Trang chủDestinationsĐắk LắkTết pháo thăng thiên của người Lào

Tết pháo thăng thiên của người Lào


06:02, 06/08/2023

Dân tộc Lào đã được mệnh danh là dân tộc của lễ Tết bởi vì mỗi năm họ đều có 12 lễ hội gọi là “Hít xịp xoỏng”. Một trong số lễ hội ấy phải kể đến Tết pháo thăng thiên.

Người Lào gọi Tết pháo thăng thiên là Bun Bẵng Phay. Đây là lễ hội truyền thống có tự ngàn xưa, được tổ chức vào tháng 6 lịch Lào nên còn có tên gọi khác là Tết tháng 6.

Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là lễ hội này lại không được nhắc đến trong tục lệ của người Lào ở Luang Pra Bang. Thế nên có thể cho rằng người Lào Luang Phra Bang không chuộng tết này. Theo nghiên cứu cho thấy, các nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Thái – Lào rất quan tâm Tết pháo thăng thiên là: Lào Lự ở Tây Song Bản Nạp (Vân Nam – Trung Quốc , Lào – Thái ở Chiềng Mai (Thái Lan), Lào Xiêng Khoảng, Lào Viêng Chăn và hầu hết người Lào I Sản (vùng đông bắc Thái Lan), ngoại trừ tỉnh Korat.

Tết pháo thăng thiên có tự bao giờ? Tổ chức để làm gì? Câu hỏi đó chưa một ai có thể trả lời được. Nhưng có một truyền thuyết duy nhất liên quan đến Tết pháo thăng thiên chính là “Truyền thuyết Nàng Ày” hay còn có tên khác là “Truyền thuyết vua Khỏm xứ Nỏng Hản” (Nỏng Hản ngày nay là một cái hồ lớn thuộc tỉnh Xả Cồn Na Khon ở đông bắc Thái Lan).





Tái hiện truyền thuyết về Nàng Ày.

Chuyện kể rằng: Thuở xưa, có một vị vua người Khmer tổ chức thi đốt pháo thăng thiên, ai chiến thắng sẽ được vua gả công chúa Nàng Ày xinh đẹp tuyệt trần. Con trai Long Vương ở sông Mê Kông là thái tử Phăng Khi hóa thành một chàng trai tuấn tú tham gia thi nhưng pháo bị tịt ngòi. Sau lần đó, thái tử Phăng Khi vì tương tư Nàng Ày đã hóa thân thành một con sóc trắn

g trèo lên một cây to ở trước cửa hoàng cung để ngắm nhìn công chúa. Vì không biết đó là thái tử Long cung nên công chúa Nàng Ày sai người dùng tên bắn chết con sóc trắng. Trước khi chết, thái tử Phăng Khi nguyện cho thân thể của mình trở thành món ăn cho dân xứ Nỏng Hản ăn mãi không hết để chiều lòng công chúa.

Quả nhiên, khi công chúa sai người chế biến thịt sóc trắng thành món ăn mà ăn mãi không hết mới cho tùy tùng đem biếu dân chúng xứ Nỏng Hản cùng ăn, chỉ trừ những người quả phụ là không được chia phần. Long Vương hay tin đem quân truy bắt Nàng Ày và dìm nàng cùng cả xứ Nỏng Hản xuống biển hồ nước ngập mênh mông, chỉ sót lại những gò đảo giữa biển nước là nhà của những quả phụ không được ăn thịt sóc.

Qua truyền thuyết trên, ta phát hiện ra nhiều điều thú vị, vì từ năm 1966 đến 1972 trở lại đây, Cục Nghệ thuật Thái Lan đã khai quật tìm kiếm cổ vật ở Bản Xiêng thuộc khu vực quanh hồ Nỏng Hản đã phát hiện được đồ đất nung và hài cốt người. Tất cả đã được chuyển đến Bảo tàng Trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) giám định niên đại, cho thấy những cổ vật này có niên đại cách đây khoảng từ 5.000 năm đến 7.000 năm.

Truyền thuyết Nàng Ày trên đây không phải là giai thoại nhằm lý giải nguồn gốc Tết pháo thăng thiên mà chỉ là câu chuyện có liên quan đến lễ Tết này mà thôi. Nguồn gốc của lễ Tết này đến nay chưa tìm thấy lời giải đáp trong bất kỳ truyền thuyết nào.





Người Lào rước pháo thăng thiên trong lễ hội.

Người Lào đốt pháo thăng thiên là nhằm thờ phượng Ngọc Đế cầu mưa thuận gió hòa. Người dân nói hệ ngôn ngữ Tai – Kadai xưa quan niệm rằng trên trời có nhiều tầng tầng lớp lớp không khác gì tổ ong, mỗi tầng là một mường (xứ sở) hoặc một quốc gia. Người cai quản mỗi tầng ấy được người Lào gọi là Pha ya Thẻn (Ngọc Đế, vua trời). Việc đốt pháo thăng thiên nhằm thờ phụng Pha ya Thẻn để cho ngài hoan hỉ khiến cho thời tiết thuận hòa, dân chúng nhờ đó mà cày bừa, cấy hái theo từng mùa vụ.

