Trang chủNewsNhân quyềnTập trung nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai

Tập trung nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai


455/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành CSDL địa chính

Ông Võ Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai cho biết, trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật và pháp luật về công nghệ thông tin, thời gian qua, Bộ TN&MT đã ban hành một số Thông tư, Quyết định tạo hành lang pháp lý để Trung ương và các địa phương tổ chức triển khai xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin, CSDL đất đai.

Bên cạnh đó, để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, Bộ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành quy định về thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử và Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSDL đất đai ở địa phương.

anh-bai-ha-noi-1.jpg
Việc xây dựng CSDL đất đai nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai

Mặc dù tiến độ triển khai còn chậm, nhưng kết quả xây dựng CSDL đất đai trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực, nhiều địa phương đã từng bước đưa CSDL đất đai vào quản lý, vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, kết nối liên thông điện tử với các cơ quan có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

Theo đó, đến nay tại Trung ương đã xây dựng xong 4 CSDL đất đai thành phần gồm: Dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quốc gia; dữ liệu về khung giá đất; và dữ liệu về điều tra cơ bản về đất đai cấp vùng và cả nước.

Đến nay, có 46/63 tỉnh, thành phố kết nối, liên thông giữa cơ quan Đăng ký đất đai với cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân; 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư, trong đó đã kết nối được dữ liệu của 461/705 đơn vị cấp huyện, 6.198/10.599 đơn vị cấp xã; 34/63 tỉnh, thành phố đã kết nối, liên thông giữa CSDL đất đai của địa phương với hệ thống một cửa điện tử của địa phương.

Tại địa phương, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai, trong đó, 455/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành CSDL địa chính với hơn 46 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp; 705/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành CSDL thống kê, kiểm kê đất đai và đưa vào vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương; 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng CSDL về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng CSDL giá đất.

Để đạt được những kết quả này, ông Tuấn cho rằng, do sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong việc triển khai Hệ thống thông tin, CSDL đất đai, được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Nhà nước, quy định pháp luật và nhất là sự quan tâm của các địa phương trong việc xác định CSDL là bộ công cụ cơ bản để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, cũng như để giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp một cách minh bạch, nhanh nhất và tốt nhất…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Tuấn cho biết, việc xây dựng CSDL ở một số địa phương còn chậm là do việc quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai của một số địa phương còn hạn chế, chưa tương xứng so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, hồ sơ, tài liệu đất đai được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, thông tin dữ liệu không thống nhất; dữ liệu rất lớn, phức tạp, bao gồm cả dữ liệu đồ họa và dữ liệu thuộc tính với rất nhiều trường thông tin, có nhiều thông tin biến động gây khó khăn cho công tác xây dựng CSDL đất đai; Trình độ chuyên môn, kỹ thuật cán bộ xây dựng, quản lý, vận hành CSDL đất đai ở Trung ương và địa phương hiện nay còn hạn chế; Trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin, mức độ về an toàn, bảo mật thông tin của các địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu, gây khó khăn cho việc vận hành, kết nối, chia sẻ với các hệ thống thông tin khác…

Tập trung nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai

Để hoàn thành xây dựng CSDL và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông vào năm 2025 theo mục tiêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ông Tuấn cho biết, Cục kiến nghị Bộ TN&MT đề xuất báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho các địa phương có khó khăn, không tự cân đối đượ?c ngân sách cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, kê khai, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và xây dựng CSDL đất đai nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai ở địa phương.

Bên cạnh đó, kiến nghị hoàn thiện các hành lang pháp lý đối với hệ thống thông tin, CSDL quốc gia trong Dự thảo Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) và trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như Nghị định, Thông tư.

Bộ TN&MT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quán triệt sâu rộng quan điểm, nhận thức và vai trò của CSDL đất đai đối với chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, tăng cường công tác quản lý đất đai tới các cấp chính quyền địa phương.

Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án “Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin, CSDL tài nguyên và môi trường (Giai đoạn I)” để cung cấp phần mềm ứng dụng hệ thống thông tin đất đai và hạ tầng công nghệ thông tin trong năm 2025 cho các địa phương theo nhu cầu với mô hình CSDL quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất trong cả nước.

