Trang chủNewsThời sựTập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3...

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra


Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra- Ảnh 1.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Nghị quyết nêu rõ, để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024, trong đó, lạm phát phải kiểm soát dưới 4,5% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng 7%, tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026 – 2030; Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội, trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm sau:

Ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng

Tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiên quyết tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển.

Cụ thể, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao nắm chắc tình hình thị trường, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường. Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây tăng giá đột biến, nhất là thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao và tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai quy định về quản lý giá, thuế, phí, ổn định giá nguyên vật liệu, mặt hàng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân; xử lý nghiêm theo pháp luật các hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá. Chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm, trong đó có giá điện, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, giá các dịch vụ giáo dục đào tạo, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tiếp tục mở rộng cơ sở thu, nhất là thu các giao dịch thương mại điện tử, nhà cung cấp nền tảng số nước ngoài, triển khai cổng dữ liệu thông tin về sàn thương mại điện tử và tích cực, khẩn trương mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là dịch vụ ăn uống…; phấn đấu bằng được thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao.

Tiếp tục đẩy mạnh tiết kiệm chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực bảo đảm cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm, tiết kiệm 5% dự toán chi thường xuyên được giao theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay từ khi phân bổ cấp phát ở trung ương.

Nghiên cứu nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng 50 – 60 nghìn tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế và khắc phục hậu quả bão, lũ…

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội; nghiên cứu nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng 50 – 60 nghìn tỷ đồng.

Bảo đảm nguồn dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, trả lương, chính sách an sinh xã hội

Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác. Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong phạm vi cho phép.

Theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể, góp phần bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Khai thác dư địa nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách còn thấp so với giới hạn cho phép để huy động thêm nguồn lực cho phát triển, nhất là đầu tư cho các công trình hạ tầng chiến lược quốc gia.

Điều hành ngân sách bảo đảm nguồn dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, trả lương, chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách phát sinh.

Điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, kịp thời có giải pháp quản lý, điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng và các hàng hóa thiết yếu khác; bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, tuyệt đối không để thiếu hụt nguồn cung điện, xăng dầu trong mọi tình huống.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, có kế hoạch sản xuất bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, nhất là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ, thiên tai, cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực, thực phẩm trong những tháng cuối năm.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc triển khai quyết liệt, hiệu quả các chiến lược phát triển, kế hoạch sử dụng vốn cho sản xuất, kinh doanh đã đề ra, phát huy cao nhất hiệu quả nguồn lực đầu tư để đầu tư các dự án lớn trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội.

Trong đó, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tập trung chỉ đạo đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với 34 bộ, cơ quan và 23 địa phương có mức giải ngân dưới mức bình quân của cả nước.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu và bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án; lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý; chủ động, tích cực giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên… Đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ các dự án; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh, thực hiện, giải ngân, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công.

Tiếp tục chủ động theo dõi, đôn đốc, có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện và giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia, có tính liên tỉnh, liên vùng, kết nối quốc gia, khu vực, quốc tế

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết “đường găng tiến độ hoàn thành các dự án trong năm 2025” phù hợp điều kiện giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, thời tiết để làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025.

Tổ chức thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc” để chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tích cực triển khai chuẩn bị đầu tư một số dự án đường sắt quan trọng (tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, kết nối Việt Nam – Trung Quốc), các tuyến đường bộ cao tốc giai đoạn 2026 – 2030 và nâng cấp, mở rộng đường bộ cao tốc đã được đầu tư theo quy mô phân kỳ lên quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Không để người dân thiếu ăn, thiếu ở, học sinh thiếu lớp, người bị thương thiếu nơi khám chữa bệnh