Nhưng cũng có những nhóm người lại cho rằng việc đốt pháo thăng thiên là để cúng dường Phật. Hơn nữa, Tết pháo thăng thiên thường được tổ chức vào tháng 6 lịch Lào (tương ứng với tháng 4 âm lịch ở Việt Nam) và không thể thiếu nghi thức vào chùa tu tập và té nước cho các cao tăng bằng những làn nước tung lên không trung.

Vì vậy mới có giả thiết rằng việc vào chùa tu tập và té nước trong Tết pháo thăng thiên chính là căn cứ vào ngày đản sinh, ngày thành đạo, ngày nhập Niết Bàn của đức Phật là cùng một ngày. Cho nên việc làm pháo thăng thiên cũng là để đốt trong ngày Visak (Phật đản).

Trong Tết pháo thăng thiên, người ta không chỉ đốt pháo mà còn thắp nến, rước lửa, lâu đài sáp đi xung quanh chùa, xả-la (lán nghỉ). Những đợt pháo hoa rực rỡ sắc màu cứ bay lên không trung như mang theo bao ước nguyện của người Lào về một cuộc sống bình yên tươi đẹp như thế…

Khăm Kẹo Tha Na Sủn Thon





Source link

Cùng chủ đề

Hai show ‘đạp gió rẽ sóng’ đưa Phú Quốc thành điểm hot du lịch cuối năm

Từ tháng 11, hai show trình diễn nghệ thuật kết hợp thể thao mạo hiểm với Jetski & Flyboard sẽ đổ bộ thị trấn Hoàng Hôn (Phú Quốc), mở đầu cho loạt show diễn “bom tấn” mùa lễ hội cuối năm tại đảo Ngọc. Dự kiến từ tháng 11, show trình diễn nghệ thuật thể thao mạo hiểm hút khách từng trở thành hiện tượng “cháy vé hàng đêm” tại Đà Nẵng trong mùa hè vừa qua sẽ trở lại...

Để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch thông minh hàng đầu trên nền tảng số

Tăng cường hình ảnh Việt Nam trên các giải pháp du lịch thông minh và nền tảng số giúp đáp ứng xu thế du lịch độc lập và yêu cầu phát triển bền vững. Để đáp ứng xu hướng du lịch đang ngày càng gia tăng của Việt Nam, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đã hợp tác với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (VNAT) tổ chức hội thảo về “Giải pháp du lịch...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,2 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu tăng 58,1%. Prosi...

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện, bao gồm cả việc chia tách Alphabet (công ty mẹ của Google). Các chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Khẳng định vai trò tuổi trẻ

08:24, 26/03/2023 Năng động, sáng tạo, nhiệt huyết và khát khao cống hiến, thế hệ trẻ tỉnh nhà tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ghi dấu ấn Thông qua các phong trào tiêu biểu như: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”…, hoạt động Đoàn từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhiều cách làm sáng tạo, mô hình hiệu quả....

Gần 400 trẻ em được khám sàng lọc dị tật vận động miễn phí

17:35, 12/05/2023 Trong 2 ngày 11 - 12/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với tổ chức nhân đạo Children Action (Thụy Sĩ) tổ chức khám sàng lọc miễn phí dị tật vận động cho trẻ em dưới 16 tuổi tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc và Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh. Công tác khám sàng lọc do Đoàn bác sĩ Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi đại học Toulouse (Pháp) và Bệnh viện Chỉnh hình La Fe...

Thu hút đầu tư FDI: Vì sao vẫn khó?

08:03, 06/04/2023 Những năm gần đây, Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận các nhà đầu tư, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, theo đánh giá, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng cũng như tiềm năng của tỉnh. Mở cửa đón nhà đầu tư Không chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan, học hỏi các quốc...

Hành trình “săn mây” trên đỉnh Chư Yang Lak

11:41, 13/05/2023 Khám phá, trải nghiệm và chinh phục thiên nhiên hoang sơ là một loại hình du lịch kén khách nhưng lại có sức hút đặc biệt với du khách.  Đơn cử như tour trekking Chư Yang Lak ở huyện Lắk. Với phương tiện di chuyển duy nhất chính là đôi chân của mình, du khách trải qua hành trình 2 ngày 1 đêm vượt suối băng rừng nhằm chinh phục đỉnh núi cao thứ hai trên dãy Chư Yang Sin hùng vĩ.  Hành trình...

Thúc đẩy tiếng nói chung

16:10, 18/05/2023 Diễn ra ngày 19/5 tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia, hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) lần thứ 32 đặt mục tiêu xây dựng một lập trường thống nhất và thúc đẩy hành động chung để giải quyết các vấn đề cấp bách của thế giới Arab. Hội nghị lần này diễn ra vào đúng thời điểm quan trọng khi thế giới Arab nói riêng và toàn khu vực Trung Đông - Bắc Phi nói...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Sơ kết giai đoạn 1 Đề án 1371 về phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại...

(Bqp.vn) - Sáng 7/11, tại Học viện Biên phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án 1371 trong thanh niên Quân đội và tổng kết, trao giải Cuộc thi video clip “Thanh niên Quân đội xung kích thực hiện công tác phổ biến, giáo dục...

Lễ hội “Rồng say” độc đáo của người dân Ma Cao

(NADS) - Người dân uống rượu rồi nhảy múa cùng đầu rồng gỗ trong Lễ hội Rồng say để tưởng nhớ tới công ơn cứu độ chúng sinh của một vị Thiền sư. ...

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm...

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian...

Mới nhất