Trang chủDu lịchẨm thựcTết Đoan ngọ vui vầy với nhót, mận, rượu nếp và lá...

Tết Đoan ngọ vui vầy với nhót, mận, rượu nếp và lá móng, giờ còn không?


Trong mâm cúng dâng lên ông bà tổ tiên ngày mồng 5 tháng 5, nhiều nhà không thiếu bánh gio, mận, rượu nếp - Ảnh: NGUYỄN HỒNG THÚY

Trong mâm cúng dâng lên ông bà tổ tiên ngày mồng 5 tháng 5, nhiều nhà không thiếu bánh gio, mận, rượu nếp – Ảnh: NGUYỄN HỒNG THÚY

Mồng 5 tháng 5 âm lịch gọi là Tết Đoan ngọ, hay là Đoan dương. Trong đó, “Đoan” được hiểu là mở đầu, “ngọ” có nghĩa là giữa trưa hay “dương” là mặt trời.

Đoan ngọ hay Đoan dương chỉ thời điểm khí dương đang thịnh nhất trong năm. Đây là lễ tiết quan trọng thứ hai sau Tết Nguyên đán của người Việt.

Đất lề quê thói ngày Tết Đoan ngọ

Nếu từng đọc Việt Nam phong tục (xuất bản lần đầu năm 1915) của tác giả Phan Kế Bính và Đất lề quê thói (khoảng 1970) của tác giả Nhất Thanh, chắc không ít người còn nhớ ngày mồng 5 tháng 5 đầy phong vị của dân tộc.

Vào ngày này, nhiều nơi con cháu lo biếu Tết ông bà cha mẹ, con rể sêu tết nhạc gia, học trò biếu Tết thầy dạy.

Quà biếu Tết thường là ngỗng với đậu xanh hay dưa hấu với đường. Tục ghi từ sáng sớm lúc trẻ con còn ngủ chưa dậy, người lớn đã lén bôi hồng hoàng vào thóp thở, ngực và rốn để trừ trùng.

Ngày này, trẻ nhỏ được nhuộm móng tay, móng chân bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân trỏ), đeo bùa chỉ ngũ sắc với một cục hồng hoàng với những túi nhỏ tết hình quả đào, quả khế, quả ớt… bằng the lụa màu sặc sỡ.

Ăn bánh gio, rượu nếp, hoa quả mùa hè để giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh: T.ĐIỂU

Ăn bánh gio, rượu nếp, hoa quả mùa hè để giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Hoàng Thành Thăng Long – Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Nhất Thanh kể ngày này, người ta ăn rượu nếp, mận, đào. Người lớn, cả đàn bà uống chút rượu hòa tam thần đan hay hồng hoàng để giết sâu bọ. Nhiều làng còn có tục ăn trứng luộc, ăn kê. Ông Phan Kế Bính liệt kê thêm muỗm, nước dừa…

Trưa đến thì nhà nhà làm cỗ cúng gia tiên. Tháng 5 đúng mùa dưa hấu nên “bắt buộc phải có dưa hấu với đường cát”.

Cúng xong, dân tình rủ nhau đi hái lá mồng 5. Nghe lạ quá, tưởng chừng có thêm một mùa Tết Nguyên đán giữa hè.

Bất cứ lá gì nhưng được ưa chuộng nhất là ngải cứu, lá ích mẫu, lá cối xay, lá muỗm, lá vối… mang về phơi khô rồi nấu uống. Dân ta cho thế là lành.

Học giả Phan Kế Bính còn cho biết trong cuốn sách của mình, vào ngày này có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, tùy từng năm con giáp nào thì tết hình con giáp đó, treo giữa cửa để trừ sự bất tường, hoặc trong nhà ai bị đau bụng thì dùng làm thuốc rất tốt.

Theo ông, tục hái lá bắt nguồn từ tự điển Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời nhà Tấn. Hôm mồng 5, hai gã vào núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên, bởi thế mà thành tục.

