Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTé ngửa vì trót tin "dịch vụ"

Té ngửa vì trót tin “dịch vụ”


Trong vai một sinh viên phải về quê có việc gấp, cần người học hộ lâu dài tại một trường ĐH ở TP HCM, chỉ trong 1 giờ, chúng tôi nhận được 20 tin nhắn vào Zalo chào mời.

“Dịch vụ” không như hứa hẹn

Tài khoản M. Thanh “chào hàng”: “Mình là nữ, sinh viên trường U., có kinh nghiệm học hộ nhiều lần, nếu an tâm thì hợp tác với mình”. Thanh hoàn toàn không quan tâm người thuê cần thuê học môn gì, ngày giờ thế nào mà nhanh chóng ngã giá: “900 – 1.000.000 đồng/ môn” – đây giá ưu đãi dành cho người sử dụng “dịch vụ” lâu dài.

Khi chúng tôi tỏ vẻ chưa tin tưởng, Thanh gửi tài khoản và thông tin của một sinh viên khác, nói rằng đây cũng là người học hộ, thi hộ uy tín, đó là bạn của Thanh. Nếu không an tâm có thể thuê bạn của Thanh cũng được.

VIDEO: Sôi động “chợ” học hộ, thi hộVIDEO: Sôi động “chợ” học hộ, thi hộ

(NLĐO) – Tưởng chừng các hội nhóm trên mạng xã hội có tên gọi tích cực, nhân văn như “hỗ trợ học tập”, “học tập uy tín”, “cùng nhau qua môn”… đang hỗ trợ sinh viên học tập đúng nghĩa, song sự thật hoàn toàn ngược lại.

Chia sẻ vào nhóm chat, tài khoản Minh A. (Hà Nội) cho biết khá sốc khi điểm thi môn kinh tế vi mô chỉ có 4,4 điểm khác hẳn so với những gì mà người cung cấp “dịch vụ” khẳng định ban đầu. “Phí thi hộ là 500.000 đồng, sau khi thi xong mình đã chuyển trước 200.000 đồng, dự định sau khi có điểm thi sẽ chuyển phần còn lại. Thế nhưng mọi thứ hoàn toàn “vỡ mộng”, mình thậm chí còn không được điểm trên trung bình” – A. thổ lộ.

Là người từng sử dụng “dịch vụ” này, Bảo T., sinh viên một trường ĐH cho biết “té ngửa” khi nhận bài tiểu luận. Vì lịch làm việc quá dày đặc, về đến nhà cũng đã nửa đêm, T. không còn sức để làm tiểu luận. Với giá tiền 200.000 đồng, T. thuê một sinh viên, người này hứa 2 ngày sau sẽ có bài. Sau khi nhận tiểu luận, T. dùng công cụ quét thì bất ngờ phát hiện 78% là do Chat GPT viết. “Mình kiểm tra được thì giảng viên cũng kiểm tra được, nếu giảng viên phát hiện thì rớt môn là chắc chắn” – T. nói.

Biến tướng, nhiều hệ lụy

Cuối tháng 4-2024, trên nhóm Cộng đồng sinh viên ĐH Nông Lâm TP HCM xuất hiện một bài đăng bày tỏ bức xúc khi có người lạ vào lớp học hộ khiến một sinh viên khác bị trừ điểm oan.

Tài khoản A. cho biết trong lúc nghe giảng bài, sinh viên nữ lạ mặt có hành động khiến giảng viên chú ý. Khi giảng viên yêu cầu đọc tên để trừ điểm trong danh sách lớp, người học hộ đã đọc đại một tên bất kỳ và vô tình trùng tên với một bạn nữ khác đang học trong lớp. Thế là bạn nữ đó bị trừ điểm oan và dĩ nhiên người lạ mặt không hề lên tiếng đính chính. Cuối tiết học, sinh viên “chính chủ” phải gặp riêng giảng viên để xin thầy không trừ điểm mình.

“Khi sinh viên học hộ làm sai nhưng không dám nhận lỗi, để ảnh hưởng đến người khác. Chỉ vì số tiền học hộ vài trăm ngàn mà hành xử thiếu văn hóa, nói nặng hơn là gian dối chồng gian dối, sai rồi lại sai, cố tình qua mặt giảng viên và toàn thể sinh viên lớp học” – A. bức xúc.

Giám sát phòng thi Trường ĐH Công Thương TP HCM, đây là một trong những giải pháp nhằm phát hiện thi hộ

Giám sát phòng thi Trường ĐH Công Thương TP HCM, đây là một trong những giải pháp nhằm phát hiện thi hộ

Bài đăng nhanh chóng nhận nhiều phản hồi từ sinh viên của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, nhiều sinh viên bức xúc khi tình trạng học hộ xuất hiện trong giảng đường ngày một nhiều hơn, khiến môi trường học tập không còn công bằng, bình đẳng. Môi trường giáo dục không thể xuất hiện những trường hợp gian lận và nói dối trắng trợn như vậy.

