề khác với các nhà sản xuất trong khu vực, dù lớn hay nhỏ, là ai sẽ trả chi phí tăng thêm từ việc tuân thủ EUDR. Chủ tịch Tập đoàn Cao su Thái Lan Vorathep Wongsasuthikul cho biết việc xây dựng hệ thống cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm của họ sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng 10%. 

Nghiên cứu mới về phá rừng trồng cao su

Diện tích rừng bị mất do sản xuất cao su ở Đông Nam Á có thể cao gấp hai đến ba lần so với ước tính trước đó, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hồi giữa tháng 10. Dựa vào hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, các nhà nghiên cứu kết luận hơn 4 triệu ha rừng đã bị phá hủy để trồng cao su kể từ năm 1993, với 2/3 trong số đó là ở Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Nếu xem xét khu vực rộng lớn hơn, bao gồm các tỉnh sản xuất cao su chính của Trung Quốc là Vân Nam và Hải Nam, diện tích đất trồng cao su đã tăng từ mức 10 triệu ha năm 2020 lên 14 triệu ha năm 2023.



Source link

Cùng chủ đề

Động thái mới nhất của EU liên quan đến khối tài sản bị đóng băng của Nga

G7 đã hứa sẽ huy động khoản vay 50 tỷ USD (45 tỷ Euro) cho Ukraine, nhưng sáng kiến này đòi hỏi phải có sự đồng thuận giữa 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU).Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra...

Giải pháp nào cho ngành cà phê trước yêu cầu EU không nhập khẩu sản phẩm từ nơi rừng bị tàn phá

Đạo luật mới này nhằm hạn chế các sản phẩm liên quan đến phá, suy thoái rừng được nhập khẩu vào châu Âu (EU), đồng thời khuyến khích mua bán các mặt hàng hợp pháp và không gây phá rừng. Đứng trước yêu cầu này, ngành cà phê Việt Nam đã và đang hướng việc sản xuất cà phê một cách bền vững, không gây mất rừng, bảo vệ môi trường. ...

Iran phản ứng thận trọng với lệnh trừng phạt của Mỹ và EU liên quan đến Nga

Trước làn sóng chỉ trích và áp đặt trừng phạt mới nhất của Mỹ và châu Âu, với cáo buộc bán tên lửa đạn đạo cho Nga, Iran đã phản ứng khá hạn chế, chủ yếu bao gồm các tuyên bố chính thức từ các...

Để EU đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng

Trong Báo cáo Liên minh Năng lượng thường niên vừa công bố, Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải tăng cường nỗ lực để đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của khối vào năm 2030. Đảm bảo ở mức đủ Báo cáo cho biết, tất cả thành viên phải đẩy mạnh nỗ lực để đảm bảo tham vọng...

Ba Lan phản ứng gắt trước thông báo kiểm soát biên giới của Đức

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 10/9 đã chỉ trích gay gắt quyết định của Berlin về thắt chặt kiểm soát tại mọi cửa khẩu biên giới, bao gồm cả biên giới chung giữa Đức với Ba Lan.Trước đó, hôm 9/9, Bộ trưởng Nội vụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người trẻ về với Trung thu xưa qua đồ chơi truyền thống

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch. Dịp này, nhiều bạn trẻ muốn được trở lại với trung thu xưa qua những món đồ chơi truyền thống. Từ đầu tháng 8 âm lịch, nhiều hoạt động nghệ thuật về tết Trung thu Hà Nội được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Hàng Mã,... Tại đây, những sản phẩm...

Quảng cáo tỉ USD cho bầu cử tổng thống Mỹ liệu có tác dụng?

Ngân sách dành cho quảng cáo trong bầu cử Mỹ đang trên đà tăng vọt, dù vẫn chưa rõ hiệu quả của những chiến dịch này trong việc tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ. Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ thuê biển billboard ở Philadelphia (bang Pennsylvania) với nội dung chỉ trích ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm 9.9 ảnh: afp AFP hôm nay 16.9 dẫn thông tin từ hãng phân tích quảng...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Bài đọc nhiều

Ông Scholz kiên quyết từ chối yêu cầu này của Ukraine

Cuối tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng cung cấp tên lửa chính xác tầm xa do Đức sản xuất cho Ukraine bất kể các đồng minh NATO đưa ra quyết định như thế nào.Bình luận trên được người đứng...

Nguy cơ lan rộng xung đột Nga – Ukraine

Báo Bild của Đức cho biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự định đến Mỹ trong vài tuần tới để đích thân đề nghị Tổng thống Joe Biden cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây. Ukraine ráo riết vận động Chuyến thăm Mỹ của ông Zelensky nhằm trình bày chiến lược mới của Ukraine, bao gồm kế hoạch tấn công và đề xuất ngừng bắn ở...

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới 151 km/giờ đã đổ bộ vào thành phố Thượng Hải, nơi có gần 25 triệu dân, vào khoảng 7h30 sáng...

Mới nhất

Giá dầu thế giới đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 17/9/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 17/9/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 70,50 USD/thùng, tăng 2,10% (tương đương tăng 1,44 USD/thùng). Giá dầu WTI trên...

Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới

“Chúng ta đã đi cùng thế giới văn minh, nỗ lực chia sẻ những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta tiến hành cải cách, chuyển sang kinh tế thị trường đến nay cấu trúc và cơ chế thị trường vẫn còn nhiều hạn chế” - TS. Trần Đình Thiên nói. Nền tảng kinh tế thị...

Vĩnh Long kỷ niệm 111 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Đến dự có Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cùng lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ, chính quyền địa phương và người thân của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Tại buổi lễ, các đại biểu đã...

Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD để khắc phục hậu quả bão số 3

Tính đến 16/9, 20 nước và tổ chức quốc tế đã quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ Việt Nam 22 triệu USD (khoảng 550 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả của bão số 3. Bày tỏ tình đoàn kết và sẻ chia với Việt Nam về những thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo...

Mới nhất