Tác giả Nguyễn Nhất Thanh viết: “Tục ăn Tết Đoan ngọ không biết có từ đời nào”.

Mấy cụ nho học xưa cho dân ta bắt chước theo người Trung Hoa để tưởng niệm Khuất Nguyên đời Xuân Thu tuẫn tiết vì trung nghĩa nhưng “xem ra không có bằng chứng xác đáng”. Cách cúng kiếng, ăn Tết cũng không giống nước họ.

Nhót chua, mận chín, rượu nếp thơm lừng và lá móng trong tập tùy bút nổi tiếng Thương nhớ mười hai (viết từ đầu năm 1960-1971), nhà văn Vũ Bằng dành nguyên một tháng 5 chỉ để nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng ngày Tết Đoan ngọ.

Ông viết, sang tháng 5, “có lúc nhớ quả nhót đến thèm… rỏ dãi”. Vào ngày này, nhà nào ở Bắc cũng giết sâu bọ bằng rượu nếp, mận, nhót và bỏng bộp.

Đây là ngày mà ở thành thị hay nông thôn, dù có lo cắm mặt làm ăn cũng không bao giờ quên ăn Tết Đoan ngọ. Đến thế hệ của Vũ Bằng, dù đã làm “cách mạng bản thân”, không nhuộm lá móng và đeo bùa chỉ như hồi bé tí nhưng vẫn không bỏ được tục giết sâu bọ.

Dầu vậy, nhà văn Hà Nội vẫn nhớ cái thuở nhỏ “hãnh diện” khi ngắm nghía móng tay móng chân đỏ chói màu gạch cua bể luộc. Nhớ đúng sáng mồng 5, diệt sâu bọ “bằng bát cháo trắng, rượu nếp và các thứ trái cây”.

Mâm cỗ Tết Đoan ngọ với rượu nếp, trái cây theo mùa - Ảnh: T.L.

Mâm cỗ Tết Đoan ngọ với rượu nếp, trái cây theo mùa – Ảnh: T.L.

Rồi nhớ cả “em” – người đàn bà Bắc tảo tần, chồng nói làm rượu nếp công phu, vất vả, hay là cứ mua béng về ăn, không chịu nhưng vẫn chiều chồng. Nhớ tiếng rao rượu nếp sang sảng phố phường. Và nhớ nhất vị ngọt, bùi, ngậy của rượu nếp ngày xưa ấy.

Rồi trên đường thiên lý, trôi dạt vào Nam, nhà văn của chúng ta cứ nhớ mãi, thương mãi cách ăn rượu nếp đúng phong vị quê hương. Tức chén đựng phải là những chén nhỏ như chén chè, đũa dùng vót bằng tre cật, ngắn bằng hai ngón tay, tròn trịa, nhẵn nhụi.

Khi ăn, van cô đấy, “đừng lấy đôi đũa xinh xắn đó lùa một mạch vào trong miệng tươi hơn hớn”, mà cầm đũa lên, xới từng hạt nếp lên đũa rồi thong thả nhấm nhót từng miếng be bé…

“Nếu giết sâu bọ là phản khoa học, tôi thích phản khoa học cả đời vì rượu nếp ăn quá ngon, sướng quá, thần sầu quá”, Vũ Bằng viết về nỗi niềm cố lý của mình. Nhà văn nhớ mận Thất Khê, nhớ mùa nhót, lúc đi học về mua đầy hai túi áo, xoa xoa vào tay áo cho hết bụi phấn rồi bóp bóp cho mềm, chấm muối ớt.

Tết Đoan ngọ, nhiều nhà ăn vịt

Tết Đoan ngọ, nhiều nhà ăn vịt

Vũ Bằng yêu tháng 5 hơn vì tháng 5 có Tết Đoan ngọ. Mà nhớ Tết Đoan ngọ lại nhớ đến “bao nhiêu phong tục của nước ta đã tạo nên một nền văn hóa oai hùng mà bao nhiêu ngoại nhân muốn cắt ngọn đều tỏ ra bất lực”.

