Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThạc sĩ tìm ra cách thu hồi chất chống oxy hóa từ...

Thạc sĩ tìm ra cách thu hồi chất chống oxy hóa từ bã cà rốt


Hành trình một chàng trai nhỏ bé, một mình lập nghiệp ở thành phố say mê với nghiên cứu khoa học khiến nhiều người cảm phục.

Vỏ trái cây, bã trà, bã cà rốt… không hề vô ích

Thạc sĩ tìm ra cách thu hồi chất chống oxy hóa từ bã cà rốt - Ảnh 1.

Cà rốt (củ cải đỏ) là một thực phẩm phổ biến trong các món ăn và thức uống ở châu Á, bã của nó cũng có rất nhiều chất quan trọng

Thạc sĩ Võ Tấn Phát, 28 tuổi, quê Bến Tre, tốt nghiệp ngành kỹ thuật thực phẩm Trường ĐH Công thương TP.HCM. Anh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và đang nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm nhiên liệu sinh học và biomass, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

Thời gian qua, thạc sĩ Phát công bố nhiều bài báo khoa học thuộc nhóm Q1 và Q2 của hai hệ thống Web of Science (SCIE) và Scopus. Trong đó nổi bật là các nghiên cứu, tìm ra phương pháp mới, kỹ thuật mới để thu hồi các chất có khả năng chống lão hóa, chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn trong các phụ phẩm thực phẩm như vỏ trái cây, bã trà xanh, bã cà rốt…

Nhờ đó, con người có thể thu hồi được nhiều chất chống oxy hóa từ những phụ phẩm tưởng chừng bỏ đi từ đó càng giúp tối ưu hóa ngành công nghiệp thực phẩm, sáng tạo được nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe người dùng hơn nữa.

Thu nhận và bảo quản carotenoid từ bã cà rốt bằng acid oleic

Đó là một trong những nghiên cứu khoa học nổi bật của thạc sĩ Phát công bố thời gian qua.

Thạc sĩ Phát cho biết cà rốt (củ cải đỏ) là một thực phẩm phổ biến trong các món ăn và thức uống ở châu Á. Bã cà rốt là một phụ phẩm của quá trình sản xuất nước ép và thường được bỏ đi, tuy nhiên, trong bã cà rốt còn chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa như carotenoid. Những hợp chất này giúp giảm tác hại của các gốc tự do, các gốc này được hình thành bởi tác động của môi trường đến cơ thể người. Trong khi đó, trích ly là một quá trình sử dụng các dung môi để hòa tan các chất có trong thực phẩm. Carotenoid thường được thu nhận bởi quá trình trích ly sử dụng các dung môi hữu cơ độc hại, các dung môi này không thể bị loại bỏ hoàn toàn.

“Ngoài ra, trong văn hóa nhân gian người ta thường sử dụng các loại dầu ăn để bảo quản ớt. Từ đó, nghiên cứu này của tôi sử dụng acid oleic, một acid béo omega 9, để thu hồi các hợp chất carotenoid có trong cà rốt. Nghiên cứu đã tìm các ảnh hưởng của các điều kiện trích ly có hỗ trợ sóng siêu âm như: nhiệt độ, công suất siêu âm, thời gian, và lượng acid oleic cần dùng đến hiệu quả thu hồi các hợp chất carotenoid. Sau đó, carotenoid trong oleic acid được bảo quản bằng phương pháp vi bao. Vi bao là một phương pháp sử dụng các protein, chất nhũ hóa và polysaccharide để bao gói các chất có hoạt tính sinh học”, thạc sĩ Phát phân tích.

Thạc sĩ tìm ra cách thu hồi chất chống oxy hóa từ bã cà rốt - Ảnh 2.

