Trang chủFigureThạc sĩ Lê An Na và triết lý giảng dạy về nghi...

Thạc sĩ Lê An Na và triết lý giảng dạy về nghi thức và phong thái

GD&TĐ – Theo Thạc sĩ Lê An Na, trong tương lai, nghi thức và phong thái sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong giáo dục và phát triển con người.

Thạc sĩ Lê An Na và triết lý giảng dạy về nghi thức và phong thái
ThS Lê An Na tại tòa nhà Hội nghị Đổi mới và Sáng tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: N.D

Trong không gian tĩnh lặng của Đại học Quốc gia Hà Nội, Thạc sĩ Lê An Na – Nhà nghiên cứu văn hóa chia sẻ về hành trình góp phần xây dựng nền tảng văn hóa và nghi thức mới cho người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

– Được biết cô đang trong quá trình hoàn thành luận án tiến sĩ về Văn hóa và Giao tiếp liên văn hóa. Đâu là động lực khiến cô quyết định theo đuổi lĩnh vực này?

– Thạc sĩ Lê An Na: Tôi có niềm đam mê với văn hóa, nghiên cứu về văn hóa và sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Điều này xuất phát từ sự hứng thú và mong muốn hiểu sâu hơn về lịch sử hình thành của các giá trị văn hóa, các quy tắc, cách con người giao tiếp, ứng xử, và kết nối với nhau.

Những trải nghiệm trong những năm tháng học tập và làm việc tại nhiều quốc gia như Nga, Anh, và Singapore đã giúp tôi có cái nhìn đa chiều và bồi đắp cho sự hiểu biết trở nên sâu sắc hơn. Từ đó, tôi nhận ra rằng, văn hóa và nghi thức cũng như một dạng ngôn ngữ, giống như âm nhạc, không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là biểu tượng của bản sắc và giá trị dân tộc.

Điều này thôi thúc tôi không ngừng nghiên cứu và truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ Việt Nam, để họ có thể tự tin hòa nhập với thế giới mà vẫn giữ được giá trị cốt lõi của quê hương.

– Vậy một cách ngắn gọn, cô có thể chia sẻ điều gì tạo nên sự khác biệt trong phương pháp giảng dạy nghi thức và phong thái của cô trong bối cảnh hiện tại?

– Điểm khác biệt lớn nhất trong phương pháp giảng dạy của tôi chính là sự kết hợp giữa nền tảng văn hóa Việt Nam và các giá trị quốc tế. Nếu chúng ta chỉ chú trọng đến việc dạy kỹ năng giao tiếp quốc tế mà quên mất rằng, để thành công trong môi trường toàn cầu, chúng ta không chỉ “biết ở bề mặt” mà còn cần thấu hiểu sâu sắc để từ đó có thể áp dụng các quy tắc quốc tế trong khi vẫn giữ vững bản sắc văn hóa của mình.

Các khóa học, các chương trình học mà tôi đã xây dựng tại PAVI Academy – Học viện Phong thái và Nghi thức Việt Nam không chỉ tập trung vào nghi thức mà còn chú trọng vào việc truyền đạt tinh thần văn hóa, giúp học viên hiểu rõ ý nghĩa và giá trị đằng sau mỗi hành động, mỗi quy tắc. Điều này giúp học viên không chỉ ứng xử đúng mực mà còn tự tin thể hiện bản sắc cá nhân và các giá trị riêng có của dân tộc Việt Nam, trong khi vẫn thấu hiểu rõ nét các chuẩn mực và nghi thức quốc tế.

Thạc sĩ Lê An Na và triết lý giảng dạy về nghi thức và phong thái
<em>Ths Lê An Na với khóa học Trà đạo truyền thống Nhật Bản Ảnh ND<em>

– Cô có thể chia sẻ thêm về trải nghiệm học tập và đào tạo tại các quốc gia khác nhau? Những điều đó đã ảnh hưởng như thế nào đến triết lý giảng dạy của cô?

– Tại mỗi quốc gia trên hành trình học tập và làm việc của tôi đều mang đến cho tôi những kiến thức và bài học vô giá. Tôi có thể tóm lược ngắn gọn như sau, tại Liên bang Nga, tôi học được sự chính xác và kiên nhẫn trong cách tư duy và làm việc, tại Singapore, tôi tiếp thu cách ứng xử lịch lãm và tinh tế, rất phù hợp với một môi trường đa văn hóa, còn ở Anh Quốc, tôi được trải nghiệm sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của văn hóa Châu Âu.