Tết Đoan ngọ ơi, chào mi!

Nghe ông Phan Kế Bính, Nhất Thanh rồi Vũ Bằng kể về Tết Đoan ngọ của quê chung, lại bồi hồi cái Tết Đoan ngọ quê riêng và cái tình riêng ấy, tình nào mà chẳng đậm đà.

Nếu trên mâm cúng người Bắc thường có dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa trở vô Huế không thể thiếu thịt vịt, thì dân xứ Quảng thường có xôi chè, bánh ú tro…

Ở miền Nam, không thiếu chè trôi nước, xôi gấc… Dân Nam Trung Bộ, Nam Bộ và một số nơi miền Bắc còn ăn cả bánh ú tro, bánh gio… Ở Huế ăn chè kê, bánh tráng nướng…

Còn người viết bài, đi ra từ đất Phủ Diễn (nay là huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), xa quê độ “tí ti năm tháng” mà sao nhãng hết cả, phải rầu lòng mà kêu Tết Đoan ngọ ơi, chào mi!

Ký ức còn lại chắp vá, như soi xét, như giục giã, lại cả như tiếc thương những ngày vui ngắn ngủi.

Phải gọi điện về cho bà mẹ quê để hỏi về một cái Tết mà bản thân đã từng dự phần, từng reo hò, phấn khích, đầm ấm, an vui.

Mẹ kể người Phủ Diễn xưa, dịp Tết Đoan ngọ là Tết dành cho cha mẹ. Con cái đi đâu, làm gì, ngày mồng 5 tháng 5 cũng lên tàu, lên xe về quê ăn Tết cùng gia đình.

Người quê quan niệm mỗi năm, những con sâu con mọt từ trong người chui ra qua mắt một lần. Vào trưa mồng 5, đứng dưới mặt trời chói chang nhất, nhỏ một giọt chanh vào mắt để diệt những con sâu con mọt đó.

Tháng 5 cũng là mùa hoa vừng nở (người miền Nam gọi vừng là mè). Người Phủ Diễn, gái thì “bứt” (hái) 9 hoa, nam thì bứt 7 hoa nuốt vào trong bụng.

Vào ngày này, người Phủ Diễn thường ăn xáo vịt, xáo gà cùng bánh mướt hoặc bún… Nhất là món xáo vịt, là món đặc trưng quê kiểng, nhớ nôn xao mùi hành tăm bốc lên từ một chái bếp xa khuất, đi mãi không về.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tet-doan-ngo-vui-vay-voi-nhot-man-ruou-nep-va-la-mong-gio-con-khong-2024060922313924.htm

Cùng chủ đề

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ của các trường đại học trên cả nước

Dưới đây là cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của các trường đại học trên cả nước.

Một cánh đồng trồng hoa cúc tết ở Đắk Lắk, bất chợt đèn điện sáng choang, dân bắt cây thức cả đêm

Thời điểm này, người trồng hoa cúc tết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã hoàn tất việc xuống cây giống. Bà con đang tích cực chăm sóc, chong đèn điện xuyên đêm "bắt hoa thức" để bảo đảm hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Có nên cho học sinh TP.HCM học bù và nghỉ Tết dài thêm?

Có hai luồng ý kiến trước thời gian nghỉ Tết 9 ngày năm nay của học sinh TP.HCM, trong khi năm ngoái là 16 ngày. Như Tuổi Trẻ Online thông tin, theo kế hoạch năm học 2024-2025 của UBND TP.HCM, học sinh các cấp...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường đại học phía Bắc

Hiện nay, một số trường đại học ở phía Bắc đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Tại sao TP.HCM cho học sinh nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn năm trước?