Thạc sĩ Võ Tấn Phát

Ngoài ra, nhà khoa học trẻ cho hay sau khi được bao gói các hợp chất thì carotenoid sẽ dễ dàng hấp thu và hạn chế bị oxy hóa bởi môi trường. Nghiên cứu của anh tìm ra được phương pháp vi bao phù hợp là vi bao bằng chất nhũ hóa có hỗ trợ sóng siêu âm và vi bao bằng chất nhũ hóa tự phát. Hai phương pháp này giúp tạo ra hệ các hạt có kích thước nano của hệ carotenoid-acid oleic (khoảng 30nm).

Nghiên cứu của thạc sĩ Phát giúp tạo ra một phương pháp thân thiện với môi trường trong việc thu hồi carotenoid và kéo dài thời gian bảo quản của hợp chất này. Nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí khoa học ACS Omega thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ.

Vượt khó

Cha mẹ làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ ở Bến Tre, Võ Tấn Phát sớm tự lập trong học hành và lập nghiệp. Trong tâm trí của anh, quê nhà bạt ngàn dừa, trái cây, nhưng người nông dân vẫn rất vất vả khi nông sản được mùa, mất giá, công nghiệp chế biến thực phẩm chưa thực sự phát triển, nhiều hộ gia đình nhiều năm qua vẫn tự riêng lẻ làm dầu dừa thủ công và bán lại cho các thương lái…

Tốt nghiệp thạc sĩ vào cuối năm 2020, từng có lúc anh mông lung về con đường mình đi. Từng có thời gian làm việc tại một phòng kiểm định chất lượng tại một doanh nghiệp, anh không tìm thấy niềm vui trong công việc và đã dừng lại. Cơ duyên đến với Phòng thí nghiệm nhiên liệu sinh học và biomass, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, thạc sĩ Phát nói “ở đây tôi đã tìm ra được con đường của chính mình”. Đó là tiếp tục tìm các phương pháp thu hồi các chất chống oxy hóa, chống lão hóa từ phụ phẩm thực phẩm.

Thạc sĩ tìm ra cách thu hồi chất chống oxy hóa từ bã cà rốt - Ảnh 3.

Thạc sĩ Võ Tấn Phát tại phòng thí nghiệm

PGS-TS Nguyễn Đình Quân, chuyên ngành quá trình và thiết bị sản xuất, Trưởng phòng thí nghiệm nhiên liệu sinh học và biomass, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM) đánh giá Võ Tấn Phát là một tấm gương nghị lực để theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. “Phát là một thanh niên có tố chất làm khoa học đặc biệt. Bạn làm việc rất chăm chỉ với những mục tiêu rõ ràng trong nghiên cứu. Đồng thời, bạn rất đam mê, quyết liệt, chịu khó học hỏi không ngừng. Bạn dành rất nhiều thời gian để đọc các tài liệu khoa học và chúng tôi luôn có những giờ phút cùng nhau thảo luận say sưa về chuyên môn, về các vấn đề khoa học trong lĩnh vực mình”, PGS-TS Nguyễn Đình Quân nói.

Theo PGS-TS Nguyễn Đình Quân, hiện Phát vẫn là cộng tác viên nghiên cứu của Phòng thí nghiệm nhiên liệu sinh học và biomass, khoa Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Mặc dù thời gian rất eo hẹp, và thu nhập từ nghiên cứu khoa học cũng rất ít ỏi, nhưng được sự động viên, giúp đỡ của mọi người, đến nay Phát gắn bó với phòng thí nghiệm đã hơn 2 năm.

PGS-TS Quân hy vọng thạc sĩ Phát sớm được trường ĐH tuyển dụng chính thức, để những nhà khoa học trẻ, có năng lực, nhiệt huyết, đam mê thật sự với khoa học được ghi nhận, tiếp tục cống hiến.

