Trang chủNewsThời sựTập trung chỉ đạo, khẩn trương thực hiện có hiệu quả các...

Tập trung chỉ đạo, khẩn trương thực hiện có hiệu quả các luật, nghị quyết


Sáng 29/6, Quốc hội đã bế mạc Kỳ họp thứ 7 sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Công tác nhân sự được thực hiện chặt chẽ

Phát biểu bế mạc Kỳ họp 7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là “kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một Kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay”. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân cả nước rất quan tâm, theo dõi. 






Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp (Ảnh: QH) 

Theo chương trình, nội dung của Kỳ họp, công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước. Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an; phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đồng thời tiến hành công tác nhân sự khác theo thẩm quyền và đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các , các cơ quan của Quốc hội, các quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan đã thể hiện trách nhiệm cao trong việc chuẩn bị nội dung trình Quốc hội; công tác phối hợp được thực hiện kịp thời và hiệu quả hơn. 

Các vị đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trọng tâm; có nhiều ý kiến phát biểu trí tuệ, sâu sắc, trên tinh thần xây dựng; phản ánh khách quan, toàn diện thực tế đời sống xã hội tại nghị trường. 


Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện kịp thời, đầy đủ diễn biến cả trước, trong và sau mỗi ngày họp; công tác  bảo đảm chu đáo, tuyệt đối an toàn; tiếp tục khẳng định nỗ lực, quyết tâm của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ với nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đất nước.

“Tại Kỳ họp này đã có 936 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu và đã có 750 lượt đại biểu phát biểu, trong đó có 708 lượt đại biểu phát biểu thảo luận, 42 lượt đại biểu tranh luận trong phiên thảo luận tại Hội trường; có 2.119 lượt đại biểu phát biểu tại phiên thảo luận Tổ” – Chủ tịch Quốc hội cho biết. 

Quốc hội đã dành 2,5 ngày tiến hành chất vấn 3 vị Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước về 4 lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường – – Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Kiểm toán nhà nước; các Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn. Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung để ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các luật, nghị quyết 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã thông qua 11 luật gồm: Luật Lưu trữ; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.






Quang cảnh phiên bế mạc Kỳ họp (Ảnh: QH) 

Quốc hội đã xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật gồm: Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025 và Nghị quyết chung của Kỳ họp. 

Quốc hội đã cho ý kiến đối với 11 dự án luật; xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác.

Để bảo đảm yêu cầu “pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các luật, nghị quyết vừa được Kỳ họp thứ 7 thông qua để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.

Thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần các gia đình chính sách, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn và toàn thể Nhân dân; đáp ứng với sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan hữu quan, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới đây.

Nhấn mạnh năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2021 – 2026, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ, “với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sát sao, kịp thời của Đảng; sự chủ động, đồng hành, giám sát linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội; sự quản lý, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, đồng bào ta ở nước ngoài, nhất định đất nước ta sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng”./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/tap-trung-chi-dao-khan-truong-thuc-hien-co-hieu-qua-cac-luat-nghi-quyet-671299.html

Cùng chủ đề

Khai hội đạp xe “Vì hòa bình”

Sáng 29/6, tại kỳ đài bờ bắc di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh Niên đã tổ chức khai hội đạp xe Vì hòa bình, mở đầu cho chuỗi sự kiện Lễ hội Vì hòa bình lần đầu được tổ chức với quy mô quốc gia và quốc tế tại đất thiêng Quảng Trị. ...

Việt Nam-Đức cập nhật và xây dựng phương hướng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ đã có các cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang Đức (BMBF), một số trường đại học lớn, các khu công nghệ cao và trung tâm khởi nghiệp tại quốc gia Tây Âu này.

Tăng học phí, dịch vụ y tế là những nguyên nhân làm tăng CPI 6 tháng đầu năm

CPI tháng 2/2024: 9/11 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giá tăng Đâu là nguyên nhân khiến CPI quý I/2024 tăng 3,77%? Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% Tại buổi họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội quý II/2024 và 6 tháng đầu năm 2024 được tổ chức vào sáng 29/6, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai hội đạp xe “Vì hòa bình”

Sáng 29/6, tại kỳ đài bờ bắc di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh Niên đã tổ chức khai hội đạp xe Vì hòa bình, mở đầu cho chuỗi sự kiện Lễ hội Vì hòa bình lần đầu được tổ chức với quy mô quốc gia và quốc tế tại đất thiêng Quảng Trị. ...

Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực sớm 5 tháng

Sáng 29/6, với 404/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 83,13%), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo đó, Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín...

Từ 1/7 giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí

Ảnh minh hoạ (Ảnh: TL)  Theo đó,...

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ước tăng 5,66%

 Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Hà Giang trong 6 tháng đầu năm tăng so...

Sớm đưa vào vận hành sàn giao dịch cao su

Ông Lê Thanh Hưng – Tổng Giám đốc VRG phát biểu tại hội nghị  ...

Bài đọc nhiều

6 tháng đầu năm 2024, Cao Bằng đón trên 1,1 triệu lượt du khách

Tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 6/2024 tỉnh Cao Bằng diễn ra chiều 28/6, đồng chí Bế Thanh Tịnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Cao Bằng cho biết, tình hình du lịch của tỉnh 6 tháng đầu năm đang có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, 6 tháng qua, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng tốt. Theo thống kê, Cao Bằng đã đón trên 1,1 triệu lượt khách...

Ông Trương Thanh Hoài làm thứ trưởng Bộ Công Thương

Ông Trương Thanh Hoài được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương từ ngày 21-6 tại Quyết định số 555 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.Tại lễ trao quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chúc mừng tân Thứ...

TP Thủ Dầu Một khai mạc ngày hội Gia đình Việt Nam 2024

Phát biểu khai mạc, ông Trần Bảo Lâm, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một cho biết, từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Trong những năm qua, lãnh đạo TP Thủ Dầu Một rất quan tâm và có nhiều chương trình, kế hoạch nhằm giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp, mỗi cá...

Hội nghị quốc tế Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ diễn ra tại Cao Bằng vào tháng 9 tới

Trong cuộc họp giao ban báo chí chiều 28/6, đồng chí Bế Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Cao Bằng cho biết, Hội nghị quốc tế Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ diễn ra tại Cao Bằng từ ngày 7 - 15/9/2024, với nhiều sự kiện, hoạt động quan trọng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các giải pháp hiệu quả xây dựng và...

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp nước Cộng hòa Dominica, Limber...

Cùng chuyên mục

   

Sáng 29/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH (sửa đổi) với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 93,42% tổng số đại biểu Quốc hội.  So với Luật BHXH 2014, Luật BHXH sửa đổi có nhiều thay đổi hướng tới các mục tiêu lớn.  Sửa đổi quy định hưởng BHXH một lần  Nghị quyết số 28 của Trung ương đề ra định hướng, có quy định phù hợp để giảm tình trạng...

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Điểm "son" của Kỳ họp thứ 7 Sáng 29/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc.  Đánh giá về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) nhìn nhận, những quyết sách quan trọng được thông qua và những dự án luật có tầm quan trọng lớn đối với sự...

Quốc hội thông qua nhiều nghị quyết về công tác nhân sự tại kỳ họp thứ 7

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh...

Bảng lương công chức từ ngày 1/7 cao nhất 23,4 triệu đồng/tháng

Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tiền lương. Theo đó, Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ, từ 1/7/2024 mức lương cơ sở tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%), chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.  Như vậy, lương công chức tới đây vẫn áp dụng...

Mới nhất

Tăng học phí, dịch vụ y tế là những nguyên nhân làm tăng CPI 6 tháng đầu năm

CPI tháng 2/2024: 9/11 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giá tăng Đâu là nguyên nhân khiến CPI quý I/2024 tăng 3,77%? Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% Tại buổi họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội quý II/2024 và 6...

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Điểm "son" của Kỳ họp thứ 7 Sáng 29/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc.  Đánh giá về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) nhìn nhận, những...

Phó Đại sứ Australia tại Mỹ nhận định về khả năng AUKUS mở rộng đối tác

AUKUS được thành lập năm 2021 để đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Đã có một số do dự về việc Nhật Bản tham gia.

Vì sao Nhật Bản chưa thể tách rời kinh tế với Trung Quốc?

Nhật Bản là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, dù nền kinh tế của Tokyo và Bắc Kinh dường như đang phân tách nhưng trên thực tế đôi bên chỉ đang trải qua một giai đoạn thay đổi về cơ cấu.

Mới nhất

   

Nụ cười Việt Nam