Học sinh các cấp ở TP.HCM sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 tổng cộng là 9 ngày, ít hơn năm trước 7 ngày. Theo kế hoạch năm học 2024-2025 của UBND TP.HCM, học sinh các cấp trên địa bàn sẽ nghỉ Tết Nguyên đán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

New Zealand cấp học bổng chính phủ bậc đại học riêng cho Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây là sáng kiến giáo dục mới do Chính phủ New Zealand phối hợp cùng...

Ít người biết lợi ích tuyệt vời của bí đỏ

Bí đỏ (còn gọi là bí ngô) là loại thực phẩm phổ biến hằng ngày với hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Tăng cường sức khỏe tiêu hóaĂn bí đỏ tốt cho tiêu hóa vì nó có nhiều chất xơ. Ăn...

Kỳ thú xem bệnh và chữa bệnh qua lỗ tai

Với diện tích không quá 20cm, nhưng loa tai nhỏ bé lại được các thầy thuốc đông y coi như "bảo bối" để chẩn đoán và chữa bệnh. Tai là điểm xuất chiếu của tất cả các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể và là nơi tụ hội của cả 12 kinh mạch chính. ...

Gần 30 năm vẫn đi tìm những giọng hát hay Hà Nội như Hồng Nhung, Tấn Minh, Mỹ Linh, Tùng Dương

Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội có tuổi đời gần 30 năm tiếp tục đi tìm những giọng hát hay như Tấn Minh, Đăng Dương, Việt Hoàn, Hồng Nhung, Tùng Dương, Mỹ Linh… Giải thưởng lớn nhất là Giọng hát hay Hà NộiVề...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đăng đàn trả lời chất vấn về quảng cáo trên mạng xã hội

Theo chương trình, từ 9h05 sáng nay 12-11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ là ‘tư lệnh’ ngành thứ 3 đăng đàn trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: GIA HÂNSáng nay 12-11, nội dung chất vấn đối với Bộ...

Bài đọc nhiều

Ẩm thực bổ dưỡng của người Dao

Dân tộc Dao có nhiều nhóm như Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao lô gang, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tẻn..., cư trú ở nhiều tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Từ xưa, người Dao rất giỏi trong việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để làm thuốc Nam chữa bệnh. Vì vậy, nhiều món ăn, thức uống của người Dao cũng được chế biến như một vị thuốc bổ dưỡng,...

Cách nấu lẩu gà lá é ngon, chuẩn vị tại nhà

Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é 2. Cách nấu lẩu gà lá é ngon 3. Lưu ý khi nấu lẩu gà lá é 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é Gà: 1 con (1,5-2kg)Lá é: 120gMăng chua: 350gNước mắm: 2 muỗng canh Chanh: 1 quảTỏi: 1...

Khách Tây thử phở gia truyền ở Hà Nội, hết lời khen ngon, húp cạn cả nước dùng

Lần đầu thử món phở kiểu Bắc ở Hà Nội, hai vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon với phần nước dùng trong và thanh, dậy mùi đặc trưng từ thịt bò. Adam (đến từ Mỹ) và Kathryn (quốc tịch Canada) là cặp vợ chồng đam mê du lịch và từng đặt chân tới nhiều quốc gia như: Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Mexico, Singapore, Thái Lan, Việt Nam,… Trên kênh YouTube cá nhân có hơn 220.000 lượt...

Ngày PEPERO tại Hàn Quốc: mượn món ăn vặt quốc dân để lan toả yêu thương

Ngày lễ “thon thả" khởi nguồn từ bánh que ngọt ngào Vào ngày 11/11 hàng năm, khi ghé qua các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị lớn tại Hàn Quốc, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những hộp bánh que rực rỡ sắc màu mang thương hiệu PEPERO tràn ngập khắp nơi. Bên trong những chiếc hộp này là bánh quy có hình que đặc trưng, phủ sô cô la ngon miệng. Ở Hàn Quốc, PEPERO Day (빼빼로...