Không riêng gì Trường ĐH Nông Lâm, các trường ĐH khác ở TP HCM cũng có tình trạng tương tự. Thanh Khoa, sinh viên Trường ĐH Công Thương TP HCM, cho biết từng gặp phải trường hợp sinh viên lạ mặt vào lớp học hộ. Đa số trường hợp học hộ xuất hiện trong các tiết học đại cương. Tùng Thuận, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, từng phát hiện bạn học cùng lớp thuê người làm đồ án kết thúc môn.

Thuận cho biết những người sử dụng “dịch vụ” này cũng là bạn cùng lớp, nếu “bốc phốt” thì khả năng bạn bị kỷ luật trước hội đồng trường là chắn chắn. Vì thế, đa số các trường hợp phát hiện đều được “nhắm mắt cho qua”.

Nở rộ 'dịch vụ' học hộ, thi hộNở rộ “dịch vụ” học hộ, thi hộ

Không cần đến lớp, làm bài kiểm tra hay đi thi, chỉ cần bỏ một số tiền thì sinh viên sẽ được nhà cung cấp “dịch vụ” hỗ trợ trót lọt các môn học, “bao điểm đẹp”

TS Lê Thế Tài, Trưởng Phòng Công tác sinh viên – Trường ĐH Luật TP HCM, cho cho biết không riêng gì Việt Nam, tình trạng học hộ, thi hộ xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. “Năm 2023, Trường ĐH Luật TP HCM phát hiện sinh viên trường nhờ người ngoài vào thi hộ. Chỉ qua vài câu hỏi, cán bộ coi thi đã khẳng định đây là người lạ trà trộn vào. Sinh viên thuê người học hộ bị nhà trường kỷ luật đình chỉ học một năm” – TS Tài cho biết.

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công Thương TP HCM, cho rằng sinh viên đang rơi vào vòng luẩn quẩn. Sinh viên đi làm thêm để kiếm tiền trang trải việc học, đến khi lịch làm việc quá dày thì sinh viên lại nảy ra ý định thuê người học hộ, thi hộ.

“Không đến lớp thì không có kiến thức, kết quả học tập cũng như tờ giấy trắng. Nhà trường luôn có những bài kiểm tra bất chợt, thi cuối kỳ cũng rất nghiêm ngặt, chắc chắn sinh viên sẽ không đủ điều kiện qua môn. Như vậy, sinh viên lại phải tăng cường đi làm thêm, kiếm tiền đóng học phí học lại, đây là cách xử lý rất mất thời gian và tiền bạc” – ThS Sơn nhấn mạnh. 

Học hộ: Việc nhẹ, lương cao?

Điều đáng nói là phía sau các trang mạng trao đổi “dịch vụ” sôi nổi là rất nhiều sinh viên đang học các trường ĐH đứng ra nhận đi học hộ để lấy tiền. Minh H. – sinh viên một trường ĐH ở TP HCM cho biết ngoài thời gian học trên trường, H.còn tranh thủ kiếm thêm bằng cách đi học hộ. Với mỗi “dịch vụ” hoàn thành trót lọt, H. có số tiền từ 200.000-300.000 đồng. Không phải đi làm thêm tại các cửa hàng, quán ăn nóng nực, H. cảm thấy công việc học hộ này khá nhàn. Với những tiết học điểm danh đầu giờ, không yêu cầu chép bài thì chỉ mất khoảng 30 phút là H. xong nhiệm vụ.

Tuy nhiên, không phải lần nào cũng “dễ ăn”, H. cho biết mình vừa bị bùng tiền công, khi xong việc thì tài khoản Facebook thuê học hộ chặn liên lạc.

“Mình đi học hộ là điều sai rồi, mình cũng đang là sinh viên. Vì vậy, khi bị quỵt mất tiền công thì mình chỉ biết im lặng. Nếu làm lớn, kiện tụng hay báo cáo cho trường thì cả 2 trường ĐH cũng sẽ vào cuộc” – H. thở dài.

Nở rộ

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 22-5

Kỳ trước: Nở rộ “dịch vụ” học hộ, thi hộ

Kỳ tới: Tăng “mắt thần”, truy cứu trách nhiệm



Nguồn: https://nld.com.vn/no-ro-dich-vu-hoc-ho-thi-ho-te-ngua-vi-trot-tin-dich-vu-196240522204630585.htm

Cùng chủ đề

Băn khoăn khoản thu dịch vụ trường học

Năm học 2024-2025, một trong những thay đổi lớn nhất của việc triển khai các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TPHCM là mỗi trường xây dựng các khoản thu, mức thu khác nhau, người chịu trách nhiệm cao nhất là hiệu trưởng trường học. Trước đó, năm học 2023-2024, toàn thành phố thực hiện...

