Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamTập trung tối đa nguồn lực đưa NMĐ Nhơn Trạch 3 và...

Tập trung tối đa nguồn lực đưa NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4 vào vận hành thương mại trong tháng 6/2025


Tập trung tối đa nguồn lực đưa NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4 vào vận hành thương mại trong tháng 6/2025


Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch, Tổng Giám đốc Petrovietnam – Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia tập trung tối đa nguồn lực để gấp rút tổ chức thi công Nhà máy điện (NMĐ) Nhơn Trạch 3 và 4, hoàn thành, vận hành thương mại vào tháng 6/2025.


Thủ tướng yêu cầu tập trung tối đa nguồn lực để gấp rút tổ chức thi công NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4, hoàn thành, vận hành thương mại vào tháng 6/2025.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1/CT-TTg ngày 3/1/2025 về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Chỉ thị nêu: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện là một trong những yếu tố nền tảng đảm bảo tăng tốc bứt phá của nền kinh tế và quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới; Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân; Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy triển khai các dự án nguồn điện, lưới truyền tải điện. Nhờ đó, ngay cả trong thời gian năm 2024 nắng nóng kỷ lục hơn 50 năm, phụ tải điện đạt mức kỷ lục hơn 1 tỷ kWh/ngày nhưng hệ thống điện quốc gia vẫn vận hành ổn định, không để thiếu hụt điện. Tuy nhiên, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) còn một số bất cập; việc triển khai các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021-2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.

Thời gian tới, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra cao hơn rất nhiều so với thời gian qua, tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 phấn đấu đạt trên mức 8% và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026-2030 phấn đấu ở mức 2 con số, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 – 10.000 MW). Đây là thách thức rất lớn, trường hợp không kịp thời có giải pháp nhanh chóng phát triển nguồn điện, nhất là các nguồn điện nền, điện xanh, điện sạch, bền vững sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguồn cung điện nghiêm trọng, nhất là trong thời gian từ năm 2026 đến năm 2028.

Để chủ động các giải pháp từ sớm, từ xa, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Petrovietnam – Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc:

Tập trung thực hiện nhiệm vụ cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2025-2030, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chuyển đổi số, phát triển công nghệ cao – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với yêu cầu là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đó, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị, tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy và khẩn trương hoàn thành nhanh nhất các công trình, dự án nguồn điện, truyền tải điện trong phạm vi quản lý của cơ quan mình. Tuyệt đối không để các dự án, công trình ách tắc do việc xử lý chậm trễ các thủ tục hành chính của bộ, ngành, cơ quan, địa phương.

Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025 và các năm tiếp theo; Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thường xuyên theo dõi diễn biến của nhu cầu điện và các yếu tố phát sinh để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, hiệu quả; định kỳ hàng Quý kiểm điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Tập trung rà soát, nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch điện VIII để kịp thời cập nhật các yêu cầu, mục tiêu chiến lược mới về phát triển kinh tế xã hội; cập nhật, bổ sung các dự án nguồn điện mới, nguồn điện xanh, sạch, bền vững, đồng thời loại bỏ, thay thế các dự án chậm tiến độ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, hoàn thành trước ngày 28/2/2025.

Khẩn trương triển khai hoàn thành xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Điện lực số 61/2024/QH15 trước ngày 1/2/2025 để kịp thời đưa các chính sách mới của Luật vào cuộc sống, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan đến sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, giá điện và giá dịch vụ về điện, cơ chế bảo đảm tiêu thụ khí khai thác trong nước, nguyên tắc chuyển ngang giá nhiên liệu sang giá điện; trong đó lưu ý nghiên cứu kỹ để các quy định vừa đáp ứng được việc thu hút đầu tư, đồng thời phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư với lợi ích của nhà nước và của người dân, không để thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách của ngành điện

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách của ngành điện, cụ thể:

Về các dự án nguồn điện:

Chỉ đạo các địa phương triển khai ngay lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện trong Quy hoạch, Kế hoạch điện VIII chưa có nhà đầu tư như: LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná,… hoàn thành trong Quý II/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong Quý III/2028.

