Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThách thức đào tạo nhân lực tay nghề cao

Thách thức đào tạo nhân lực tay nghề cao


Chiều 14.10, tại TPHCM, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hoá-Giáo dục của Quốc hội phối hợp cùng Bộ LĐ-TB-XH và Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn đã tổ chức hội thảo khoa học “Công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045”.

Theo lãnh đạo các trường CĐ, vì nhiều nguyên nhân, đầu vào trường nghề thấp cả về số lượng lẫn chất lượng khiến công tác đào tạo nhân lực tay nghề cao gặp nhiều khó khăn.

38 triệu lao động chưa qua đào tạo

Theo ông Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo, năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 27%. Tính đến cuối năm 2023, cả nước vẫn còn 38 triệu lao động chưa qua đào tạo.

“Năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở Việt Nam còn thấp, chủ yếu là THCS với 67%. Trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao với 75%. Những con số thống kê này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cho người lao động”, ông Lê Huy Nam nhấn mạnh.

Đặt trường CĐ ở nguyện vọng thứ… 54: Thách thức đào tạo nhân lực tay nghề cao- Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội, phát biểu tại hội thảo

Ông Nam cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó chính sách, pháp luật chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn, năng lực quản lý nhà nước, nhất là ở địa phương còn có yếu kém, chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, nội dung chương trình đào tạo vẫn còn nhiều yếu tố không cập nhật; mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, chủ yếu mới ở việc tạo điều kiện cho học viên thực tập, tham quan, ít tham gia đổi mới nội dung, chương trình đào tạo.

“Phần lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khó khăn trong tuyển sinh, vướng mắc trong triển khai dạy văn hóa; các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển đào tạo nghề chưa đủ mạnh, chưa thu hút được nhiều người tham gia vào các ngành nghề kỹ thuật cao…”, ông Nam khẳng định.

Vì thế, theo ông Nam, nếu không có giải pháp phù hợp, quyết liệt, thực tiễn này tác động rất tiêu cực tới nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao và dẫn tới nguy cơ không đạt được mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.

Thí sinh khó mà trượt ĐH để học CĐ

Tiến sĩ Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, đồng tình việc khó khăn trong tuyển sinh, đầu vào thấp dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo nhân lực tay nghề cao.

“Cả nước hàng năm có trên dưới một triệu thí sinh, trong đó chỉ còn 200.000 thí sinh là không vào ĐH. Cứ cho rằng số lượng này dành cho trường nghề, thì với hơn 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chia ra mỗi trường không được 100 thí sinh. Cuộc đua với trường ĐH không còn là cuộc đua ‘không cân sức’ nữa, mà trở thành cuộc đua ‘mất sức’. Trong khi cách đây chục năm trở về trước, trường tôi mỗi năm tuyển được hàng ngàn sinh viên”, tiến sĩ Lê Lâm chia sẻ.

Ông Lâm cho biết do quy chế xét tuyển ĐH cho phép thí sinh được đăng ký n nguyện vọng, nên có trường hợp thí sinh đăng ký Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn ở nguyện vọng thứ… 54, sau khi đăng ký 53 nguyện vọng vào trường ĐH.

“Để có được thí sinh này, chúng tôi phải vượt qua 53 ‘cửa ải’. Cơ hội gần như không có vì thí sinh khó mà trượt 53 nguyện vọng ĐH để vào đến CĐ. Nhiều trường nghề phải ‘hái sung non’ bằng cách tuyển học sinh tốt nghiệp THCS vừa phải đợi ‘lọt sàng xuống nia’ mà có khi đến nia thì cũng không còn gì để lọt. Mặc dù phụ huynh và học sinh đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về học nghề, nhưng tuyển sinh trường nghề vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguồn cho giáo dục nghề nghiệp gần như không còn”, ông Lâm cảm thán.

Tiến sĩ Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, cho rằng một trong những khó khăn của công tác đào tạo nhân lực tay nghề cao là tuyển sinh ngày càng khó khăn do bị ràng buộc bởi quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. “Một trường ĐH có 5-6 phương thức xét tuyển, và thí sinh có ‘n’ nguyện vọng để vào ĐH. Nguồn nhân lực dường như đang tập trung chính vào bậc ĐH gây nên sự mất cân đối và khiến đầu vào của giáo dục nghề nghiệp rất thấp cả về số lượng lẫn chất lượng”, tiến sĩ Ngọc nhìn nhận.

