Trang chủNewsThời sựTay vợt Thuỳ Linh: 'Tôi không có đường lùi'

Tay vợt Thuỳ Linh: ‘Tôi không có đường lùi’

Vượt nhiều biến cố để đến với cầu lông, đối với Nguyễn Thùy Linh, môn thể thao này không chỉ là đam mê, mà còn là sinh kế, mục tiêu cuộc đời cũng như chuyện hiếu nghĩa với mẹ và ông ngoại đã mất.

Nguyễn Thuỳ Linh sinh ngày 20/11/1997 tại Phú Thọ. Cô thi đấu chuyên nghiệp khi 14 tuổi, và bốn năm sau đã vô địch giải các tay vợt xuất sắc toàn quốc 2015. Từ 2018 đến nay, Thùy Linh là tay vợt nữ số một Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng.

– Cơ duyên nào đưa Thuỳ Linh đến với cầu lông?

– Tôi sinh ra trong gia đình không ai theo thể thao chuyên nghiệp. Nhưng từ nhỏ, tôi đã được ông ngoại cho tiếp xúc với cầu lông. Ông thường dẫn tôi đến các giải phong trào rồi mua áo quần thể thao, giày, vợt… Khi thấy tôi đam mê và bộc lộ tố chất, ông đặt ra những cột mốc mà nếu vượt qua, tôi sẽ được thưởng, lúc thì bánh kẹo, đôi khi là những cốc chè. Cứ thế, tôi bén duyên với môn thể thao này.

Sau này, ông còn đưa tôi xuống Hà Nội, xin vào lớp năng khiếu của HLV Dương Thị Liên. Ông và bố ủng hộ tôi làm gì cũng được, miễn sao trở thành người tốt, sống ngoan. Nhưng, tôi vấp phải sự phản đối kịch liệt của mẹ. Mẹ không muốn tôi xa nhà khi còn quá nhỏ. Trong mắt mẹ, con gái là phải váy vóc thướt tha, học đàn, học nhảy… chứ không phải bận quần đùi áo số. Mẹ còn sợ con gái chơi thể thao sẽ thô cứng, cơ bắp. Vì thế, mẹ chỉ cho tôi tập cầu lông mấy tháng hè rồi trở về học văn hoá. Kể cả khi tôi giành huy chương ở Hội khoẻ Phù Đổng, mẹ vẫn không chịu. Đến 12 tuổi, tôi phải bỏ dở đam mê để trở về Phú Thọ.

– Vậy Thuỳ Linh làm thế nào được quay trở lại với cầu lông?

– Sau khi tôi trở về một thời gian, mẹ bỗng mắc bệnh và qua đời một năm sau đó. Gia đình đã họp bàn để xem có nên cho tôi trở lại với cầu lông không.

Khi đó mới 14 tuổi, tôi đã tự hứa với bản thân và gia đình rằng, tôi sẽ thành công với cầu lông. Bởi chỉ có như vậy tôi mới cảm thấy không có lỗi với mẹ, dù con đường này không phải là nguyện vọng của mẹ. Ngược lại, nếu tôi thất bại, mẹ không thể an lòng nơi chín suối. Những suy nghĩ đó giúp tôi có động lực trở lại với cầu lông.

Rồi tôi được lên tập trung đội tuyển quốc gia, và chỉ sau tám tháng đã tham gia giải cầu lông hỗn hợp nam nữ thế giới. Từ những bước tiến đó, gia đình cảm thấy có động lực hơn và bản thân tôi cũng thích nghi với việc sống xa nhà.

Nhưng biến cố lại ập đến. Khi tôi 15 tuổi, chỗ dựa tinh thần vững chắc của tôi là ông ngoại cũng qua đời. Tôi không kịp nghe ông dặn dò, mà chỉ có thể nhìn mặt lần cuối. Có thể nói, đây là người có ảnh hưởng nhất với sự nghiệp của tôi. Những năm sau đó, cứ mỗi lần tập luyện, thi đấu gặp khó khăn, tôi lại nhớ về hình ảnh lần cuối của ông để có động lực vươn lên.

– Những mất mát liên tiếp đó phải chăng là những thử thách cuối cùng trên con đường đưa Thuỳ Linh đến vị trí số một của cầu lông nữ Việt Nam?