Đối với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 (như: Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I (1403 MW – hòa lưới tổ máy số 1 ngày 02 tháng 9 năm 2025),…): Bộ Công Thương, UBND các tỉnh chỉ đạo đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 – 6 tháng; yêu cầu các chủ đầu tư có cam kết tiến độ, thời gian vận hành cụ thể, gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20/1/2025.

Đối với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành, vận hành trong thời gian 2026-2030, gồm các dự án đang thi công (như: Na Dương II, Quảng Trạch I , An Khánh – Bắc Giang, Long Phú I, Hiệp Phước giai đoạn 1) và các dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư, đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (như: LNG Quảng Ninh, LNG Thái Bình, Quảng Trạch II, Hải Lăng giai đoạn 1, BOT Sơn Mỹ I, BOT Sơn Mỹ II, Bạc Liêu, Long An I, Ô Môn II, III, IV…): Bộ Công Thương, UBND các tỉnh chỉ đạo đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục để khởi công, đẩy nhanh tiến độ dự án, cam kết thời gian vận hành cụ thể, phấn đấu hoàn thành, đưa vào vận hành sớm hơn từ 1-2 năm so với kế hoạch. Trường hợp cần thiết, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định các cơ chế, chính sách liên quan để đáp ứng yêu cầu đảm bảo cung ứng điện, nhất là giai đoạn 2026-2028.

Tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 05 năm.

Về truyền tải điện:

Chỉ đạo nghiên cứu đầu tư xây dựng các dự án truyền tải điện theo Quy hoạch điện VIII, tăng cường liên kết mạnh giữa các khu vực, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho Hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía Bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.

Tập trung thi công hoàn thành Dự án đường dây 500 kV Monsoon – Thạch Mỹ trong tháng 1/2025; nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía Bắc để tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025 theo Hiệp định đã ký giữa hai nước.

Khuyến khích sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất; chỉ đạo tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp lắp, sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia. Đẩy mạnh việc mua bán điện trực tiếp theo Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị chức năng, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trên nguyên tắc đảm bảo vận hành linh hoạt, phù hợp với tình hình diễn biến của thời tiết, biến đổi khí hậu và các ràng buộc về cung ứng điện, đặc biệt khu vực miền Bắc trong giai đoạn từ nay đến 2030, hoàn thành trong tháng 2/2025.

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu đối với các nhà máy nhiệt điện

Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tập trung chỉ đạo triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn điện làm chủ đầu tư như Quảng Trạch I, II, Hòa Bình MR, Trị An MR…; nghiên cứu đề xuất đầu tư xây dựng các dự án truyền tải điện theo Quy hoạch điện VIII, đặc biệt là các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên trong 6 tháng (chậm nhất đến tháng 9/2025 phải hoàn thành) để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía Bắc và nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần; tập trung thi công hoàn thành Dự án đường dây 500 kV Monsoon – Thạch Mỹ trong tháng 1/2025; nghiên cứu đề xuất chủ trương đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các nhà máy điện của Lào về các tỉnh phía Bắc để tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025 theo Hiệp định đã ký giữa hai nước.

Chỉ đạo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, bảo đảm hiệu quả vận hành và có thể huy động tối đa công suất phát điện trong những tháng cao điểm năm 2025, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu (than, khí, dầu) đối với các nhà máy nhiệt điện và thiếu hụt nước các hồ thủy điện theo quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khách hàng sử dụng điện triển khai thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm điện; chỉ đạo các đơn vị điện lực địa phương triển khai các quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân lắp đặt điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ thuận lợi nhất.

Tập trung tối đa nguồn lực để gấp rút tổ chức thi công Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch, Tổng Giám đốc Petrovietnam – Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia tập trung tối đa nguồn lực để gấp rút tổ chức thi công NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4, hoàn thành, vận hành thương mại vào tháng 6 năm 2025; tái khởi động thi công nhà máy nhiệt điện Long Phú I trong Quý I/2025 và hoàn thành trong năm 2026; triển khai nhanh các dự án thuộc Chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn, bảo đảm tiến độ dòng khí đầu tiên đạt được vào cuối năm 2026, cung cấp cho các nhà máy điện thuộc trung tâm nhiệt điện Ô Môn bảo đảm đồng bộ tiến độ chuỗi khí – điện, phấn đấu sớm hơn so với kế hoạch từ 1-2 năm; tích cực xử lý ngay các khó khăn vướng mắc Chuỗi dự án khí – điện Cá Voi Xanh để sớm triển khai các dự án nhà máy điện theo quy hoạch; sớm hoàn thành nghiên cứu để triển khai dự án điện gió ngoài khơi thí điểm trong năm 2025.