Giải bài toán kinh phí đào tạo nhân lực tay nghề cao

Bên cạnh khó khăn về tuyển sinh, lãnh đạo các trường nghề cho biết đào tạo nhân lực tay nghề cao có chi phí rất cao, lên đến cả tỉ đồng/sinh viên/3 năm học. Tuy nhiên, trước yêu cầu đặt ra về công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao từ Chỉ thị 37 của Ban Bí thư (năm 2014), nhiều trường CĐ đang triển khai các mô hình gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực này.

Đặt trường CĐ ở nguyện vọng thứ… 54: Thách thức đào tạo nhân lực tay nghề cao- Ảnh 2.

Mặc mặc dù phụ huynh và học sinh đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về học nghề, nhưng tuyển sinh trường nghề vẫn gặp nhiều khó khăn

Tiến sĩ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, cho biết: “Với kinh phí đào tạo cả tỉ đồng/sinh viên/3 năm học, trường nghề khó có thể đáp ứng nếu không có sự đầu tư của nhà nước. Trong lúc chưa có đầu tư, để giải quyết khó khăn, trường Lilama 2 thực hiện mô hình đào tạo phối hợp với doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, quá trình đào tạo với tỷ lệ tùy thuộc vào yêu cầu, vị trí của doanh nghiệp”.

Tiến sĩ Cường cho rằng tại Đức có quỹ do các doanh nghiệp đóng góp vào để tham gia đào tạo nguồn nhân lực, thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động. “Nếu nhà nước có cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo nghề thì mô hình này sẽ ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời cần thống nhất một mô hình đào tạo phối hợp với doanh nghiệp trong toàn hệ thống để tránh mỗi nơi một kiểu”, tiến sĩ Cường đề xuất.

Trong khi đó, tiến sĩ Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, nêu kinh nghiệm: “Ngay khi sinh viên nhập học, trường sẽ khảo sát sinh viên có mong muốn làm việc trong nước hay nước ngoài, kỳ vọng gì về cơ hội phát triển nghề nghiệp, từ đó kết nối với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Doanh nghiệp vào trường cùng hướng nghiệp, cùng đào tạo và giải quyết các khâu trong đào tạo”.

Theo tiến sĩ Ngọc, tham vọng và ý chí của các trường về đào tạo nhân lực chất lượng cao là rất lớn nhưng chưa thực hiện được vì thiếu nguồn lực. “Nhà nước nên đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Cần so sánh, tham chiếu với khung trình độ của khối ASEAN và quốc tế, làm sao để đánh giá được, công nhận được”.

Ngoài ra, tiến sĩ Ngọc mong muốn nhà nước có cơ chế linh hoạt cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để các trường được tự chủ về nhân sự và bộ máy, tự chủ về nhiệm vụ trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, có hậu kiểm, giám sát, thanh tra, kiểm tra…, từ đó việc đào tạo nhân lực tay nghề cao sẽ thuận lợi hơn.

Sẽ đầu tư tập trung một số ngành, lĩnh vực

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội, đánh giá đại diện các trường nghề đã đóng góp ý kiến sâu sắc ở nhiều góc độ khác nhau cho công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

“Quốc hội sẽ tăng cường giám sát, đưa cơ chế chính sách vào thực tiễn, tham mưu sâu sát cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, đánh giá thực trạng triển khai xem vướng mắc ở khâu nào, trách nhiệm thuộc về cơ quan nào. Từ đó có kiến nghị, đề xuất giải pháp”.

Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cũng cho biết bộ này sẽ rà soát lại hệ thống, có cơ chế để đầu tư, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Một số ngành, lĩnh vực sẽ được tập trung đầu tư đào tạo. Đồng thời đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng.

“Từ những trao đổi, kiến nghị, đề xuất hôm nay, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB-XH sẽ có tham mưu với Ban cán sự Đảng, Chính phủ và Ban Bí thư về công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”, ông Dũng chia sẻ.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dat-truong-cd-o-nguyen-vong-thu-54-thach-thuc-dao-tao-nhan-luc-tay-nghe-cao-185241014222406847.htm

Cùng chủ đề

Sắp diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Chủ động xúc tiến thương mại, đưa trái cây Việt đến thị trường tỷ dân Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 Chủ đề của Beauty Summit 2024 là “AI Revolution - Dịch chuyển cùng AI” với sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia đầu ngành,...

