Trang chủDestinationsĐắk LắkThách thức trong công tác dân số ở xã vùng 3 Cư...

Thách thức trong công tác dân số ở xã vùng 3 Cư Kbang


08:43, 22/06/2023

Cư Kbang là xã vùng 3 (xã đặc biệt khó khăn) của huyện Ea Súp. Toàn xã hiện có khoảng 2.400 hộ với 12.400 nhân khẩu, gồm 12 dân tộc sinh sống ở 11 thôn và 3 cụm dân cư (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 97% dân số).

Lâu nay, tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch, tảo hôn và sinh đông con vẫn diễn ra phổ biến nơi đây và là những thách thức lớn trong công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình ở địa phương.

Theo thống kê, từ năm 2020 đến 2022, trên địa bàn xã có 26 trường hợp tảo hôn và 95 trẻ em được sinh ra là con thứ ba trở lên (có những phụ nữ sinh từ 7 – 8 người con); trong đó, riêng năm 2022 có 8 trường hợp tảo hôn và 30 trẻ em được sinh ra là con thứ ba trở lên. Chị Hoàng Thị Châm, viên chức dân số xã Cư Kbang cho biết: “Nhiều gia đình vẫn có quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, sinh nhiều con và phải có con trai để sau này nối dõi, có thêm nhân lực lao động… Do sinh đông con và tập quán canh tác lạc hậu nên nhiều gia đình vẫn nghèo; nhiều trẻ em gái phải bỏ học sớm và kết hôn sớm”.

Xã Cư Kbang có địa bàn rộng, vẫn còn tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch, người dân không biết tiếng phổ thông… nên các cộng tác viên dân số rất khó nắm bắt đầy đủ dữ liệu dân cư; công tác tư vấn, vận động chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình gặp rất nhiều trở ngại. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở xã Cư Kbang chiếm tới 61,2%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng chiếm 23,66%, suy dinh dưỡng chiều cao chiếm 48,28%.





Cộng tác viên dân số xã Cư Kbang vận động vợ chồng anh Vàng thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Đơn cử như vợ chồng anh Dương Sính Vàng (47 tuổi) và chị Dương Thị Chi (44 tuổi) ở cụm dân cư số 3 có đến 11 người con; trong đó đứa con trai đầu 21 tuổi đã lấy vợ, người con gái thứ 3 mới 15 tuổi cũng đã lấy chồng, đứa nhỏ nhất thì mới 16 tháng tuổi. Cả gia đình anh Vàng sống trong ngôi nhà được ghép bằng những miếng gỗ tạp và tôn chắp vá, nền đất; chỗ ngủ là hai chiếc giường cũ kỹ, ọp ẹp. Cả nhà chỉ trông vào thu nhập từ 1 ha đất đồi khô cằn trồng sắn, năng suất thấp và tiền công làm thuê, làm mướn của anh Vàng. Những đứa trẻ trong gia đình sống trong cảnh thiếu thốn, nghỉ học sớm, chưa ai học hết lớp 4. Người con trai thứ hai của anh Vàng là Dương Văn Sinh (18 tuổi) phải bỏ học từ khi mới học hết lớp 1 để đi làm có tiền mua gạo, phụ bố mẹ nuôi các em.

Tảo hôn không phải là hiếm ở xã Cư Kbang. Như M.T.B. năm nay mới 16 tuổi nhưng đã lấy chồng và sinh con. Chồng B. mới học hết lớp 2, còn B. thì học hết lớp 7. Hiện tại, vợ chồng B. vẫn đang ở chung với bố mẹ. Hằng ngày, người chồng đi làm nương rẫy, còn B. ở nhà chăm con. Nghỉ học sớm và lấy chồng vội nên B. thiếu kiến thức, rất vụng về trong việc chăm sóc con. Mới ở độ tuổi trăng tròn, trong khi bạn bè cùng lứa đang tuổi ăn học, vui chơi thì B. đã phải mang trên mình gánh nặng sinh đẻ, áp lực lo toan cơm áo gạo tiền.  





Cộng tác viên dân số xã Cư Kbang tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình.

Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và sinh đông con, từ đầu năm 2023 đến nay, chính quyền xã Cư Kbang đã chỉ đạo các đoàn thể, ban tự quản thôn, các cụm dân cư thường xuyên lồng ghép tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, các chủ trương, chính sách về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, chỉ đạo đội ngũ làm công tác dân số, y tế thường xuyên bám sát địa bàn, tổ chức sinh hoạt nhóm, nói chuyện chuyên đề và tư vấn trực tiếp hộ gia đình, phân tích hệ lụy của tảo hôn và sinh đông con, kết hợp cung cấp các phương tiện tránh thai cho đối tượng có nhu cầu.

Ông Đàm Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Kbang cho hay: “Xã phối hợp với Hội LHPN huyện Ea Súp và chỉ đạo cho Hội LHPN xã thành lập mô hình “Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” ở thôn 15; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, xử phạt nghiêm những trường hợp tảo hôn và tổ chức tảo hôn…”.

Tuy nhiên, thực tế ở xã Cư Kbang cho thấy, việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và sinh đông con rất khó có thể giải quyết trong “một sớm, một chiều” vì liên quan đến cả phong tục tập quán. Bởi vậy, cần duy trì các mô hình truyền thông và tăng cường các hoạt động chuyển đổi hành vi về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình kết hợp với thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Cùng với đó là cần kiểm soát được tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch, thực hiện tốt công tác định canh, định cư kết hợp đầu tư các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống của người dân.

