Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPTây Nguyên: Sản phẩm OCOP tiếp tục được nâng tầm ở cả...

Tây Nguyên: Sản phẩm OCOP tiếp tục được nâng tầm ở cả trong và ngoài nước

Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Đại biểu tham quan các sản phẩm từ càphê, cacao của MISS EDE ở tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Đại biểu tham quan các sản phẩm từ càphê, cacao của MISS EDE ở tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng đồng dân cư. Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

OCOP về buôn

Những buôn làng trên Tây Nguyên hùng vĩ luôn có sắc thái riêng về đời sống văn hóa, tinh thần tạo sự đa dạng trong thống nhất với các dân tộc anh em. Đây cũng là thế mạnh để phát huy bản sắc gắn với phát triển kinh tế, nhất là khi OCOP về buôn đã góp phần khai phá tiềm năng, tạo thế và lực mới cho các sản phẩm ở buôn làng Tây Nguyên.

Tại Đắk Lắk, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông (buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột) được biết đến với sản phẩm thổ cẩm dệt tay theo phong cách truyền thống bao đời nay của người Ê Đê. Trên các sản phẩm váy, áo, khăn… của hợp tác xã luôn toát lên sự tinh xảo với hoạ tiết, hoa văn… đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên nói chung và của dân tộc Ê Đê nói riêng, đây cũng là yếu tố làm nên thương hiệu của hợp tác xã. Đặc biệt, năm 2023 váy truyền thống Ê Đê của hợp tác xã đạt OCOP 3 sao đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm, được nhiều du khách trong nước, đối tác nước ngoài biết đến và đặt hàng.

Bà H’Yam Bkrông, Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông vui mừng chia sẻ: Buôn Tơng Jú là điểm đến du lịch cộng đồng; xã Ea Kao đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; sản phẩm của hợp tác xã đạt OCOP 3 sao… cộng hưởng các yếu tố trên đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của hợp tác xã.

Đặc biệt, khi sản phẩm đạt OCOP rất thuận lợi trong việc giới thiệu, quảng bá. Nhờ vậy, không chỉ có khách trong nước đặt hàng mà còn có các đoàn khách đến từ nhiều nước như: Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đến tham quan tìm hiểu và đặt mua sản phẩm.

“Riêng năm 2023 doanh thu của hợp tác xã đạt 2 tỷ đồng. Đến nay, hợp tác xã đang tạo việc làm ổn định cho hơn 45 lao động là người Ê Đê với mức thu nhập khoảng 3-5,5 triệu đồng/tháng. Trong thời gian tới, hợp tác xã tiếp tục nâng cao chất lượng, nâng hạng OCOP, tăng cường giới thiệu sản phẩm để phát triển sản xuất. Điều này không chỉ giúp cải thiện kinh tế mà còn đưa hình ảnh, nét đẹp văn hóa của người Ê Đê đến với bạn bè trong nước và quốc tế,” bà H’Yam Bkrông chia sẻ.

Thị trấn Phước Cát, huyện Đạ Huoai cách trung tâm tỉnh Lâm Đồng gần 200 km, là địa phương vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên trước đây đời sống kinh tế-xã hội rất khó khăn.

 

Từ khi được chương trình nông thôn mới “phủ sóng,” bộ mặt của Phước Cát đã thay đổi hoàn toàn, trở thành một trong những điểm sáng và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016; thành lập thị trấn Phước Cát năm 2018. Đặc biệt, chương trình OCOP đã và đang góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc ở địa phương này.

Chị Bế Thị Thu Huyền, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bản Cacao (thị trấn Phước Cát) cho biết, năm 2020 bắt đầu khởi nghiệp bằng việc chế biến cacao thành các loại bột, bơ và chocolate. Đến năm 2022, sản phẩm mang thương hiệu “Bản Cacao” đã được tỉnh Lâm Đồng chứng nhận đạt OCOP 3 sao. Đây cũng là dấu mốc và cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tăng cường quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện tại, sản phẩm do công ty sản xuất đã có mặt trên kệ hàng ở nhiều thành phố lớn, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước, trên các nền tảng thương mại điện tử. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các nguyên liệu cacao cho các nhà máy sản xuất trong nước và quốc tế, đặc biệt là thị trường châu Á và kỳ vọng sản phẩm OCOP sẽ còn vươn xa đến nhiều thị trường khác cả trong và ngoài nước.