Dưới góc nhìn của giá trị văn hóa, việc hiểu biết về những điều này, tôi cho rằng rất quan trọng đối với mỗi cá nhân chúng ta. Những trải nghiệm này đã góp phần giúp tôi hình thành và xây dựng nên triết lý và phương pháp giảng dạy đặc biệt, không chỉ giúp học viên nắm vững các kỹ năng nghi thức mà còn tạo nên phong thái tự tin và bản lĩnh trong mọi tình huống dựa trên một nền tảng hiểu biết vững chắc nhất về văn hóa.

– Vậy theo cô, đâu là những yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển nghi thức và phong thái cho thế hệ trẻ Việt Nam?

– Đầu tiên, đó là sự tự tin. Sự tự tin không chỉ đến từ việc chúng ta biết và hiểu mình phải làm gì, mà còn từ sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa và về giá trị của bản thân.

Thứ hai là khả năng giao tiếp linh hoạt, biết khi nào cần theo chuẩn mực quốc tế và khi nào cần giữ vững văn hóa và bản sắc của riêng mình. Điều đó chỉ có được khi chúng ta thấu hiểu, chúng ta phải thấu hiểu thay vì chỉ biết về nó.

Cuối cùng, vẫn là giá trị mà tôi theo đuổi cũng như muốn lan tỏa, đó là tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu sâu sắc văn hóa truyền thống của đất nước. Hội nhập không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ, lãng quên bản sắc của mình; ngược lại, đó là cơ hội để chúng ta giới thiệu và làm phong phú thêm các giá trị tinh hoa của nền văn hóa nước nhà.

– Cô có nghĩ rằng trong tương lai, nghi thức và phong thái sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong giáo dục và phát triển con người tại Việt Nam?

– Chắc chắn là như vậy. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc nắm vững các kỹ năng, nghi thức và phong thái tự tin sẽ giúp thế hệ trẻ không chỉ thành công trong môi trường quốc tế mà còn trở thành những đại diện tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam. Tôi có niềm tin rằng, việc giáo dục nghi thức và phong thái sẽ được đánh giá đúng và thiết kế một cách phù hợp, để có thể đưa vào chương trình học từ sớm, để các em có thể phát triển một cách toàn diện, từ kiến thức đến cách ứng xử và giao tiếp, đó cũng là cách tiếp cận khác để thế hệ tương lai có thể thấu hiểu hơn, từ đó góp phần củng cố, tôn vinh, tiếp tục phát triển các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta.

– Được biết cô đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo tại các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Theo cô, thách thức lớn nhất trong việc truyền đạt kiến thức về nghi thức và phong thái cho các học viên là gì?

– Thách thức lớn nhất có lẽ là việc thay đổi nhận thức và thói quen của học viên. Nhiều người thường nghĩ rằng nghi thức chỉ là những quy tắc xã giao bề ngoài, nhưng thực tế, đó là cả một hệ thống giá trị và văn hóa cần được thấu hiểu và thực hành một cách sâu sắc, nó bắt nguồn từ bên trong. Tôi luôn cố gắng giúp học viên thấy rằng, việc nắm vững những quy tắc, nguyên tắc nghi thức và phong thái không chỉ giúp họ giao tiếp hiệu quả hơn mà còn góp phần xây dựng hình ảnh cá nhân và tập thể đối với những người xung quanh, trong công ty, với các đối tác và xa hơn là bạn bè quốc tế.

Thạc sĩ Lê An Na và triết lý giảng dạy về nghi thức và phong thái
<em>Hình ảnh từ khóa đào tạo Chuẩn tác phong chuyên nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng cho cán bộ nhân viên ngân hàng HDBank Ảnh ND<em>

– Ở một chừng mực nào đó, có thể nói rằng, dường như cô đã tìm thấy sứ mệnh của mình và cô đã và đang theo đuổi sứ mệnh này. Cô có định hướng gì đặc biệt cho các thế hệ học viên sau này?