Võ Thảo





Source link

Cùng chủ đề

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học

Bộ KH-CN đang xây dựng dự thảo luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng giúp cho thủ tục hành chính trong nghiên cứu khoa học được đơn giản hóa mà vẫn hiệu quả. ...

Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt khi mọi con đường tiếp tế tới thành phố bị vây hãm. Theo các kênh Telegram theo dõi chiến sự Ukraine, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Các vụ nổ được nghe thấy ở các thành phố. ...

Nậm Nhùn (Lai Châu): Hỗ trợ trang phục, đạo cụ, góp phần thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian

Nhằm thúc đẩy, duy trì hoạt động của các đội văn nghệ văn hóa dân gian, UBND huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ kinh phí, mua sắm trang phục, đạo cụ, trang thiết bị cho các đội văn nghệ và các nhà văn hóa thúc đẩy hoạt động văn hóa.Ngày 25/12, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng...

Ngân sách thu 1.200 – 1.500 tỷ đồng/năm nhờ 17 biện pháp phòng vệ thương mại

Việt Nam đang áp dụng 17 biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa nhập khẩu, các biện pháp này giúp mang về khoản thu ngân sách hàng năm từ 1.200 - 1.500 tỷ đồng. Ngân sách thu 1.200 - 1.500 tỷ đồng/năm nhờ 17 biện pháp phòng vệ thương mạiViệt Nam đang áp dụng 17 biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa nhập khẩu, các biện pháp này giúp mang về khoản thu ngân sách hàng...

NESCAFÉ Plan đồng hành cùng nông dân Việt

Câu chuyện về những hạt cà phê robusta Việt Nam vươn tầm thế giới không chỉ là câu chuyện về hương vị, mà còn là hành trình bền bỉ của Nestlé trong việc đồng hành và nâng cao đời sống cho hàng ngàn nông dân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Sở Công Thương vừa triển khai Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh, kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Theo đó, từ ngày 2/12/2024 đến ngày 31/12/2024, tất...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Bài đọc nhiều

Đi qua miền thân thiện

08:32, 25/06/2023 Là một trong những buôn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc của người Êđê như: nhà dài, bến nước, nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ và các món ẩm thực truyền thống, buôn Akô Dhông (TP. Buôn Ma Thuột) đã và đang trở thành điểm đến yêu thích trong hành trình tham quan của du khách bởi những nét rất riêng của một...

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy H’Kim Hoa Byă thăm viếng các nạn nhân trong vụ tấn công tại huyện Cư Kuin

21:12, 16/06/2023 Chiều 16/6, Đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy H’Kim Hoa Byă làm Trưởng đoàn đã đến thăm viếng đồng thời động viên các gia đình có nạn nhân tử vong trong vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Trưởng ban Dân Vận Tỉnh ủy H’Kim Hoa Byă động viên và trao kinh phí hỗ trợ thân nhân gia đình liệt sĩ...

Thị trường lao động trong 6 tháng cuối năm 2023 chưa hết khó khăn

19:07, 23/06/2023 Năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk (thuộc Sở LĐ-TBXH) phấn đấu tư vấn việc làm, nghề nghiệp, xuất khẩu lao động, các chế độ chính sách cho 22.000 lượt lao động; và giới thiệu việc làm cho 7.600 lượt người, trong đó 2.400 người có việc làm sau khi giới thiệu. Để chắp nối việc làm hiệu quả trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động ở quy mô nhỏ, các ngành sản...

Phan Chu Trinh trở thành tuyến phố thanh toán không tiền mặt – Buôn Ma Thuột năm 2023

19:01, 23/06/2023 Chiều 23/6, Sở Công thương Đắk Lắk chủ trì phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Kết nối cộng đồng doanh nghiệp Vitrade tổ chức Lễ ra mắt tuyến phố thanh toán không tiền mặt - Buôn Ma Thuột 2023. Theo đó, các hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh, công ty, cửa hàng… thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ của các ngành hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, thời trang… trên...

Nan giải bài toán thu hút đầu tư cho du lịch (kỳ 1)

08:43, 22/06/2023 Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, việc kêu gọi và thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn Đắk Lắk gặp rất nhiều khó khăn, phần do ngân sách eo hẹp, phần do doanh nghiệp (chủ yếu nhỏ và vừa) có tiềm lực tài chính hạn chế nên chưa tạo ra những sản phẩm du lịch thật sự có chất lượng và đẳng cấp nhằm phục vụ...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Tháo gỡ điểm nghẽn tạo điều kiện để du lịch Việt cất cánh

(ĐCSVN)- Nhờ tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, năm 2024, ngành Du lịch đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam. ...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

(ĐCSVN) - Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những thành tích, cống hiến của đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà...

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2024

Ngày 25/12, các thí sinh dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 đã làm bài thi môn Lịch sử trong thời gian 180 phút. Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm học 2024-2025 gồm 7 câu, trong đó phần lịch sử Việt Nam chiếm 5 câu, phần lịch sử...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình đề nghị kỷ luật ông Ngô Quang Lợi

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình, ông Ngô Quang Lợi khi đang giữ chức đã vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, gây dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng, mất uy tín cá nhân, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Ngày 25/12,...

Mới nhất