Trang chủThừa Thiên - HuếThời sựTên gọi của thành phố tương lai

Tên gọi của thành phố tương lai


1… Bắt đầu bằng “Huế”, tên địa danh từ khi xuất hiện cho đến hôm nay không bị gián đoạn. Theo các tư liệu lịch sử, từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX, “Huế” mang ý nghĩa một địa danh gắn liền với phủ Kim Long của các chúa Nguyễn chứ chưa trở thành tên gọi của một đơn vị hành chính của đất nước. Ngày 12/7/1899, vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế, cùng tồn tại với các đô thị trực thuộc bộ máy hành chính Nhà nước phong kiến đương thời, như thị xã Thanh Hóa, Vinh, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết.

Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý Nhà nước, sắp xếp lại các đơn vị hành chính. Khi đó, Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố…

Cuối tháng 4/1976, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên được hợp nhất thành tỉnh Bình – Trị – Thiên. Tỉnh lỵ Bình – Trị – Thiên đặt tại TP. Huế.

Hiện, TP. Huế là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh và sau nhiều lần nâng cấp, điều chỉnh địa giới hành chính của các đơn vị trực thuộc, TP. Huế có 36 đơn vị hành chính (gồm 29 phường và 7 xã).

Những cứ liệu sơ lược về lịch sử trên cho thấy, tên gọi Huế xuất hiện từ rất sớm và đã từng là thành phố trực thuộc Trung ương thời vua Nguyễn với vai trò Kinh đô, cùng với Sài Gòn và Hà Nội trở thành 3 trung tâm của đất nước.

Bây giờ, trong tiến trình xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, các cấp chính quyền đang xem xét, lấy ý kiến về một tên gọi của thành phố trong tương lai gần.

Hai phương án được đưa ra: Huế hay Thừa Thiên Huế? Quá trình lấy ý kiến và khảo sát người dân cho đến nay, cái tên “Huế” được phần đông người dân chọn lựa.

PGS.TS. Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam dùng hai từ “đỉnh cao” và “thương hiệu” sau khi lựa chọn tên gọi “Huế” cho thành phố trực thuộc Trung ương tương lai. Ông nói, Huế đã tích hợp những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống đó vừa mang tính đặc thù bản địa của một vùng đất, vừa không tách rời với những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; đồng thời, có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa tiên tiến của nhân loại.

Ở thực tại, “Huế” được sử dụng một cách trang trọng, phổ biến trong mọi mặt của đời sống xã hội, như người Huế, văn hóa Huế, du lịch Huế, di tích Huế, nhã nhạc cung đình Huế, âm sắc Huế, Festival Huế… Còn tên gọi Thừa Thiên Huế, trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh chỉ chính thức xuất hiện từ năm 1989, sau khi Quốc hội khóa VIII ban hành nghị quyết chia tách tỉnh Bình – Trị – Thiên thành 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và Quảng Trị.

Danh xưng “Thừa Thiên Huế” không được sử dụng một cách phổ biến như “Huế” và cũng ít được mọi người biết đến. “Trong tâm thức của đại đa số người dân, dù sinh sống tại địa phương hay đi làm ăn xa đều luôn nhận mình là “dân Huế” với niềm tự hào to lớn. Như vậy, tên gọi “Huế” đã đại diện đầy đủ cho vùng đất Thừa Thiên Huế”, Tiến sĩ khoa học, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ.

2. Theo các phương án thành lập các đơn vị hành chính thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Huế sẽ được chia tách thành các quận ở phía bắc và nam sông Hương.

Hiện, những tên gọi như, Thừa Thiên, Ngự Bình, Thuận Hóa, Phú Xuân, Hương Giang được các cấp có thẩm quyền lấy ý kiến.

Qua nhiều lần hội thảo, lãnh đạo Sở Nội vụ khẳng định rằng, những tên gọi ấy trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn những danh xưng nổi tiếng, mang đậm bản sắc văn hóa gắn với vùng đất Huế.

Tên gọi được hình thành trên cơ sở lịch sử, được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ghi nhận và đã được trải nghiệm qua thời gian, qua các sự kiện lịch sử nổi bật gắn với vùng đất Thừa Thiên Huế; có tính đại diện tương đối cho một vùng đất, một khu vực được phân chia các đơn vị hành chính. Tiêu chí này có sự gắn bó mật thiết với tính phổ biến, tức phải được Nhân dân trong khu vực biết đến như một danh xưng thuộc “quyền sở hữu” của mình.

Ngoài ra, phải đảm bảo tính tương xứng, phù hợp giữa nguồn gốc lịch sử và sự tiêu biểu của danh xưng với mức độ, quy mô của đơn vị hành chính được đặt tên; tránh sử dụng những tên gọi có tính phổ quát cao, đại diện cho một hình ảnh vĩ mô hoặc một vùng đất rộng lớn để đặt tên cho một đơn vị hành chính nhỏ hơn; hoặc cũng không sử dụng những tên gọi có mức độ ảnh hưởng ít, trong phạm vi chật hẹp để đặt tên cho một đơn vị hành chính lớn hơn nhằm đảm bảo sự hài hòa của tên quận.

“Tôi tán thành việc để định vị phía bắc sông Hương nên đặt quận Phú Xuân; nam sông Hương lấy tên Thừa Thiên. Ngoài các yếu tố quan trọng khác, việc đặt tên quận cần có tính phổ biến, quen thuộc, gần gũi và gắn bó với Nhân dân, được Nhân dân tiếp nhận một cách tự nhiên trong cuộc sống đời thường”, PGS.TS. Đỗ Bang nói.