“Đến nay, doanh nghiệp cũng liên kết với 20 hộ dân sản xuất cacao và tạo việc làm cho hàng chục nhân công là đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Điều này không chỉ giúp bà con nông dân vùng cacao “cởi bỏ” lo lắng về đầu ra khi thu hoạch mà còn tạo công ăn việc làm ổn định, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ở vùng xa của tỉnh Lâm Đồng,” chị Bế Thị Thu Huyền chia sẻ.

“Chắp cánh” cho sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình OCOP không chỉ khai phá tiềm năng của vùng đất đỏ Bazan màu mỡ mà còn góp phần “chắp cánh” cho những sản phẩm của buôn làng vươn xa, chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.

Tỉnh Gia Lai hiện có 346 sản phẩm OCOP, trong đó có 47 sản phẩm đạt 4 sao; 280 sản phẩm đạt 3 sao; 5 sản phẩm đang đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.

 

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai Vũ Ngọc An, các sản phẩm OCOP của tỉnh Gia Lai khi tham gia giao thương hàng hóa đã tăng mức tiêu thụ 20% so với khi chưa tham gia chương trình. Đặc biệt, một số sản phẩm OCOP đang dần khẳng định giá trị và hướng đến thị trường xuất khẩu ngoài nước.

Các sản phẩm được công nhận OCOP đã có bước tiến rõ nét về chất lượng, đa dạng về mẫu mã. Một số sản phẩm đã xuất khẩu thành công sang châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, đánh dấu sự phát triển chuỗi nông nghiệp bền vững theo giá trị sản phẩm, đảm bảo cung ứng chất lượng, số lượng cho thị trường khó tính.

“Để các sản phẩm OCOP tiếp tục phát triển bền vững, mang đặc trưng vùng miền Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại để sản phẩm đến gần với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đến nay, tỉnh đã xây dựng được 5 điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh để quảng bá, phục vụ nội địa và khách du lịch, đồng thời xây dựng website sàn giao dịch thương mại điện tử sản phẩm OCOP Gia Lai với tên miền http://ocopgialai.vn,” ông Vũ Ngọc An cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 240 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao. Các sản phẩm đạt 4 sao đều có tiềm năng hoàn thiện các tiêu chí, nâng cấp chất lượng và đạt chuẩn 5 sao (cấp quốc gia) như: Càphê, cacao, mắcca… đây đều là những sản phẩm có nhiều tiềm năng, thế mạnh, mang đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên và đang tham gia vào thị trường quốc tế. Qua chương trình OCOP, tỉnh đã phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp và hướng đến việc tăng cường xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, cho rằng bên cạnh những kết quả tích cực, qua thời gian triển khai cho thấy giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể của các sản phẩm OCOP vẫn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt trong nâng cao năng lực quản trị, chế biến và thương mại.

Quy mô sản phẩm OCOP của các chủ thể còn khiêm tốn, xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP. Do đó, để đưa sản phẩm OCOP tiếp tục vươn xa, trong thời gian tới cần phải quyết liệt khắc phục những tồn tại, hạn chế trên.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn cho rằng việc triển khai chương trình OCOP có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Chương trình nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

 

“Để tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP; kết nối sản phẩm OCOP của tỉnh với các sàn thương mại điện tử. Mặt khác, xây dựng các điểm bán hàng OCOP trên địa bàn tỉnh và cả nước. Đồng thời, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương; khuyến khích các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ mới trong chế biến và bảo quản… từng bước gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP,” ông Nguyễn Thiên Văn nhận định./.

(TTXVN/Vietnam+)

nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tay-nguyen-san-pham-ocop-tiep-tuc-duoc-nang-tam-o-ca-trong-va-ngoai-nuoc-post1004657.vnp

Cùng chủ đề

Central Retail Việt Nam hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Thuận vào chuỗi cung ứng

Ngày 30/10, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Ninh Thuận tổ chức tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”. Đại diện Central Retail (ngoài cùng bên phải) tham gia ký kết thi đua Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP, đặc thù tỉnh Ninh Thuận vào chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị. Tại sự kiện, đại diện Tập đoàn Central...

Đà Nẵng: Hàng trăm sản phẩm OCOP kết nối chị em phụ nữ

NDO - Chiều 26/12, tại Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc “Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP” năm 2024, với sự tham gia đông đảo của hội viên phụ nữ và người dân trên địa bàn thành phố. Người dân tham quan Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Huyền cho...