Quán kem xôi, chè Thái 40 năm đông khách của cụ bà U90 ở Hà Nội

Nằm trong khu tập thể cũ ở Hà Nội, với thực đơn chỉ 3 món, quán kem xôi - chè Thái của bà lão U90 Dương Thị An là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ thực khách. Bà An năm nay đã 85 tuổi. Quán chè Thái, kem xôi đã đi cùng bà qua nửa đời người, “từ lúc tóc còn xanh tới khi mái đầu bạc trắng”. Hơn 40 năm qua, bà cứ cần mẫn với nồi...

Cùng chuyên mục

Chuột thản nhiên ‘dạo chơi’ trong bếp nhà hàng dimsum được Michelin gợi ý

TRUNG QUỐC - Đoạn video ghi lại cảnh chuột xuất hiện trong gian bếp của một nhà hàng có tiếng ở Quảng Châu, đang nhận được sự chú ý của dư luận. Sự việc được một nữ du khách ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội hôm 31/10. Trong đoạn clip dài 26 giây, nhiều người vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra con chuột thản nhiên đi lại trong gian bếp mở của nhà hàng.  Theo mô...

Cách nấu lẩu gà lá é ngon, chuẩn vị tại nhà

Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é 2. Cách nấu lẩu gà lá é ngon 3. Lưu ý khi nấu lẩu gà lá é 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é Gà: 1 con (1,5-2kg)Lá é: 120gMăng chua: 350gNước mắm: 2 muỗng canh Chanh: 1 quảTỏi: 1...

Khách nước ngoài ngồi vỉa hè ăn phở Michelin ở Hà Nội, xuýt xoa khen ngon

Đến quán phở Michelin trên phố Ấu Triệu, hai vị khách nước ngoài thích thú ngồi ghế nhựa trên vỉa hè, xì xụp thưởng thức món ngon với giá 65.000 đồng/suất. Ralph (nhiếp ảnh gia) và Sam (chủ cửa hàng thời trang) đều đến từ Manila (Philippines), hiện hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung.  Cặp đôi vừa có chuyến du lịch Việt Nam cách đây không lâu và dành 2 ngày khám phá Hà Nội, trải nghiệm các...

Ẩm thực bổ dưỡng của người Dao

Dân tộc Dao có nhiều nhóm như Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao lô gang, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tẻn..., cư trú ở nhiều tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Từ xưa, người Dao rất giỏi trong việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để làm thuốc Nam chữa bệnh. Vì vậy, nhiều món ăn, thức uống của người Dao cũng được chế biến như một vị thuốc bổ dưỡng,...

Quán kem xôi, chè Thái 40 năm đông khách của cụ bà U90 ở Hà Nội

Nằm trong khu tập thể cũ ở Hà Nội, với thực đơn chỉ 3 món, quán kem xôi - chè Thái của bà lão U90 Dương Thị An là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ thực khách. Bà An năm nay đã 85 tuổi. Quán chè Thái, kem xôi đã đi cùng bà qua nửa đời người, “từ lúc tóc còn xanh tới khi mái đầu bạc trắng”. Hơn 40 năm qua, bà cứ cần mẫn với nồi...

Mới nhất

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các...

Tây Giang phát huy thế mạnh OCOP

Những năm gần đây, huyện Tây Giang có sự phát triển đáng ghi nhận nhờ phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần quan trọng trong giảm nghèo bền vững. Nghị quyết đi vào cuộc sống Xuất phát từ tình hình thực tế, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện qua các kỳ đã đề ra mục tiêu phát...

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển khai toàn diện dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững”. Thông qua dự án này, HDBank cam kết tích hợp sâu sắc hơn các nguyên tắc ESG vào mọi khía cạnh của tổ chức - từ hoạt...

Phân bón trong nước tiếp tục chịu thiệt?

Đại lý phân bón Trần Văn Phước Những hạn chế của Luật Thuế 71 Theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, Luật số 71/2014/QH13 (Luật Thuế 71) đã bộc lộ một số hạn chế tác động đến hoạt động sản xuất phân bón của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Đó là,...

Mới nhất