Đối với các địa phương, ông Tuấn đề nghị cần xây dựng phương án tổng thể với các giải pháp, nguồn lực thực hiện khả thi và tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện của từng địa phương để hoàn thành CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh, thành phố trong năm 2025.
Đặc biệt, tiếp tục tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai. Tiếp tục rà soát, tái cấu trúc quy trình, nghiệp vụ thủ tục hành chính cung cấp trên cổng dịch vụ công, đáp ứng yêu cầu thực chất, đơn giản, thuận lợi, dễ tiếp cận, dễ sử dụng để tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, khẩn trương triển khai kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu trong CSDL đất đai ở địa phương với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành của các bộ, ngành để tạo thuận lợi, phục vụ thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử…



Nguồn

Cùng chủ đề

Chính quyền Anh chỉ trích chính sách “dấu vân kỹ thuật số” của Google

Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Anh đã chỉ trích Google về việc thay đổi chính sách bị mô tả là "vô trách nhiệm" liên quan đến cách thức theo dõi và thu thập thông tin người dùng trực tuyến để phục vụ quảng cáo mục tiêu. ...

Dữ liệu là nguồn ‘dầu mỏ’ quý giá cho doanh nghiệp

DNVN - Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng dữ liệu (Data) là nguồn tài nguyên quý giá, là "dầu mỏ" của tương lai. Ai biết khai thác, chế biến, sử dụng, người đó có thể chiếm lĩnh đỉnh cao mới. ...

Cơ sở dữ liệu là chìa khóa xây dựng Thành phố thông minh

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện đã có 54 địa phương tại Việt Nam triển khai các đề án liên quan đến đô thị thông minh, tập trung vào các lĩnh vực như giao thông, môi trường, y tế và hành chính. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% các dự án đạt được mức tích hợp dữ liệu liên thông giữa các ngành, lĩnh vực. “Dữ liệu hiện đang bị phân tán, thiếu sự đồng nhất và...

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia

(Dân trí) - Dữ liệu tại cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia là nguồn tài nguyên dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Chiều 30/11, với 451/458 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó quy định về việc lập cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh...

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu, quy định xử lý dữ liệu xuyên biên giới

(Dân trí) - Luật Dữ liệu vừa được Quốc hội thông qua có quy định việc chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới, trường hợp buộc phải cung cấp dữ liệu cho cơ quan Nhà nước. Chiều 30/11, với 451/458 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.Luật vừa thông qua có quy định về việc chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới. Theo đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2024 ngành y tế đạt, vượt 8 chỉ tiêu do Chính phủ giao

(TN&MT) - Trong năm 2024, ngành y tế đã đạt, vượt 8/9 chỉ tiêu của ngành, lĩnh vực do Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP; cùng đó, ngành tập trung đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực quản lý nhà nước; Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả... ...

Pháp luật về địa chất và khoáng sản có tính khoa học, toàn diện và thực tiễn

(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 có tính khoa học, toàn diện, thực tiễn và được tuân thủ nghiêm minh sẽ loại trừ được những bất cập liên quan đến hoạt động địa chất, khoáng sản như hiện nay. ...

Khẳng định vị thế trong thực hiện các dự án quan trọng của Ngành TN&MT

(TN&MT) - Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ban Quản lý dự án) diễn ra sáng ngày 20/12, tại Hà Nội. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc...

Thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1617/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

World Vision và Panasonic trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời cho hộ dân khó khăn ở Điện Biên

Ngày 19/12, tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Panasonic đã trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời xách tay cho các hộ dân tại huyện Tủa Chùa và Mường Chà (tỉnh Điện Biên). Chương trình nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt giúp trẻ em có điều kiện khó khăn có thể học tập tại nhà tốt hơn. Đây là hoạt động...

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Quyết liệt và hành động vì một cộng đồng không ma túy

(Dân Sinh) - "Vì cộng đồng không ma túy" là chủ đề chính sự kiện truyền thông về phòng, chống ma túy vừa được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tối 19/12, tại Quảng trường Lam Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Nhà hát Kịch Việt Nam và Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Chương trình...

Mới nhất

Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam chào xã giao Tư lệnh bờ Tây Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ

(Bqp.vn) - Tiếp tục các hoạt động thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ, sáng 19/12, tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3...

“Robot kiến” hứa hẹn thành công cụ y khoa đột phá

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Hanyang (Hàn Quốc) vừa cho ra mắt loại robot siêu nhỏ với kích thước tính bằng micromet và có thể phối...

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(Bqp.vn) - Sáng 19/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động Chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân...

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Một số tin tức đáng chú ý: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã và nhiều tổ chức, đơn vị; Điều chỉnh giao thông trung tâm TP.HCM, tạm ngưng đào đường Tết dương...

Tăng số ca bệnh nhân bị đột quỵ do thời tiết lạnh

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. So với năm...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm