Trang chủNewsThế giớiThách thức với F-16 khi hoạt động trên chiến trường Ukraine

Thách thức với F-16 khi hoạt động trên chiến trường Ukraine


Các cựu phi công Mỹ cảnh báo nếu Ukraine nhận tiêm kích F-16, chi phí vận hành sẽ rất cao, trong khi rủi ro từ tên lửa phòng không Nga quá lớn.

Biên chế chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất được nhận định là sự nâng cấp đáng kể cho không quân Ukraine, vốn đang sử dụng những mẫu tiêm kích từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, những chiếc F-16 mà Ukraine có thể nhận được sẽ không phải là phiên bản hiện đại nhất, với radar kém hơn và tên lửa tầm ngắn hơn so với tiêm kích lẫn các tổ hợp tên lửa phòng không Nga.

“Chuyển từ tiêm kích thời Liên Xô sang F-16 không quá khó khăn, giống như đổi từ xe Lada sang Honda Accord”, Brynn Tannehill, cựu phi công từng tham gia thiết kế hệ thống mô phỏng cho F-16, nhận định. “Tuy nhiên, chúng ta không thể vượt qua các định luật vật lý”.

Điều này đồng nghĩa Ukraine sẽ phải giảm bớt kỳ vọng đối với F-16 về khả năng chiếm ưu thế trên không, hạ tên lửa hành trình và tiêm kích mới nhất của Nga, không kích các đơn vị bộ binh và pháo binh trên chiến trường cũng như đánh chìm chiến hạm thuộc Hạm đội Biển Đen.

Cựu phi công F-16 Mỹ John Venable nhận định nếu F-16 vượt qua chiến tuyến để tấn công pháo, trận địa phòng không và tiêm kích Nga, các phi công Ukraine có thể nhận cảnh báo bị radar đối phương chiếu mục tiêu trước khi tới đủ gần để khai hỏa.





Tiêm kích F-16 trong buổi bay huấn luyện tại bang Iowa tháng 8/2022. Ảnh: USAF

Tiêm kích F-16 trong buổi bay huấn luyện tại bang Iowa tháng 8/2022. Ảnh: USAF

“Họ chỉ có thể hạ độ cao và hy vọng có chướng ngại vật nằm án ngữ giữa tiêm kích F-16 và tên lửa đối phương”, ông Venable cho biết. “Nếu không có chướng ngại vật như thế, cơ hội sống sót của họ không cao”.

Khu vực miền nam Ukraine, nơi nhiều người cho rằng Kiev sắp mở cuộc phản công quy mô lớn, có địa hình chủ yếu là đồng bằng trống trải, không có địa vật cao có thể che chắn cho tiêm kích.

Tại khu vực miền đông với địa hình nhiều đồi núi, ông Venable nhận định phi công Ukraine có thể cho F-16 bay bám mặt đất lâu nhất có thể, sau đó bất ngờ vọt lên cao để khai hỏa như cách họ đang vận hành tiêm kích MiG và Sukhoi cũ hơn.

Khi thực hiện động tác này, phi công sẽ điều khiển tiêm kích vọt lên theo một góc 30 độ để phóng tên lửa, sau đó hạ độ cao và tiếp tục bay bám địa hình.

Tuy nhiên, cơ hội thành công với một quả tên lửa là rất thấp, trong khi tiêm kích đã đánh mất yếu tố bất ngờ. “Họ sẽ không đánh trúng bất cứ mục tiêu nào”, ông Venable nói.

Dan Hampton, cựu phi công tiêm kích từng thực hiện 151 lần xuất kích trong chiến tranh Vùng Vịnh và Kosovo, cho biết một số nhiệm vụ mà Ukraine định giao cho phi công F-16, trong đó có bắn hạ tên lửa hành trình Nga, là không thực tế, bởi tên lửa Nga chỉ xuất hiện trên màn hình radar trong khoảng thời gian ngắn để phi công Ukraine có thể khai hỏa.

Để hạ tên lửa hành trình Nga, không quân Ukraine buộc phải cho F-16 bay lượn vòng trên không để chờ đợi, điều này lãng phí nguồn lực và số giờ bay quý giá của mẫu tiêm kích do Mỹ chế tạo. Mỗi tiêm kích F-16 tiêu tốn gần 27.000 USD cho một giờ bay.





Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Nga – Ukraine. Đồ họa: WP

Cựu phi công Hampton nhận định đối mặt với hệ thống phòng không Nga cũng là thử thách lớn khác đối với tiêm kích F-16 do Ukraine vận hành. Nga phát triển S-400 để đối phó với tiêm kích thế hệ 4 như F-16, khiến chúng đối mặt rủi ro rất lớn trên chiến trường.

Tuy nhiên, Hampton cũng cho rằng S-400 không phải “cây đũa thần” và dù rủi ro rất lớn, quyết định chuyển F-16 cho Ukraine sẽ phát đi tín hiệu rõ ràng về cam kết lâu dài của phương Tây với Kiev, điều rất quan trọng với sĩ khí của quân đội Ukraine.

Một số chuyên gia và cựu quan chức quốc phòng phương Tây nhận định nếu có hỗ trợ từ radar tích hợp và trên mặt đất, kết hợp với hệ thống phòng không nhiều lớp và năng lực tác chiến điện tử được cải thiện, tiêm kích F-16 có thể mang lại “ưu thế trên không của người nghèo” cho Ukraine.

Khi đẩy lùi khu vực hoạt động an toàn của tiêm kích Nga về phía sau, Ukraine có thể giảm bớt mối đe dọa từ các loại bom lượn hạng nặng mà đối phương gần đây thường phóng vào các vị trí tiền tuyến của họ.

Ngoài ra, Ukraine có thể dùng F-16 để phóng tên lửa hành trình AGM-158 JASSM và biến thể diệt hạm LRASM. Nếu được cung cấp đủ số lượng, các loại tên lửa này có thể mở rộng đáng kể năng lực tập kích tầm xa của Ukraine.

Venable nhận định đây là phương án khả thi nhưng tốn kém, đặt ra câu hỏi rằng liệu hàng trăm triệu USD để cung cấp F-16 với vũ khí phù hợp cho Ukraine có hiệu quả hơn viện trợ các tổ hợp phòng không mặt đất hay những loại vũ khí khác hay không.

Mỗi tên lửa JASSM có giá tới một triệu USD tùy biến thể và có thể phải mất vài quả để hạ mục tiêu. Tiêm kích F-16 cũng cần AIM-120 AMRAAM, với giá 1,8 triệu USD mỗi quả, để có cơ hội vượt tầm tên lửa không đối không có tầm bắn 200 km mà tiêm kích Su-35 Nga đang sử dụng.





Tiêm kích F-16 thuộc biên chế Vệ binh Quốc gia Mỹ trong buổi diễn tập tháng 11/2022 ở Arizona. Ảnh: USAF

Tiêm kích F-16 thuộc biên chế Vệ binh Quốc gia Mỹ trong buổi diễn tập tháng 11/2022 ở Arizona. Ảnh: USAF

Giá tiêm kích F-16 và chi phí vận hành là một thách thức khác. Đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, ngày 25/5 cho biết sẽ mất một tỷ USD để mua 10 chiếc F-16 cho Ukraine và thêm một tỷ USD khác để duy trì chúng hoạt động.

F-16 có hệ thống càng đáp khá mỏng manh, trong khi hệ thống cửa hút gió của tiêm kích không được bảo vệ, do đó đường băng phải bằng phẳng và không có những mảnh đất đá dễ bị động cơ hút vào khi cất hạ cánh. Trong khi đó, các mẫu tiêm kích MiG thời Liên Xô hoặc Gripen của Thụy Điển không gặp vấn đề này.

Tuy nhiên, cựu phi công Hampton cho rằng yếu tố này bị phương Tây phóng đại để biện minh cho việc chậm trễ cung cấp cho Ukraine tiêm kích chuẩn NATO. “Tôi từng lái những chiếc F-16 trên các sân bay với điều kiện tồi tệ, đối mặt với bão cát hoặc bão băng. F-16 nhạy cảm hơn MiG hay Gripen, nhưng chúng có thể vượt qua được những điều kiện như thế”, ông Hampton nói.

Nguyễn Tiến (Theo Bloomberg)




Source link

Cùng chủ đề

Canada nêu quan điểm về việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Na Uy cấp tiền giúp Kiev bảo...

Nga chỉ trích các quốc gia NATO không chỉ thảo luận về khả năng cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công Moscow, mà còn đang cân nhắc xem có nên trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không.

Nhiều công ty vũ khí châu Âu ‘không có phần’ dù chi tiêu quân sự bùng nổ

(CLO) Các công ty quốc phòng vừa và nhỏ của châu Âu đang gặp khó về tài chính ngay cả khi nhu cầu tăng cao do xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác. ...

Xem chiến sĩ công an tay không công phá vật cứng

(Dân trí) - Trong khuôn khổ lễ khai mạc Đại hội khỏe "Vì an ninh tổ quốc" và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật công an nhân dân lần thứ VI - Khu vực 4 đã diễn ra nhiều chương trình biểu diễn đặc sắc. Lễ khai mạc Đại hội khỏe "Vì an ninh tổ quốc" và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật công an nhân dân lần thứ VI - Khu vực 4 diễn ra...

Hội nghị Paris về Lebanon gây quỹ được 1 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo

(CLO) Một hội nghị quốc tế tại Paris đã quyên góp được 1 tỷ USD tiền cam kết viện trợ nhân đạo và hỗ trợ an ninh để giúp đỡ Lebanon, đất nước đang xảy ra cuộc chiến giữa Israel và các chiến binh Hezbollah. ...

Nhiều cách làm sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Thời gian qua, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương triển khai thực hiện Đề án này. Các đơn vị phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của những người có uy tín trong cộng đồng dân cư để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Ghế Thủ tướng Nhật Bản của ông Ishiba lung lay, lãnh đạo đảng đối lập tìm thế “cướp cờ”

Ngày 30/10, lãnh đạo đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Noda Yoshihiko đã tăng cường nỗ lực tập hợp sự ủng hộ từ các đảng đối lập để quốc hội chọn ông làm thủ tướng tiếp theo.

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Cùng chuyên mục

Bang Washington triển khai vệ binh quốc gia ứng phó nguy cơ bạo lực liên quan bầu cử

Thống đốc bang Washington Jay Inslee cho hay ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia túc trực giữa lúc có lo ngại về khả năng xảy ra bạo lực liên quan cuộc bầu cử Mỹ năm...

Chơi chiêu “chẳng có gì ngoài tiền” để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, “đại gia” Elon Musk thách thức tòa...

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.

Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: baoquocte2016@gmail.com Liên hệ quảng cáo: truyenthongtgvn@gmail.com © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không được...

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

Trung Quốc dường như đang đóng một tàu sân bay mới và khác thường, khiến giới chuyên gia tò mò, theo CNN. ...

Quá khứ vẫn chưa ngủ yên

Giống như Ba Lan, Hy Lạp cũng tiếp tục thời sự hóa trở lại đòi hỏi nhà nước Đức hiện tại bồi thường vật chất cho hành vi của Đức quốc xã trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với hai nước này. ...

Mới nhất

Chào mừng đến với câu lạc bộ ‘bỏ phố về quê lập nghiệp’

Trước áp lực cuộc sống và gánh nặng nhà cửa, nuôi dạy con cái, không ít người trẻ lựa chọn rời bỏ các đô thị lớn để trở về quê hương lập nghiệp. ...

Bản đầu tiên tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở bản Hưng không chỉ là dịp ôn lại truyền thống đại đoàn kết của dân tộc mà còn góp phần gắn kết đồng bào ở khu dân cư cùng chung tay xây dựng bản làng đổi mới. ...

70% sinh viên đỗ vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có IELTS từ 5.5 trở lên

Doanh nghiệp và các chuyên gia quốc tế cho rằng nhà trường cần chú trọng nâng cao chuẩn đầu vào/ đầu ra ngoại ngữ. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên. Ngày 2/11, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội nghị công...

Bộ Y tế cảnh báo viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus chứa chất cấm

Theo Cục An toàn thực phẩm, để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc, đơn vị cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua,...

Chơi chiêu “chẳng có gì ngoài tiền” để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, “đại gia” Elon Musk thách thức tòa...

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.

Mới nhất