– Lúc tôi 17 tuổi, chị Vũ Thị Trang là tay vợt nữ số một Việt Nam. Có lần, tôi tưởng như sẽ được đối đầu chị Trang, nhưng bỏ lỡ vì thất bại trước một đối thủ khác. Điều đó khiến tôi chán nản, cảm thấy bản thân không làm được gì. Tôi nghỉ tập ba ngày, bốn ngày, rồi đỉnh điểm là bỏ hẳn một tuần.

Thùy Linh trải qua nhiều biến cố và rào cản trong cuộc sống, trước khi trở thành tay vợt nữ số một Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng.

Thấy tôi khóc nhiều, bà ngoại lại có lý do gọi về, khuyên học văn hoá lớp 12 để sau này kiếm việc khác. Bà nói rằng lương thể thao chỉ mấy triệu đồng không đủ trang trải, ở quê làm công nhân cũng sống được. Nhưng tôi ý thức rằng phải cố gắng nhiều hơn nữa thì thành quả sẽ đến, mình không thể buông trôi như vậy được. Cầu lông đã ngấm vào máu rồi nên tôi quyết định cầm vợt trở lại.

Chỉ có cầu lông, Thuỳ Linh mới chính là Thuỳ Linh. Sau lần đó, tôi đặt cho mình mục tiêu là lên số một Việt Nam. Để có được như vậy, tôi phải vạch ra con đường hợp lý. Tôi có tố chất, có nền tảng bài bản từ nhỏ lại được lãnh đạo đầu tư, bản thân nhiều tham vọng. Do đó, tôi chọn thi đấu quốc tế nhiều để tích luỹ kinh nghiệm lẫn điểm số. Đến năm 2018, tôi thắng Vũ Thị Trang ở bán kết cầu lông nữ Đại hội Toàn quốc rồi trở thành số một Việt Nam.

– Thuỳ Linh cảm thấy ấn tượng nhất về điều gì khi nhìn lại hành trình lên đỉnh cao cầu lông ở Việt Nam?

– Đến tận bây giờ, khi ngồi đây để chia sẻ về chặng đường sau mười mấy năm theo nghề, tôi lại thấy rợn người vì không tin mình đã vượt qua. Cuộc sống của tôi dường như chỉ hướng lên phía trên, giống như leo núi vậy. Tôi phải tiến lên vì nếu ở lưng chừng, tôi sợ rằng ngã sẽ rất đau. Vì thế, tôi tự tìm cho mình một con đường, tự nhắn nhủ bản thân phải cố gắng từng ngày, từng chút, leo chắc tầng bậc thang rồi cũng có ngày sẽ lên đỉnh.

Nhiều lúc tôi thấy mệt mỏi, muốn nói với mình rằng: ‘Linh ơi, nghỉ đi, đã có đủ rồi’. Nhưng nếu nhìn tích cực hơn, mỗi ngày thức dậy, thấy có một cơ thể khoẻ mạnh, có quyền quyết định tự do của mình, làm điều mình thích trong 24 giờ tới, trong một ngày tới, trong một tháng hay trong một năm tới… Thế là tôi lại thấy có động lực để phấn đấu, chứ nếu mình thức dậy không có mục tiêu gì, không biết làm gì thì sống như vậy thật vô nghĩa quá.

Thùy Linh chia sẻ về hành trình giành vé dự Olympic 2024. Video: Tuấn Việt.

 

– Người hâm mộ cầu lông đã quen với hình ảnh Thuỳ Linh một mình mang chuông đi đánh xứ người. Vậy có bao giờ chị cảm thấy cô độc?

– Nhiều lúc tôi tủi thân vô cùng. Đi đâu cũng một mình tôi với ba chiếc vali lỉnh kỉnh, không một ai nương tựa. Tôi ở một mình, ăn một mình, tập một mình, đấu một mình, làm gì cũng một mình…

Hình ảnh buồn nhất là mới đây khi vào chung kết giải Đức Mở rộng. Đó là lần đầu tiên tôi chơi một trận chung kết Super 300, chưa quen với “sân khấu” lớn đó. Khi bước ra, cả sân theo dõi mình, trên khán đài hàng trăm người hâm mộ Việt Nam gọi tên, làm tôi vừa thấy ấm áp, vừa hạnh phúc nhưng dưới sân, tôi một mình chiến đấu.