– Sứ mệnh của tôi là không ngừng nâng cao sự thấu hiểu của mỗi người trong chúng ta, thế hệ trẻ tương lai về nghi thức và phong thái trên nền tảng hiểu biết sâu sắc về văn hóa, giúp họ tự tin và góp phần vào thành công trong môi trường hội nhập quốc tế.

Tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình, trong việc hình thành và kiến tạo một hệ thống giáo dục toàn diện, nơi mà các thế hệ học viên không chỉ học cách ứng xử đúng mực mà còn thấm nhuần giá trị văn hóa dân tộc.

Tôi tin rằng, với sự phát triển của giáo dục, với định hướng của Bộ GD&ĐT và sự kết nối toàn cầu ngày càng sâu rộng, người Việt Nam sẽ ngày càng tự tin và thành công hơn trên trường quốc tế, đồng thời góp phần xây dựng một bản sắc văn hóa mạnh mẽ và đầy tự hào.

– Cảm ơn Thạc sĩ Lê An Na vì buổi trò chuyện đầy ý nghĩa này. Chúc cô luôn thành công trên con đường sự nghiệp và tiếp tục lan tỏa những giá trị văn hóa quý báu của người Việt Nam ra thế giới.

Giaoducthoidai.vn

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/thac-si-le-an-na-va-triet-ly-giang-day-ve-nghi-thuc-va-phong-thai-post703906.html

Cùng chủ đề

Đại học nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất với 40 người, gồm 7 giáo sư, 33 phó giáo sư.Các chuyên ngành có ứng viên đạt chuẩn giáo sư tại cơ sở giáo dục này gồm: ngành Cơ học, liên ngành Hóa học - Công nghệ...

100 tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024

(Tổ Quốc) - Ngày 2/11, tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ ra quân tình nguyện viên hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII). ...

Đại học Tổng hợp biến thành tổ hợp sáng tạo độc đáo

(CLO) Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương và nay là một cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội tại địa chỉ số 19 Lê Thánh Tông, TP Hà Nội sẽ được bày trí trở thành không gian sáng tạo, sắp đặt nghệ thuật...

Đà Nẵng: Đổi mới sáng tạo cần tập trung cho du lịch cao cấp, kinh tế biển

DNVN - Theo PGS.TS Trần Ngọc Ca (Đại học quốc gia Hà Nội), hoạt động đổi mới sáng tạo của Đà Nẵng phát triển giá trị cốt lõi khác biệt; tập trung cung cấp các sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng cao cho du lịch cao cấp, kinh tế biển… ...

Đại học Tổng hợp trở thành không gian sắp đặt nghệ thuật độc đáo

(Tổ Quốc) - Vốn là địa điểm không xa lạ gì đối với giới trẻ và người dân Thủ đô, tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương (nay là 1 cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội) tại 19 Lê Thánh Tông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ sinh người Nùng vượt khó trở thành thủ khoa đầu ra

GD&TĐ - Cuối năm lớp 12, những tưởng giấc mơ đại học đã khép lại với Hứa Thị Len, nhưng bằng quyết tâm vượt khó sau 4 năm đại học em đã trở thành thủ khoa. Hứa Thị Len (2002) - sinh viên K14 ngành Quản trị văn phòng, khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục.   Hứa Thị Len (2002) là sinh viên K14 ngành Quản trị văn phòng, khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục. Sau...

Hành trình chinh phục ước mơ trở thành cô giáo tiếng Anh của nữ sinh xứ Nghệ

GD&TĐ - Vượt qua hàng nghìn thí sinh, Chu Thị Bảo Linh xuất sắc trở thành thủ khoa đầu vào ngành sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Vinh. Chu Thị Bảo Linh thủ khoa ngành Sư phạm Anh, Trường ĐH Vinh. Ảnh NVCC.   Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Chu Thị Bảo Linh cựu học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An đạt số điểm 28.4 điểm, trở thành thủ khoa khối D15 (Ngữ Văn 9, Tiếng Anh 9,4; Địa...

Cô giáo giàu lòng nhân ái được vinh danh ‘người tốt việc tốt’

GD&TĐ - Với tấm lòng nhân ái, cô Nguyễn Thị Thanh Vân, giáo viên Trường THCS Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) được vinh danh 'người tốt việc tốt'. Cô Nguyễn Thị Thanh Vân và các em học trò Trường THCS Giáp Bát, quận Hoàng Mai (Hà Nội). Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP Hà Nội vừa tổ chức lễ vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú", biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt...

Nữ thủ khoa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ bí quyết đạt điểm SAT gần tuyệt đối

GD&TĐ -  Với 1590/1600 điểm SAT, Vân Hà trở thành thủ khoa đầu vào Đại học Kinh tế Quốc dân theo diện xét tuyển bằng chứng chỉ SAT/ACT. Đỗ Thị Vân Hà, cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Ảnh LN.   Không chỉ đạt điểm SAT cao, Đỗ Thị Vân Hà, cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) còn gây ấn tượng với mọi người khi đạt IELTS 8.5 điểm. Gia đình là nguồn động viên lớn...

Bà Harris và dự định bất ngờ với Nga

GD&TĐ -Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bày tỏ lập trường về khả năng đàm phán với Tổng thống Putin, điều ông Zelensky không muốn thực hiện. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng viên Tổng thống đại diện Đảng Dân chủ có thể thúc đẩy cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga - Ukraine?   Trong bối cảnh Nga liên tục báo tin chiến thắng từ tiền tuyến ở mặt trận Ukraine, một giải pháp giải quyết cuộc xung đột...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

VietinBank – Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả thông qua dịch vụ GoGreen Plus

Ngày 7/11/2024 tại Hà Nội, DHL Express Việt Nam tổ chức Lễ trao Chứng nhận “Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả tại Việt Nam thông qua dịch vụ GoGreen Plus” cho VietinBank. Chứng nhận thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của VietinBank trong việc giảm thiểu khí thải carbon và phát triển bền vững. VietinBank được đánh giá là ngân hàng Việt Nam dẫn đầu trong nỗ lực giảm khí thải carbon thông qua việc...

Cùng chuyên mục

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP ở miền núi

Bưởi da xanh được đánh giá là một trong sản phẩm OCOP cây ăn trái tiềm năng của huyện miền núi Sông Hinh. Ảnh: NGỌC HÂN Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Tuy nhiên, hiện sản phẩm lợi thế của khu vực miền núi vẫn còn ở dạng tiềm năng. Nỗ lực triển khai, xây dựng Theo đánh giá từ Sở NN&PTNT, để có được thành...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc...

Tuyển futsal Việt Nam vào chung kết sau cuộc lội ngược dòng kịch tính trước tuyển Úc

Đội tuyển futsal Việt Nam lội ngược dòng 5-4 đầy kịch tính trước tuyển futsal Úc trong trận bán kết Giải futsal Đông Nam Á 2024. Tuyển futsal Việt Nam thắng Úc 5-4 để vào chung kết - Ảnh: ASEAN FUTSAL Chiều 8-11, tuyển futsal Việt Nam chơi trận bán kết giải futsal Đông Nam Á 2024 với tuyển futsal Úc trên sân Termial 21 Korat ở Thái Lan. Cú sốc cho tuyển futsal Việt Nam Tuyển futsal Úc đã tiến bộ nhiều trong những...

Thủ tướng thăm di tích Bác Hồ và lãnh đạo Trung Quốc từng hoạt động cách mạng

Chiều 8/11, tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Khu di tích lịch sử Hồng Nham, gắn liền với quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nghe giới thiệu về đường Thạch Bản, nông trường Đại Hữu, nhà cỏ, khu di tích cũ Nhà cách mạng Nhiễu Quốc Mô - những cái tên gắn liền với quá trình hoạt...

Mới nhất

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học

Chiều 8/11, tại Trường Đại học Luật TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học. Thứ...

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

(MPI) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 07/11/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan ở Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Trưởng Đoàn đại biểu Quốc...

Hà Nội kết nối – vươn xa: quảng bá sản phẩm làng nghề của phụ nữ

Kinhtedothi - Tối 8/11, chương trình Hà Nội kết nối - vươn xa đã khai mạc, nhằm quảng bá các sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình có...

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). ...

Cổ phiếu viễn thông công nghệ khởi sắc, VN-Index giảm tiếp hơn 7 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/11, sau khoảng một giờ giao dịch trong sắc xanh, áp lực bán dâng cao khiến thị trường đảo chiều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng lao dốc. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu viễn thông và công nghệ thông...

Mới nhất