…Lẽ dĩ nhiên, khi tách các đơn vị hành chính, quan điểm sẽ chia nhỏ theo địa lý, địa hình, văn hóa để dễ quản lý, dễ phát huy tiềm lực, thế mạnh. Nhưng gộp “nhà chung” cũng có những ưu việt như tinh gọn bộ máy, nhân lực, để phát huy sức mạnh tổng hợp theo vùng, địa phương, để phát huy thế mạnh đầu tư… Và việc chuyện tách, nhập các đơn vị hành chính hiện nay của tỉnh quan trọng hơn cả là để đáp ứng những tiêu chuẩn, tiêu chí của một thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Trung ương.

Từ lịch sử cho đến hiện tại, danh xưng một địa phương luôn là niềm tự hào của người dân. Danh xưng ấy nối kết tình cảm, giữ gìn truyền thống, truyền cảm hứng cho cộng đồng. Lộ trình đã đề ra, việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới đang được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.

Không chỉ lựa chọn đặt tên cho các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập, việc định vị trụ sở hành chính cho cấp địa phương cũng phải phù hợp. Trong một lần đề đạt ý kiến mới đây, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc Phan Công Mẫn tỏ ra băn khoăn bởi sau khi sáp nhập Phú Lộc và Nam Đông, dự kiến trung tâm huyện lỵ được đặt ở Khe Tre, Nam Đông. “Trung tâm của một huyện đồng bằng chuyển lên một huyện miền núi thì có điều gì đó bất hợp lý, do vậy cần cân nhắc, xem xét lại”, ông Mẫn bày tỏ.

Sau một lần “lỡ hẹn”, chưa bao giờ chính quyền lẫn người dân lại cảm nhận rõ được một mô hình đô thị trực thuộc Trung ương đang đến rất gần như vậy.

Xác định tên gọi các đơn vị hành chính chỉ là một phần trong một quá trình “lên Trung ương”, song, đây là công việc hệ trọng, chứa đựng tầm nhìn văn hóa cả trước mắt và lâu dài…



Nguồn

Cùng chủ đề

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. Trong hai ngày 12 và 13-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và...

Cảnh báo ngộ độc khí CO trong mùa đông

Hàng năm vào mùa lạnh ghi nhận nhiều ca ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Hàng năm vào mùa lạnh ghi nhận nhiều ca ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. ...

Người dân Mê Linh đổ xô đi sửa xe miễn phí

Người dân Mê Linh đổ xô đi sửa xe miễn phí, vừa được sửa xe vừa được xem sân khấu ca nhạc quy mô không kém concert chuyên nghiệp.   Hai ngày cuối tuần 14 và 15.12 vừa qua, lễ hội bảo dưỡng xe máy kết hợp hoạt động giải trí IRCtire Motorbike Care Festival đã diễn ra tại Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza (đường Võ Văn Kiệt, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội) thu hút đông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các nghệ nhân Thừa Thiên Huế phô diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Năm nay đoàn Thừa Thiên Huế tham dự với hơn 60 cán bộ, nghệ sĩ, nghệ nhân tham dự.  Đoàn Thừa Thiên Huế biểu diễn ở phần thi liên hoan văn nghệ. Ảnh: Ngô Giáo Chủ đề ngày hội năm nay đó là “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,...

Các nghệ nhân Thừa Thiên Huế phô diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTH.VN - Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Năm nay đoàn Thừa Thiên Huế tham dự với hơn 60 cán bộ, nghệ sĩ, nghệ nhân tham dự.    Đoàn Thừa Thiên Huế biểu diễn ở phần thi liên hoan văn nghệ. Ảnh: Ngô Giáo Chủ đề ngày hội năm nay đó là “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng,...

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Bài đọc nhiều

“Hiến giọt máu đào – trao niềm hy vọng”

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã có mặt để đăng ký tham gia hiến máu. Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hà, Trợ lý Phòng Hậu cần, Bộ CHQS tỉnh là người đã có 7 lần tham gia HMTN cùng các cán bộ, đoàn viên, thanh niên đều có chung một tâm thế vui tươi, phấn khởi tình nguyện hiến tặng những giọt máu hồng của mình với mong muốn "một giọt máu cho đi...

Hai ngôi trường Bác Hồ từng học ở Huế

Từ Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba Tháng 5/1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào Huế nhận chức sau khi thi đỗ Phó bảng, đưa Nguyễn Tất Thành theo cùng. Dừng học ở trường Pháp - bản xứ tại thành phố Vinh, Nguyễn Tất Thành được xin chuyển vào Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, trên nền đình chợ Đông Ba cũ. Lúc đầu,...

Cần có những nguyên tắc cụ thể khi xác định giá đất

Trước đó, tại Nhà Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); kết qủa lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân, một số chương, mục, điều...

Mức lương hưu hàng tháng qua các thời kỳ được tính như thế nào?

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, quy định tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động (NLĐ) hiện nay như sau: Căn cứ Điều 56 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, trong đó: 1. Tỷ lệ hưởng lương hưu...

Đề xuất điều chỉnh chính sách nhà ở xã hội theo hướng tăng nhà cho thuê

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) góp ý: Khoản 1 Điều 51 trong dự thảo Luật có quy định “nhà ở được tái định cư phải bảo đảm có điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.” Nêu ý kiến dự thảo Luật cần quy định, làm rõ hơn khái niệm “nơi ở” và “nhà ở”, đại biểu bày tỏ quan điểm: "Nhà ở" và "nơi ở" là hai khái niệm khác nhau. Tôi cho rằng...

Cùng chuyên mục

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Mới nhất

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng...

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh...

Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền”

Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người mua để ở cũng như hấp dẫn nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá ngay sau khi bàn giao. Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người...

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!