Thi đấu ở châu Âu có nhiều khác biệt về văn hoá, thời tiết. Dưới cái lạnh, mưa, có nhiều lúc tôi dự định đánh bốn giải nhưng sớm bỏ một giải để về với gia đình vì quá buồn. Tháng 10 năm ngoái, tôi đánh ở Phần Lan, khi bước chân đến xứ này sao mà buồn thế. Trời mưa, lạnh lại thân cô thế cô. Nhưng tôi thật bất ngờ khi tôi vào sân, có khoảng 30 người Việt Nam xa xứ đến cổ vũ, gọi tên làm cho tôi vừa vui, vừa hạnh phúc. Xong trận, khi gặp gỡ giao lưu tôi mới biết họ vì muốn tôi tập trung thi đấu, nên không dám làm phiền trước trận mà muốn đến sân cổ vũ. Sau chuyến đi này, tôi đi đấu ở nước nào cũng có người Việt cổ vũ như một thói quen. Thậm chí đến nước nào là đều có người hỏi thăm, nhắn tin hỏi Linh cần giúp gì không, ăn gì không, mua gì không… làm cho tôi bớt cô đơn.

Tôi cảm thấy mình may mắn khi được mọi người yêu thương, có nhiều người hâm mộ rồi trở thành bạn, cả người Việt lẫn người nước ngoài đều cổ vũ cho mình. Vì thế, hành trình bây giờ không còn gặp nhiều khó khăn như trước. Nếu không có may mắn, Thuỳ Linh không được yêu thương đặc biệt như thế. Tôi chỉ giỏi ở môn đấu của tôi thôi, có nhiều vận động viên khác cũng giỏi hơn tôi, nhưng họ chưa được may mắn như thế.

Thùy Linh một mình ra nước ngoài thi đấu trong thời Covid-19. Ảnh: NVCC.

– Vậy tại sao Thùy Linh không tìm một HLV song hành?

– Nói không cần HLV đi cùng là dối lòng, vì có người hỗ trợ về chuyên môn bao giờ cũng tốt hơn. Nhìn các VĐV nước khác, họ có HLV chuyên môn, có chuyên gia phân tích, có chuyên gia thể lực đi cùng… tôi cũng muốn lắm. Nhưng suy nghĩ lại, kinh phí dành cho thể thao Việt Nam còn ít, tôi không đòi hỏi được. Tôi cảm thấy mình được tạo điều kiện đi thi đấu là may mắn rồi. Tôi chưa bao giờ kêu than bắt buộc phải có HLV đi cùng. Tôi đã bị hiểu nhầm vấn đề này rất nhiều và không biết phải đính chính khi nào thì mọi người mới hiểu.

Việc đi một mình khiến tôi phải tự lực cánh sinh, từ chuyện kiếm nơi ăn chốn nghỉ, kiếm chỗ mua nước đá để hồi phục cho bản thân rồi lên lịch hoạt động cho mình. Nhưng tôi cũng rất may mắn khi nhiều VĐV, HLV đối phương yêu mến. Thậm chí họ hỏi ‘Bạn đi với ai, một mình à, có cần tập chung không, có cần ngồi ghế HLV không?’. Đó là lí do mà tôi được nhiều HLV như Thái Lan, Trung Quốc hay đồng nghiệp Laurent Lam giúp đỡ, cổ vũ trực tiếp.

Mới đây, khi đi từ Đức sang Pháp, tôi thất lạc hành lý ở sân bay phải nhờ ban tổ chức tìm giúp. Tôi còn phải đổi chỗ ở vì khách sạn ban tổ chức bố trí ở vào một khu vực bất an, với người vô gia cư và cả chuyện cướp giật nữa. Đã có thông tin VĐV nước khác bị giật đồ nên tôi hoang mang lo lắng. Rất may mắn ban tổ chức xử lý kịp, tôi chuyển đến ở chung khách sạn với đoàn Thái Lan. Tối lại xin lên phòng ngủ cùng VĐV Thái Lan rồi sau đó ra sân đấu luôn, không có thời gian để làm quen.

– Lần thứ hai liên tiếp Thuỳ Linh giành suất dự Olympic? Nhìn lại quá trình giành vé đến với Thế vận hội lần này, Linh cảm thấy thế nào?

– Hơn một năm qua tôi một mình tham dự 20 giải. Trong quá trình đó, tôi đã vào top 20 thế giới, vào chung kết giải super 300, tứ kết giải super 750, top 16 super 1000, tứ kết giải super 300 và 500, vô địch super 100… và thêm nhiều trận đấu khác.