6 công việc đang dần được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo

Các dịch vụ khách hàng AI đã xuất hiện phổ biến trên trang web của nhiều công ty lớn ở dạng chatbot, chúng cung cấp tuyến hỗ trợ đầu tiên trước khi chuyển sang nhân viên con người. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, AI được kì vọng sẽ có thể tiếp quản hoàn toàn, hướng dẫn khách hàng giải quyết các khiếu nại hoặc thắc mắc của họ từ đầu đến cuối.Đặt chỗ trướcViệc đặt chỗ...

Quảng Ngãi điều chỉnh giá các loại đất phù hợp với giá thị trường

Quảng Ngãi sẽ điều chỉnh giá các loại đất phù hợp với giá thị trườngTỉnh Quảng Ngãi điều chỉnh giá các loại đất, tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025 để điều chỉnh những điểm bất hợp lý, sai sót trong bảng giá đất hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đô thị thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh:...

Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ rệt

Báo cáo phân tích vừa công bố của Dragon Capital đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Động lực tăng trưởng từ cả hai phía cung cầu tiếp tục được cải thiện tích cực.

9 khoản thu dịch vụ trường công lập ở TP.HCM được phép thu năm học mới

Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM đã thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM từ năm học 2024-2025.Quy định về mức trần các khoản thu dịch vụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chung tay khắc phục bão lũ cùng Trade Din Fx | Doanh nhân | Tài Chính

Hiện nay, miền Bắc đang trải qua những đợt bão và lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của hàng ngàn người dân. Trong những thời khắc khó khăn này, sự hỗ trợ từ cộng đồng là nguồn động viên vô cùng quý giá, giúp xoa dịu nỗi đau và góp phần tái thiết...

Nam Long quyên góp 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3 | Doanh nhân | Tài Chính

Đại diện một số phòng, ban của Tập đoàn Nam Long đã thay mặt toàn thể CBNV trao số tiền quyên góp 1 tỉ đồng đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Vận động cứu trợ Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo nguồn hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích, kịp thời và hiệu quả nhất, giúp đồng bào...

EnzoFX “Nạp tấm lòng, góp yêu thương” quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc | Doanh nhân | Tài Chính

Đây là một chiến dịch đầy ý nghĩa nhằm quyên góp hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ và tái thiết sau thiên tai. Với tinh thần trách nhiệm xã hội, Enzo không chỉ cam kết minh bạch trong từng đồng tiền quyên góp mà còn lan tỏa tình yêu thương và lòng nhân ái đến mọi người. Chương trình "Enzo FX Mỗi khoản nạp...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng bộ môn của trường… Khi vừa được Chủ tịch UBND huyện mở lời hỏi đến các vấn đề tại...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Ước vọng Trung thu nơi đảo xa

Giữa biển khơi nắng và gió, tiếng trẻ con ríu rít như át tiếng sóng biển ngoài khơi đang vỗ bờ. Các em nhỏ ở đảo Bích Đầm (Nha Trang, Khánh Hòa) chưa bao giờ được đón một...

Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn

Ngày 17/9, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược nhiệm kỳ Đại hội 13 là phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao), đội ngũ thầy, cô giáo giữ vai...

Mới nhất

Petrovietnam thăm hỏi, sẻ chia với chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn bởi những thiệt hại do bão lũ

Tham gia đoàn công tác Petrovietnam có đồng chí Hoàng Long Vân – Ủy viên BCH Hội CCB Tập đoàn; đồng chí Nguyễn Chiến, Chủ tịch Hội CCB PVI; đồng chí Kiều Ngọc Anh – Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); đồng chí Lê Dịu Hương – Bí thư Đoàn...

Airbus tặng ảnh vệ tinh các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 17-9, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet và Giám đốc Airbus Việt Nam Hoàng Tri Mai.Tại buổi tiếp, giám đốc Airbus Việt Nam đã trao...

Cộng đồng ‘truy tìm’ chủ nhân túi nữ trang lẫn trong hàng cứu trợ của người dân Đà Nẵng

Chồng hết giận vì câu chuyện đẹp Bà Đào nói đã ủy quyền cho người cháu ở phía Bắc làm thủ tục với công an để nhận lại số trang sức, vàng, ngọc trai đã thất lạc ra Lào Cai.Bà Đào kể...

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên...

Mới nhất