Chủ động, kịp thời có phương án phòng, chống, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Các bộ, cơ quan, địa phương không được chủ quan, tăng cường cảnh giác, chủ động các phương án đối phó với diễn biến bất thường, nguy hiểm của thời tiết, khí hậu cực đoan; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và mọi nguồn lực hợp pháp để ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, đảm bảo an toàn, tính mạng, sức khỏe và ổn định đời sống của nhân dân. Trong đó, tập trung cao độ thực hiện kế hoạch và phương án khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, nhất là cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương; không để người dân nào thiếu ăn, thiếu chỗ ở, bị rét, thiếu nước uống, không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường, không để người bị thương, bị bệnh thiếu nơi khám chữa bệnh; khẩn trương hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân vùng bão, lũ; sớm khắc phục sự cố điện, nước sạch, viễn thông và các lĩnh vực thiết yếu khác phục vụ đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời khẩn trương rà soát, gia cố những vị trí xung yếu, ứng phó hiệu quả các ảnh hưởng của hoàn lưu bão như mưa lũ, ngập lụt, sạt lở, sụt lún, lũ ống, lũ quét; đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra… Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, bão, lũ và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương ứng phó kịp thời, hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân, an toàn đê điều, hồ đập trong mưa bão; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất kinh doanh và ổn định cuộc sống.

Thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu nông sản, lương thực; bảo đảm dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Đẩy mạnh hơn nữa sản xuất nông nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan và các địa phương ven biển tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong thời gian sớm nhất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nâng cao năng lực dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thiên tai, thời tiết nguy hiểm cho các cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động công tác ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, nhất là thiệt hại về người do lũ, sạt lở đất ở khu vực Bắc Bộ.

Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu

Cũng tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu phải đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, kiểm soát hiệu quả nhập khẩu; phát triển thị trường nội địa; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai các giải pháp kết nối vùng nhằm giảm chi phí vận chuyển, logistics, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển đầu tư đến các vùng có lợi thế cạnh tranh về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ để giảm chi phí sản xuất.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam. Tiếp tục tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi toàn quốc, đưa hàng hóa đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp. Khuyến khích các sàn thương mại điện tử triển khai chương trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm địa phương.

Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới, mở rộng các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, thị trường sản phẩm Halal…

Thực hiện kịp thời các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước. Phối hợp với Bộ Tài chính sớm nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử hiện đang tạo sức ép lớn lên hàng hóa sản xuất trong nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch sang các thị trường lân cận; khẩn trương đàm phán, thống nhất với các cơ quan liên quan của Trung Quốc giảm tỷ lệ kiểm dịch động thực vật, khơi thông hàng hóa nông sản vào thị trường Trung Quốc.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tăng cường hợp tác, tổ chức đối thoại kinh tế với các đối tác chiến lược, chiến lược toàn diện để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích các ngân hàng thương mại nghiên cứu, ban hành các gói tín dụng để hỗ trợ thúc đẩy một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng; rà soát, đánh giá việc thực hiện tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng để có biện pháp điều hành kịp thời, khả thi, hiệu quả theo quy định nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; ưu tiên hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả.

Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới như bán dẫn, năng lượng sạch, Hydrogen…

Triệt để xóa bỏ cơ chế xin – cho từ khâu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi.

Các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức nghiên cứu, tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ để tổ chức thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định thủ tục hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bảo đảm thực chất, hiệu quả. Triệt để xóa bỏ cơ chế xin – cho từ khâu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo do Lãnh đạo Chính phủ làm Trưởng Ban để rà soát, tổng hợp các dự án đang gặp vướng mắc, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp và xây dựng Nghị quyết của Chính phủ để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương giải quyết theo từng nhóm vấn đề cụ thể, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Phát triển hệ thống an sinh xã hội theo hướng bao trùm, bền vững, đa dạng

Chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đẩy mạnh phát triển hệ thống an sinh xã hội theo hướng bao trùm, bền vững, đa dạng, nâng cao khả năng tiếp cận của các đối tượng bảo hộ, trợ giúp xã hội. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong 2025 để đạt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an theo chức năng, nhiệm vụ được giao làm tốt công tác cứu nạn, cứu hộ cho Nhân dân vùng bão, lũ và khắc phục hậu quả bão, lũ, bảo đảm an ninh, an toàn, an dân.

Nghị quyết cũng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách; đấu tranh, xử lý kịp thời, phản bác hiệu quả luận điệu, thông tin xuyên tạc trên không gian mạng. Kêu gọi tinh thần tương thân, tương ái…



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tap-trung-cao-do-khac-phuc-hau-qua-do-bao-so-3-gay-ra-380025.html

Cùng chủ đề

Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt...