Tôi không thể tưởng tượng nổi, chỉ trong một năm đã tự di chuyển một mình khắp thế giới, có những nơi tôi thi đấu như Mỹ, Canada tính cả thời gian quá cảnh, có lúc bay hết 36, 37 tiếng. Do đó, không quá tự hào nhưng tôi hài lòng với hành trình mà mình đã đi. Dĩ nhiên, tôi cũng còn muốn hơn nữa nhưng cơ hội đi Olympic chia đều cho các tay vợt. Tôi tiến bộ thì đối thủ cũng tiến bộ. Việc vào top 20 trong năm tích điểm đã khó, mà giữ được còn khó hơn rất nhiều.

– Cảm xúc lần thứ hai giành vé đến Olympic khác với lần đầu như thế nào, và Thuỳ Linh chờ đợi gì ở Paris sắp tới?

– Nếu như thời gian này của bốn năm trước, tôi tim đập chân run thì lần này bình thản hơn. Bởi tôi đã chuẩn bị kỹ hơn, tích luỹ nhiều điểm hơn. Kế hoạch lúc đầu, tôi cứ nghĩ sẽ có 14 hạt giống ở Olympic Paris 2024 nên cố gắng để vào vị trí hạt giống 14. Nhưng sau này họ chỉ lấy 12 hạt giống, điều đó là quá khó với tôi. Bởi, khoảng cách điểm của tôi với nhóm hạt giống lên đến 10.000 điểm. Để vào được nhóm 12 hạt giống, ít nhất phải vào bán kết super 750 và tứ kết super 1.000. Bên cạnh đó, tôi cũng mất một thời gian khá dài vì nghỉ Tết Nguyên đán và mất giải đồng đội tại Malaysia vì nghỉ Tết.

Khi đã được đến với ngày hội lớn nhất hành tinh rồi, tôi chỉ mong may mắn sẽ rơi vào bảng đấu dễ thở hơn. Bởi nếu gặp phải hạt giống số một, số hai thế giới thì cửa quá hẹp. Sau đó, tôi sẽ chiến đấu hết mình, không còn gì để mất.

Thùy Linh ăn mừng khi chiến thắng ở giải Việt Nam Open 2023. Ảnh: Đức Đồng.

– Ngoài cầu lông, Thuỳ Linh có sở thích gì nữa không?

– Tôi thích đọc sách, thiền, đi trekking, mua sắm. Tôi cũng mê quần vợt nữa. Nhưng tất cả đều không có nhiều thời gian vì tôi tập trung hết cho cầu lông. Thậm chí, tôi cũng không có nhiều thời gian cho gia đình, mỗi lần về lâu lắm cũng ba ngày, hoặc chỉ một hai ngày rồi lại rời đi.

Mỗi ngày tôi có khoảng năm tiếng dành cho tập luyện. Tôi thức dậy, thiền rồi ăn sáng, rồi đi tập thể lực, tập gym. Ăn trưa, ngủ rồi đi tập cầu lông rồi tối về ăn tối, nghỉ ngơi, đọc sách, xem phim rồi thiền và đi ngủ. Trước đây, tôi thiền chỉ lác đác nhưng sau này đưa thiền vào kế hoạch của cuộc sống, mỗi ngày hai lần. Bởi VĐV tập luyện, thi đấu nhiều sẽ cạn kiệt thể chất nên nhiều lúc cơ thể bị stress, tinh thần không ổn định. Vì thế, ngồi thiền giúp mình chữa lành, sống nhẹ nhàng hơn. Tôi đọc sách không phải về kinh doanh mà sách về tâm linh, về luật nhân quả…

– Từng nói rằng hồi nhỏ không thích học văn hoá, nhưng hiện tại, Thùy Linh có thể thông thạo hai ngoại ngữ. Chị tự học như thế nào?

– Thực ra khi còn nhỏ, tôi học văn hoá cũng được nhưng không thuộc kiểu học sinh chăm chỉ ngày đêm đèn sách, giỏi toàn diện như chúng bạn. Có lẽ tình yêu tôi dành cho cầu lông nhiều hơn nên không tha thiết học để trở thành một học sinh xuất sắc. Sau này, khi đi tập huấn, tôi bắt buộc phải có ngoại ngữ. Ban đầu, học vẹt, học trên mạng rồi đi du đấu một mình thì phải sử dụng mà thôi, không còn cách nào khác. Cho nên, bây giờ tôi thành thạo tiếng Trung và giao tiếp bằng tiếng Anh. Tất nhiên, mỗi đêm tôi vẫn phải học tiếng Anh, có giáo viên kèm để trau dồi thêm nữa.