Các bài báo khoa học khác của thạc sĩ Phát đã công bố có thể kể đến như: Tối ưu hóa quy trình chiết xuất có hỗ trợ siêu âm để thu được hợp chất phenolic và flavonoid tổng số từ vỏ dưa hấu (tên khoa học là Citrullus lanatus); Chiết xuất được hỗ trợ bằng siêu âm và enzyme để thu hồi tannin, flavonoid và terpenoid từ lá trà đã qua sử dụng bằng dung môi eutectic sâu tự nhiên; Tối ưu hóa quy trình chiết xuất có sự hỗ trợ của siêu âm và vi sóng để thu hồi phenolic và flavonoid từ vỏ chanh dây… Các chất trên đều có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, kháng viêm…

Không chỉ vậy, thạc sĩ Phát cũng là là chủ nhân nghiên cứu khoa học phương pháp làm bánh bông lan từ bột thạch dừa giúp tăng cường chất xơ đã đăng ký Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, với phương pháp này, người làm cần sử dụng một loại chất xơ có cấu trúc sợi kích thước rất nhỏ, gọi là nano cellulose. Nano cellulose sinh tổng hợp từ vi khuẩn quen thuộc nhất chính là thạch dừa (quá trình làm thạch dừa là cho nước dừa già lên men). Sau khi nghiền nhỏ thạch dừa, tạo thành một loại bột mịn (bột BCP). Khi nhào trộn BCP với bột mì, trứng, sữa và các thành phần khác để làm bánh, BCP trương nở và tạo cấu trúc thống nhất với bột nền của bánh.



Source link

Cùng chủ đề

Tế bào gốc mở ra nhiều triển vọng trong y học hiện đại

(Dân trí) - Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM nhấn mạnh, tế bào gốc đã mở ra những triển vọng to lớn trong y học hiện đại, nhưng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật trong nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng. Tại Hội nghị tế bào gốc thường niên lần thứ 13, diễn ra ngày 6/12 tại TPHCM, Phó giáo sư Trần Công Toại, Chủ tịch Hội Tế bào gốc TPHCM, cho biết hội nghị...

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ và thạc sĩ phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo. Trong đó có yêu cầu cụ thể về số lượng...

Bộ phận giàu collagen nhiều nhất ở lợn giúp làm chậm lão hóa, đẹp da, chế biến thêm thứ này ngon khó cưỡng

GĐXH – Móng giò heo được biết đến là bộ phận giàu collagen của lợn. Đặc biệt bộ phận này ăn vào những ngày trời lạnh rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo 4 cách chế biến dưới đây. ...

Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của trái mít

Mít có hàm lượng magie, vitamin B6 và chất chống oxy hóa cao. Các chất dinh dưỡng này mang lại cho mít một số lợi ích đáng ngạc nhiên. Mít là loại quả quen thuộc được nhiều người ưa thích bởi mùi vị hấp dẫn,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áo khoác mỏng nhẹ cho ngày se lạnh, hợp thời tiết TP.HCM lúc này

Mỗi khi trời se lạnh vào những tháng cuối năm, chiếc áo khoác mỏng nhẹ là lựa chọn...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Người dân cần được tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất

30% người bệnh đang phải chi tiền túi khi khám chữa bệnh. Cùng với đảm bảo nguồn cung, giá thuốc phải được kiểm soát chặt với nguyên tắc người dân tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ để học sinh không “sốc”  Sở GD-ĐT TPHCM đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Mới nhất

Công nghệ máy học giúp gì cho sản xuất vaccine ung thư cá nhân hóa?

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học quốc gia Gamaleya (Nga), Alexander Gintsburg nói với TASS rằng việc sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo có thể rút ngắn thời gian tính toán cần thiết để tạo ra vaccine ung thư cá nhân hóa, vốn hiện là một quá trình dài, xuống...

Quản lý các lĩnh vực hạ tầng đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trên cả nước

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và một số bộ, ngành liên quan về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, sáng 17/12. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị,...

Quân khu 9: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17-12, tại TP Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 79 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 9. Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại lịch sử...

Mới nhất