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP

Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm...

Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng xuất khẩu sản phẩm OCOP

Cuối tháng 10/2024, lần đầu Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu-VIETNAM OCOPEX”, mở ra chặng đường mới cho các sản phẩm OCOP Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần quan trọng khẳng định và nâng tầm giá trị...

Kon Tum: Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do đó, Kon Tum được biết đến như vùng đất của thiên nhiên, văn hóa và lễ hội, nơi mà đất và người hòa quyện, bình yên, khoáng đạt đến vô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

Với chủ đề “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An”, các hoạt động được tổ chức tại nhiều địa điểm, tập trung ở khu phố cổ từ ngày 23/11-4/12/2024. Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An (Quảng Nam) vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản Văn...

Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc sắc

Năm 2025, ngành du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút trên 30 triệu lượt khách (tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024) với trên 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 23 triệu lượt khách nội địa.World Culinary Awards vinh danh Hà Nội là Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giớiTrải nghiệm City Bus “Tinh hoa áo dài” ngắm phố phường Hà NộiHà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 10...

Lâm Đồng chào đón khách du lịch thứ 10 triệu trong năm 2024

Sự kiện đón vị khách du lịch thứ 10 triệu đến với Lâm Đồng không chỉ quảng bá thành tựu của ngành du lịch tỉnh trong năm 2024 mà còn thể hiện sự trân trọng của người dân địa phương đến mỗi du khách.Lâm Đồng: Phát triển du lịch giải trí về đêm và du lịch chất lượng caoCông bố quyết định Ga Đà Lạt trở thành điểm du lịch của Lâm ĐồngGa Đà Lạt chính thức trở thành...

Nhiều ‘Báu vật Hoàng cung Thăng Long’ lần đầu ra mắt công chúng

Tại trưng bày, một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu như Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ. Đại biểu tham quan trưng bày. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)   Chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành tổ chức trưng bày "Báu vật Hoàng cung Thăng Long," nhằm giới thiệu tới công chúng...

Bài đọc nhiều

Giá cà phê trong nước hôm nay 30/12/2024 ở mức ổn định

Cập nhật giá cà phê hôm nay 30/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 30/12/2024. Trong tuần cuối cùng của năm 2024, thị trường cà phê chứng kiến sự biến động với xu hướng giảm nhẹ ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Thị trường cà phê thế giới Giá cà...

Trà đạo của người Việt

Có lợi thế nhiều năm đưa sản phẩm trà Việt đi chinh phục những thị trường khó tính nhất thế giới như (Nga, Mỹ, Đài Loan…), VinaTea trở về tái chinh phục thị trường trong nước bằng chất lượng và sự an toàn cho người dùng. Trà mang một nét văn hóa rất riêng, thưởng thức một chén trà cũng chính là thưởng thức nét văn hóa đó. Trong văn hóa thưởng trà và nghệ thuật trà Việt luôn hiện...

Đạm Phú Mỹ – 2 thập kỷ “cho mùa bội thu”

Cùng với nhà máy Đạm Hà Bắc, sự ra đời của nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đáp ứng 45% nhu cầu phân bón trong nước, góp phần bình ổn thị trường và tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu phân bón. Đến nay, Đạm Phú Mỹ đã chiếm khoảng 35% thị phần phân đạm ure trong nước.    Không dừng lại ở sản phẩm phân ure, PVFCCo còn đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp...

Hạt ngọc mùa vàng bốn lần liên tiếp đạt thương hiệu quốc gia

Là một thương hiệu không phải quá trẻ trên thị trường, nhưng Đạm Cà Mau đã được vinh danh 4 lần liên tiếp minh chứng cho sự nỗ lực vượt bậc và những giá trị thiết thực mà đội ngũ kiến tạo, vun đắp. Bộ sản phẩm “Phân bón Cà Mau – Hạt Ngọc Mùa Vàng” có chủng loại đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và thổ nhưỡng giúp bà con tiết giảm chi phí bón tối...

Hạt ngọc trời – tinh hoa của dòng gạo tiến vua

Lộc Trời 18 là một trong những giống lúa tạo nên thương hiệu gạo Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ được lai tạo thành công tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời (LTI) vào cuối năm 2010, là sự kết hợp giữa giống lúa Tiến Vua xưa và giống Móng Chim hiếm có.   Đây là giống lúa cao sản, ngắn ngày, ít cần phân bón, được canh tác trên vùng Tứ giác Long Xuyên và các vùng ven biển phía Tây,...

Cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

100 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã từ 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng quy tụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 100 gian hàng đến từ 30 tỉnh, thành phố Tối 27/12, tại số 1 đường BaCu, TP. Vũng Tàu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Sự kiện trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền...

Thơm ngon vú sữa Lò rèn

Vú sữa là một loại quả thơm ngon tuyệt vời, gợi nhớ đến bầu sữa mẹ từ thuở nhỏ. Có rất nhiều loại vú sữa, nhưng hiện nổi tiếng nhất trên thị trường là vú sữa Vĩnh Kim ở Tiền Giang. Loại vú sữa độc đáo này có vỏ màu tím, xẻ ra có ruột màu trắng sữa, có hương thơm thoang thoảng tuyệt vời.    Theo câu chuyện người dân địa phương truyền tai nhau thì Vú sữa Lò Rèn...

Thơm lừng hương quế Trà My

Cây quế đã vượt ra khỏi lãnh địa, trở thành dược liệu quý hiếm, được xếp vào 4 vị có giá trị là: sâm, nhung, quế, phụ. Quế là vị thuốc có tính dương, bồi bổ, chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, tuần hoàn và hô hấp.    Từ xa xưa, đồng bào đã biết sử dụng loài cây này để chữa trị bệnh. Khi khoa học phát triển, quế được sử dụng trong công nghiệp y dược, chế...

Nho ninh thuận – ăn một lần mà nhớ mãi

Tỉnh Ninh Thuận là nơi nổi tiếng về trồng nho, nho trồng ở Ninh Thuận có hương vị đặc trưng riêng được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng. Nho Ninh Thuận được nhiều người ưa chuộng như vậy là nhờ có các tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt so với các loại nho khác. Nho đỏ Ninh thuận có dạng hình cầu, vỏ quả bóng, rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có...

Quả Na Bà Đen, sản vật của vùng đất phương Nam

Một trong những thức quả ngon được rất nhiều người yêu thích chính là mãng cầu. Trong số đó, mãng cầu Bà Đen ở Tây Ninh là được ưa chuộng nhất. Khu vực quanh núi Bà Đen được xem là “thủ phủ” của mãng cầu với hàng chục hecta đất chuyên canh. Quả mãng cầu (miền Bắc Việt Nam gọi là quả Na) là cây ăn quả thuộc chi Na (Annona) có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới....

Mới nhất

Thơm lừng hương quế Trà My

Cây quế đã vượt ra khỏi lãnh địa, trở thành dược liệu quý hiếm, được xếp vào 4 vị có giá trị là: sâm, nhung, quế, phụ. Quế là vị thuốc có tính dương, bồi bổ, chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, tuần hoàn và hô hấp.    Từ xa xưa, đồng bào đã biết sử dụng loài cây...

Nho ninh thuận – ăn một lần mà nhớ mãi

Tỉnh Ninh Thuận là nơi nổi tiếng về trồng nho, nho trồng ở Ninh Thuận có hương vị đặc trưng riêng được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng. Nho Ninh Thuận được nhiều người ưa chuộng như vậy là nhờ có các tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt so với các loại nho khác. Nho đỏ...

Quả Na Bà Đen, sản vật của vùng đất phương Nam

Một trong những thức quả ngon được rất nhiều người yêu thích chính là mãng cầu. Trong số đó, mãng cầu Bà Đen ở Tây Ninh là được ưa chuộng nhất. Khu vực quanh núi Bà Đen được xem là “thủ phủ” của mãng cầu với hàng chục hecta đất chuyên canh. Quả mãng cầu (miền Bắc Việt Nam gọi...

Tập trung cao nhất thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18

Sáng 30/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch UBTƯ MTTQ...

Xuất hiện phương thức lừa đảo mới nhắm vào tài khoản doanh nghiệp trên Facebook

Với phương thức lừa đảo mới được phát hiện, đối tượng gửi email giả danh ‘Meta for Business’, cáo buộc tài khoản doanh nghiệp đăng bài viết có nội dung không phù hợp, đính kèm đường dẫn tới tài khoản Messenger giả mạo. Trong cảnh báo mới phát ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, một phương...

Mới nhất

Thơm ngon vú sữa Lò rèn