Hưởng ứng Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam về phát huy những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” và hưởng ứng chung tay giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (còn gọi là siêu bão Yagi) với cường độ rất mạnh đã tràn vào các tỉnh Miền...

Sẽ tắt sóng 2G từ ngày 15/10

Trong bối cảnh còn hơn 3 triệu thuê bao chưa đổi thiết bị, Bộ TT-TT đã quyết định lùi thời gian tắt sóng 2G thêm 1 tháng. Như vậy, đến ngày 15/10 tới đây sẽ chính thức tắt sóng 2G. Cụ thể, ngày 13/9 vừa qua, Bộ TT-TT đã ban hành thông tư số 10 về ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của thông tư 03 và 04 - liên quan đến quy hoạch các băng...

Cụ ông 84 tuổi bán vé số ủng hộ 1 triệu đồng hỗ trợ người dân khắc phục bão lũ

Theo đó, vào chiều 12/9, cụ Lê Văn Viêm (84 tuổi, làm nghề bán vé số, trú tại thôn Hưng An, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã đến Uỷ ban MTTQ Việt...

Hà Nội hoàn thành thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận trước 20/9

Để khẩn trương hoàn thành việc thu dọn, vệ sinh môi trường đối với các cây xanh đô thị bị gãy, đổ do bão số 3 gây ra (trước mắt là trên địa bàn các quận nội thành), Chủ tịch UBND TP yêu cầu Chủ tịch UBND các quận chỉ đạo UBND các phường, lực lượng chức năng, huy động phương tiện vận chuyển, nhân lực của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân...

Hà Nội khai mạc Festival Sinh vật cảnh, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ

Tới dự lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất năm 2024 có Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, đại diện một số bộ ngành, tổ chức trong nước và quốc tế, cùng đông đảo nghệ nhân, doanh nghiệp, chủ nhà vườn trên khắp cả nước... Phát biểu khai mạc Festival tối 14/9, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đặt vào vai trò của cử tri và người đại biểu để thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Lãnh đạo Cục, Vụ, các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đồng tình với những tồn tại được Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chỉ ra tại cuộc họp,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền,...

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tân Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hứa tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trước hết là thực hành lời dạy của Bác Hồ đối với người cán bộ kiểm sát nhân dân phải công minh,...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không...

Bài đọc nhiều

Kim Jae Joong chia buồn với khán giả Việt về thiệt hại sau bão số 3 trong concert Flower Garden

Kim Jae Joong gửi lời hỏi thăm và hy vọng khán giả Việt Nam sớm vượt qua những khó khăn do cơn bão Yagi gây ra, để sớm ổn định và có cuộc sống tươi đẹp hơn. Kim Jae Joong nhận được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả Việt - Video: THƯỢNG KHẢI Kim Jae Joong biểu diễn đầy cảm xúc trong live concert Flower Garden - Ảnh: X Tối 14-9, live concert Flower Garden của ca sĩ Kim Jae Joong diễn ra...

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an biểu dương Công an tỉnh Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả

Những 'người hùng nhí' cứu 2 em nhỏ đuối nước ở Hà Tĩnh Thủ tướng biểu dương ngành Công Thương và nhiều đơn vị trong ứng phó với bão số 3 Ngày 16/9/2024, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa và Trưởng Công an TP. Thanh Hóa về thành...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Hủy gần 80 chuyến tàu do bão lũ, đường sắt thiệt hại 28 tỷ đồng

Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, do ảnh hưởng bão số 3...

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi)

Cơn bão số 3 (Yagi) gây nhiều thiệt hại đối với Việt Nam.  ...

Nhiều tổ chức quốc tế chuyển hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão, lũ

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 16/9, tại sân bay Nội Bài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đã tiếp nhận hàng cứu trợ cho người dân vùng thiên tai từ ông David Paul Kletzing - Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức Samaritan’s Purse (tổ chức phi chính...

Mới nhất

Công ty Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp

Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New CityLiên quan đến việc chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng (1.960 lô đất) tại Dự án Nhơn Hội New City, Công ty Danh Khôi kiến nghị tỉnh Bình Định thực hiện thủ tục đã áp dụng với 2.522...

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden GateTập đoàn Golden Gate đón phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm, làm việc tại trụ sở ở Hà Nội. Chuyến thăm diễn ra vào ngày 13/9, với sự...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. ...

Mới nhất