Nâng cao năng lực, năng suất và sản lượng khai thác than trong nước

Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tập trung chỉ đạo triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn điện do Tập đoàn làm chủ đầu tư như: Na Dương II, hoàn thành trong năm 2026; thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các biện pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng lực, năng suất và sản lượng khai thác than trong nước; theo dõi chặt chẽ và bám sát diễn biến của thời tiết, cung cầu than trong nước để bố trí, lập kế hoạch điều hành khai thác than phù hợp, bảo đảm cung ứng đủ và ổn định than cho các nhà máy điện. Đẩy mạnh khai thác than tăng 20% đến 25% so với năm 2024.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ động có giải pháp thu hút đầu tư, khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án nguồn điện, lưới điện có trong quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn, nhất là các dự án có quy mô công suất lớn, điện nền; phấn đấu khởi công trong Quý II/2025 và hoàn thành đóng điện trong năm 2027 các nhà máy: LNG Quảng Ninh, LNG Thái Bình. Đối với các dự án chưa lựa chọn được nhà đầu tư (LNG Cà Ná, LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập): UBND các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận khẩn trương thực hiện lựa chọn nhà đầu tư các dự án, bảo đảm đủ điều kiện triển khai đầu tư trong năm 2025.

Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hỗ trợ EVN, Petrovietnam, TKV và chủ đầu tư các dự án điện thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền trong triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án điện, các thủ tục liên quan đến đất rừng, đất lúa, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc.

Chỉ đạo thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả trên địa bàn, nhất là trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời. Áp dụng các giải pháp quản lý tối ưu, công nghệ thông minh, sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng, quảng cáo ngoài trời; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp lắp, sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia…


Bình luận



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/414b611b-fa64-444f-b96c-8a5895245999

Cùng chủ đề

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa. Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị TS. Chu Thu Hường, Viện...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 4013/QĐ-BVHTTDL đưa nghệ thuật trình diễn dân gian “Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trình diễn Nghệ thuật Lân Sư Rồng chào mừng Lễ Khánh thành công trình xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng sáng 3.1.2025 Múa Lân Sư Rồng là một hình thức nghệ thuật biểu diễn đặc trưng của người Hoa tại TP.HCM. Nó...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công ty mẹ Tập đoàn cần tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân dẫn dắt trong mọi hoạt động của Petrovietnam

Công ty mẹ Tập đoàn cần tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân dẫn dắt trong mọi hoạt động của Petrovietnam | 03/01/2025 Lượt xem: ...

VietinBank hợp tác với FPT tự động hóa quy trình bằng robot ảo

Ngày 27/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn FPT đã chính thức khởi động Dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI trong hành trình chuyển đổi số, hướng tới vận hành ngân hàng xuất sắc và nâng cao trải nghiệm...

Đón xem phóng sự “Petrovietnam – Khát vọng vươn tới đỉnh cao mới”

Đón xem phóng sự “Petrovietnam - Khát vọng vươn tới đỉnh cao mới” | 03/01/2025 Lượt xem: ...

Bảo đảm an toàn tuyến ống dẫn khí quốc gia trên biển

Bảo đảm an toàn tuyến ống dẫn khí quốc gia trên biển | 03/01/2025 Lượt xem: ...

Bài đọc nhiều

Công ty mẹ Tập đoàn cần tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân dẫn dắt trong mọi hoạt động của Petrovietnam

Công ty mẹ Tập đoàn cần tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân dẫn dắt trong mọi hoạt động của Petrovietnam | 03/01/2025 Lượt xem: ...

Đón xem phóng sự “Petrovietnam – Khát vọng vươn tới đỉnh cao mới”

Đón xem phóng sự “Petrovietnam - Khát vọng vươn tới đỉnh cao mới” | 03/01/2025 Lượt xem: ...

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam

TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam | 07/11/2024 Lượt xem: ...

Petrovietnam dẫn dắt chuyển dịch năng lượng đất nước trong sứ mệnh, tầm nhìn mới

“Chiến lược phát triển Tập đoàn cần làm nổi bật 3 vấn đề lớn: Gắn với các mốc quan trọng của quốc gia, ngành và từng thời kỳ; Đảm bảo an ninh năng lượng theo hướng bền vững; mang tính dẫn dắt và thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước”. Đây là định hướng của Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tại Hội thảo “Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu...

Bảo đảm an toàn tuyến ống dẫn khí quốc gia trên biển

Bảo đảm an toàn tuyến ống dẫn khí quốc gia trên biển | 03/01/2025 Lượt xem: ...

Cùng chuyên mục

Công ty mẹ Tập đoàn cần tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân dẫn dắt trong mọi hoạt động của Petrovietnam

Công ty mẹ Tập đoàn cần tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân dẫn dắt trong mọi hoạt động của Petrovietnam | 03/01/2025 Lượt xem: ...

Đón xem phóng sự “Petrovietnam – Khát vọng vươn tới đỉnh cao mới”

Đón xem phóng sự “Petrovietnam - Khát vọng vươn tới đỉnh cao mới” | 03/01/2025 Lượt xem: ...

Petrovietnam dẫn dắt chuyển dịch năng lượng đất nước trong sứ mệnh, tầm nhìn mới

“Chiến lược phát triển Tập đoàn cần làm nổi bật 3 vấn đề lớn: Gắn với các mốc quan trọng của quốc gia, ngành và từng thời kỳ; Đảm bảo an ninh năng lượng theo hướng bền vững; mang tính dẫn dắt và thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước”. Đây là định hướng của Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tại Hội thảo “Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu...

Bảo đảm an toàn tuyến ống dẫn khí quốc gia trên biển

Bảo đảm an toàn tuyến ống dẫn khí quốc gia trên biển | 03/01/2025 Lượt xem: ...

Nghị định hướng dẫn về phát triển nguồn điện sắp tới sẽ tháo gỡ cho các dự án điện khí LNG

Nghị định hướng dẫn về phát triển nguồn điện sắp tới sẽ tháo gỡ cho các dự án điện khí LNG | 31/12/2024 Lượt xem: ...

Mới nhất

Siêu thị giảm giá bánh, kẹo, quà Tết

Các siêu thị, cửa hàng và doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đều đang tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu, nhằm thu hút khách hàng dịp Tết. Nhiều ưu đãi hấp dẫn Nhằm kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp kinh doanh bánh...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về chính sách ngoại hối cho Trung tâm Tài chính quốc tế

(NLĐO) – Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá tác động của chính sách áp dụng với Trung tâm Tài chính quốc tế trong điều hành...

Gen Z lo ngại bị thay thế song vẫn tận dụng công cụ AI

Dù cho rằng công việc có thể bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế trong thập niên tới, lao động gen Z vẫn tận dụng AI để hỗ trợ việc hoàn thành các nhiệm vụ văn phòng. Và họ rất cởi mở về điều đó. ...

Chủ tịch Hội đồng tín thác ĐH Fulbright Việt Nam nhận Huân chương Công dân Tổng thống

Ông Thomas J. Vallely, một trong những người thúc đẩy thành lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam, vừa được tổng thống Joe Biden vinh danh với Huân chương Công dân Tổng thống. ...

Trực thăng bay đêm cấp cứu quân nhân từ đảo An Bang về đất liền

0h12 ngày 4-1, trực thăng mang số hiệu VN-8620 thuộc Binh đoàn 18 (Bộ Quốc phòng) bay cấp cứu quân nhân được chuẩn đoán viêm màng não, tiên lượng nặng từ đảo An Bang, đã hạ cánh an toàn xuống Bệnh viện Quân y 175, TP. Hồ...

Mới nhất