– Đâu là bước ngoặt để có một Thuỳ Linh giỏi giang, tài năng như hôm nay?

– Có thể nói, Olympic Tokyo 2020 đã đưa tên tuổi của Thuỳ Linh lan toả rộng rãi. Năm đó đang dịch, tôi có một năm chỉ tập chay và khi giành vé đến Olympic, rơi vào bảng đấu với số một thế giới. Khi Thế vận hội diễn ra, người hâm mộ ở nhà xem nhiều. Tôi lại thắng hai đối thủ Qi Xuefei (Pháp) và Sabrina Jaquet (Thụy Sĩ) rồi chỉ thua tay vợt số một thế giới Tai Tzu Ying (Đài Loan). Đó là kỳ Olympic mà tôi để lại ấn tượng nhất. Báo chí, truyền thông, người hâm mộ gọi tên nhiều và giúp tên tuổi tôi lan toả.

Nói theo một cách tâm linh thì cầu lông đã chọn tôi. Tôi cảm ơn vì chính cầu lông thay đổi cuộc đời tôi. Chính nhờ sự cố gắng, nỗ lực, cống hiến mà tôi được đền đáp với nhiều tình cảm yêu mến lẫn có nguồn kinh phí từ các mạnh thường quân và các cấp. Cầu lông đã mang lại cho tôi nhiều hơn mong đợi, và tôi nghĩ gia đình và mẹ cũng hào về những gì tôi đạt được.

– Ngoài danh tiếng, cầu lông còn đem đến cả kinh tế nữa chứ?

– Tôi vất vả từ nhỏ, là chị cả trong gia đình ba chị em. Trước đây thu nhập của tôi không cao, nhưng có bao nhiêu đều gửi về phụ gia đình. Sau này, khi ông ngoại mất, gia đình khó khăn, tôi cũng gửi về, tiết kiệm từng chút mà không ngờ cũng giải quyết xong.

Bố tôi nghỉ hưu sớm, để có thêm thời gian thay mẹ chăm sóc gia đình, do em trai tôi còn quá nhỏ. Tôi còn có hai em, và đã lo cho em gái xong đại học, còn em trai cũng sắp tốt nghiệp cấp ba. Giờ, tôi có thu nhập ổn định hơn, và bắt đầu tiết kiệm để dành dụm cho sau này vì đời VĐV ngắn lắm. Nếu không có tài chính, chúng ta không làm được gì cả. Ví như nếu không có tiền, tôi không thể đi du đấu, không thể chăm sóc cho gia đình… Nên tôi phải luôn phải quyết tâm, cố gắng hết mức khi còn có thể.

– Không chỉ giỏi giang, Thùy Linh còn là một người chu toàn bổn phận với gia đình. Vậy châm ngôn sống của Linh là gì?

– Châm ngôn yêu thích của tôi là “Thời gian không chờ đợi ai”. Mỗi ngày chúng ta có hàng trăm ngàn lý do để trì hoãn, bê trễ, không làm đến nơi đến chốn một việc gì đó. Mà nếu chúng ta không hoàn thành thì thời gian sẽ trôi qua mà thôi, không lấy lại được. Tôi không muốn lãng phí thời gian ít ỏi đó. Đặc biệt, với các VĐV như chúng tôi, thời gian chơi đỉnh cao không dài, cần phải tận dụng tuổi nghề của mình. Nên tôi thích châm ngôn đó, nó nhắc nhở bản thân tôi tập luyện chăm chỉ đi, thi đấu hết mình đi, vì thanh xuân của vận động viên có được bao nhiêu năm mà hững hờ.

– Sau những thành công, Thuỳ Linh mong muốn điều gì trong tương lai?

– Tôi năm nay 26 tuổi, chỉ mong có lần thứ ba dự Olympic. Đặc biệt, không hiểu sao tôi thường thất bại ở SEA Games nên cũng mong một lần giành được huy chương ở đấu trường này.