Sắp diễn ra sự kiện xúc thương mại ngành làm đẹp

Chủ động xúc tiến thương mại, đưa trái cây Việt đến thị trường tỷ dân Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 Chủ đề của Beauty Summit 2024 là “AI Revolution - Dịch chuyển cùng AI” với sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia đầu ngành,...

Người lao động về quê làm việc: Nên vui, chớ lo

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết trong năm 2023 và sáu tháng đầu năm 2024 có khoảng 60.000 người lao động rời Đồng Nai về các tỉnh thành thuộc Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ. Vì vậy, các cơ sở sản xuất Đồng Nai "khát" lao động, đặc biệt ở một số ngành như dệt may,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam có thể trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế?

Trước thực tế một số quốc gia lân cận ngày càng thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, các trường ĐH tại VN đang từng bước thực hiện mục tiêu trở thành điểm đến của sinh viên các nước. Theo số liệu mới nhất từ Bộ GD-ĐT, hiện có gần 22.000 sinh viên (SV) nước ngoài đang học tập ở VN, cao nhất trong 9 năm qua. Tuy nhiên, số lượng này vẫn còn rất hạn chế so...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La quyết tâm thực hiện các cam kết xây dựng ‘Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO’

Sáu tháng kể từ khi chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, thành phố Sơn La đã có nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể, hoạt động thiết thực và cách làm sáng tạo để thực hiện các cam kết đã đề ra với UNESCO.

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước 5 năm so với quy định

Mới đây, Bộ GDĐT đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Theo đó, cử tri đề nghị xem xét bổ sung giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học vào danh mục...

Cùng chuyên mục

Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội nhận huân chương Cành cọ hàn lâm của Pháp

Ngày 14/10, ông Olivier Brochet, Đại sứ Cộng hòa Pháp thay mặt Chính phủ Pháp trao tặng huân chương Cành cọ hàn lâm cho GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội. Ông Olivier Brochet đánh giá cao những đóng góp của ông Tú trong vai trò cầu nối hợp tác đào tạo y tế giữa Pháp và Việt Nam, bao gồm việc phát triển chương trình đào tạo y khoa Pháp ngữ tại Trường ĐH...

Loay hoay đấu thầu nấu ăn cho trường học ở Bắc Kạn

Gần 2 tháng nay, hằng ngày trong tuần, dù chưa hết giờ làm việc nhưng cứ đúng 11 giờ kém 15 phút là chị L.T.P (thành phố Bắc Kạn) lại phải xin phép lãnh đạo cho về sớm đi đón con. Con chị đang học khối 1, tại Trường tiểu học Đức Xuân. Khối lớp 1 học tại cơ sở 2, nằm cách khá xa cơ sở 1 và trung tâm thành phố. Theo chị...

Mới nhất

Khách quốc tế thích thú check-in làng hương nổi tiếng ở Hà Nội

15/10/2024 | 06:32 TPO - Nhiều du khách quốc tế sau khi xem ảnh về làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa trên mạng xã...

Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?

Có một định kiến về giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội, cho rằng đàn ông là phái mạnh, bởi vậy, họ có sức khỏe tốt hơn phụ...

Gánh nặng giá điện tăng

Từ ngày 11-10-2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%. Điều này tạo thêm áp lực lên chi phí sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tác động lên nền kinh tế Chị Lê Thu Trà (ngụ...

Ăn táo tàu có béo không? Tìm hiểu tất tần tật thông tin về loại quả này

Táo tàu được mệnh danh là một loại "siêu thực phẩm" mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong thời đại mà vấn đề cân nặng và chế...

Cung đường trekking Tà Chì Nhù đúng mùa hoa chi pâu

Sau gần một tháng bị ảnh hưởng của mưa bão, cung trekking Tà Chì Nhù đúng mùa hoa chi pâu lại thu hút các bạn trẻ săn mây, ngắm hoa. Dòng người đổ về săn mây trên đỉnh Tà Chì Nhù cuối tuần qua - Ảnh: THỪA HÒA Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, hàng trăm bạn trẻ đam mê...

Mới nhất