Còn về tương lai, tôi không phải mẫu người quá cao siêu để cho rằng bản thân sau này sẽ là một HLV giỏi, một người tiếng tăm. Tôi không phải là người sống bon chen, chỉ muốn có một cuộc sống bình thương. Thế nên, nếu được, tôi cũng mong sau này mình đóng góp nhiều hơn nữa cho cầu lông nước nhà. Có thể giúp sức nhỏ bé để tạo ra những Thuỳ Linh khác hay hơn Thuỳ Linh của hiện tại.

Sau tất cả, tôi chỉ muốn cảm ơn gia đình, những người thầy, người cô, người hâm mộ đã quan tâm và yêu mến. Bên cạnh đó là lãnh đạo các đơn vị, các nhà tài trợ đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi phát triển sự nghiệp như ngày này. Không có sự yêu thương của mọi người, tôi chẳng là gì cả.

Đức Đồng – Vnexpress.net

Nguồn:https://vnexpress.net/tay-vot-thuy-linh-toi-khong-co-duong-lui-4740888.html

Cùng chủ đề

Quang Hải hóa người hùng, tuyển Việt Nam hạ gục Indonesia

(Dân trí) - Tiền vệ Nguyễn Quang Hải ghi bàn thắng duy nhất giúp tuyển Việt Nam vượt qua Indonesia với tỷ số 1-0 ở trận đấu thuộc lượt trận thứ 3 vòng bảng AFF Cup 2024, tại sân vận động Việt Trì, tối 15/12. Tại lượt trận thứ 3 vòng bảng AFF Cup, đội tuyển Việt Nam được thi đấu trên sân nhà (Việt Trì, Phú Thọ) tiếp Indonesia. Sau tiếng còi khai cuộc, các cầu thủ Việt Nam đã chủ...

Lộ diện 11 tuyển thủ Việt Nam đá chính trước Indonesia?

(Dân trí) - HLV Kim Sang Sik có khả năng cao thay đổi một vài vị trí của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu với Indonesia trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h tối nay (15/12). Ở trận ra quân ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng với tỷ số 4-1 trước Lào vào ngày 9/12. Tuy nhiên, đó chưa phải là đội hình mạnh nhất của đội bóng. HLV Kim Sang Sik vẫn...

Báo chí thế giới dự đoán kết quả trận tuyển Việt Nam đại chiến Indonesia

(Dân trí) - Nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa ra dự đoán về kết quả trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia ở loạt trận thứ ba AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (15/12). Vào lúc 20h hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quan trọng ở AFF Cup 2024 gặp đội tuyển Indonesia. Đây là trận đấu mà đoàn quân HLV Kim Sang...

Báo Indonesia lo ngại đặc biệt 4 cầu thủ Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Bola (Indonesia) đã nêu tên 4 cầu thủ Việt Nam có thể là mối lo ngại thực sự cho đội nhà trong trận đấu ở sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (15/12). Đội tuyển Indonesia bước vào trận đấu với đội tuyển Việt Nam ở lượt trận thứ ba AFF Cup 2024 với mục tiêu giành 1 điểm. Tuy nhiên, họ gặp khá nhiều bất lợi về mặt thể lực. Trong thời gian qua,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

LPBank lọt top đầu 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nhà tuyển dụng được yêu thích 2024

Năm 2024 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Không chỉ khẳng định năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn liên tục gặt hái thành công với hàng loạt giải thưởng uy tín. Mới đây, LPBank tiếp tục được xướng tên trong TOP 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là “Nhà...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Cùng chuyên mục

Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 tặng quà Giáng Sinh tại Quảng Nam

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã trao tặng 60 suất quà cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số là tín đồ Đạo Tin Lành nhân dịp Giáng Sinh. ...

Ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ thủy lợi ở Đắk Nông

Cơ quan chức năng tại huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) đã trục vớt thành công ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ thủy lợi ở trung tâm thị trấn Kiến Đức. XEM CLIP: (Nguồn người dân cung cấp) Chiều 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Công Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'lấp xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ nước sâu ở thị trấn...

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Từ ngày 19-21/2/2025 tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á lần thứ 32 Từ ngày 19-21/2/2025, tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á (SATTE - South Asia’s Travel & Tourism Exchange) lần thứ 32 được Bộ...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Ấn Độ Dương, ngày 17/12,...

Mới nhất

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Thiếu thuốc hiếm, thuốc cấp cứu bệnh viện có thể tự mua

Đây là những dự kiến đã được Bộ Y tế đưa vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dược sửa đổi (vừa được Quốc hội thông qua cuối tháng 11 vừa qua). ...

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Mới nhất