Trang chủNewsThời sựTập trung các giải pháp đưa ngành Tài nguyên và Môi trường...

Tập trung các giải pháp đưa ngành Tài nguyên và Môi trường hoàn thành toàn diện các mục tiêu năm 2025

(TN&MT) – Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá cần tập trung thực hiện trong năm 2025 để ngành Tài nguyên và Môi trường hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2025 và cả nhiệm kỳ, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài nguyên và Môi trường. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

small_pttg-chu-tri-hoi-nghi.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được Chính phủ xác định là năm tăng tốc, bứt phá, tạo tiền đề, động lực cho năm 2025 để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết của Quốc hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thông tin tới Hội nghị, trong năm, tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố bất định; cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang, bất ổn chính trị gia tăng; tăng trưởng toàn cầu phục hồi chậm; các thách thức an ninh phi truyền thống tác động trực tiếp, đa chiều đến phát triển của nhiều quốc gia, khu vực.

Ở trong nước, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cơ bản ổn định, tăng trưởng ở mức cao, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước các tác động bên ngoài, cũng như những hạn chế, bất cập nội tại, đồng thời phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ.

Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định, dự báo chính xác tình hình, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều quyết sách; đồng thời, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của đất nước.

small_20241221_tk-bo_6-1-.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu khai mạc Hội nghị

Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trường, đóng góp vào phát triển của đất nước

Qua công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, Lãnh đạo Bộ luôn ý thức rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ quản lý các nguồn lực quan trọng của quốc gia, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, khối lượng công việc và yêu cầu quản lý nhà nước đối với Bộ, cũng như toàn ngành Tài nguyên và Môi trường là rất lớn; đặc biệt, năm 2024 là năm bản lề, tăng tốc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội cho cả nhiệm kỳ.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, trong năm 2024, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và của từng địa phương. Trong đó, nổi bật là:

Thứ nhất, thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn phát triển của đất nước. Việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật được toàn Ngành triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Thứ hai, hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phân bổ, bố trí, sử dụng hợp lý không gian và nguồn lực cho phát triển các ngành, lĩnh vực, các vùng kinh tế – xã hội, các địa phương và cả nước.

Thứ ba, công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển, làm nền tảng thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

small_pttg-chup-luu-niem.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự Hội nghị

Thứ tư, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu về môi trường đã trở thành tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả, tính bền vững kinh tế – xã hội của quốc gia và từng địa phương. Các giải pháp về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế toàn hoàn, kinh tế các – bon thấp đã đạt được kết quả bước đầu.

Thứ năm, công tác dự báo khí tượng, thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai luôn chủ động “đi sớm, đi trước”, chất lượng được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các biện pháp phòng, chống, qua đó góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Thứ sáu, công tác chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực; công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.

small_20241221_tk-bo_7.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá cần tập trung thực hiện trong năm 2025 để ngành Tài nguyên và Môi trường hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2025 và cả nhiệm kỳ, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Cùng chia sẻ những kinh nghiệm tạo hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của Ngành

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng cho rằng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác quản lý nhà nước ngành Tài nguyên và Môi trường cũng còn những mặt tồn tại, hạn chế, như: một số thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; chất lượng triển khai chính sách, pháp luật không đồng đều giữa các địa phương.

Nguồn lực tài nguyên ở nhiều nơi chưa được sử dụng hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, gây nên tình trạng lãng phí; việc vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản còn xảy ra ở nhiều nơi.

Tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông, cụm công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm không khí tại các đô thị chưa được quan tâm khắc phục.

Công tác phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để; công tác chuyển đổi số trong Ngành chưa đáp ứng với yêu cầu quản trị hiện đại.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, địa bàn còn hạn chế.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, hội nghị của diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường, khi toàn Ngành đang tập trung thực hiện đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, bảo đảm hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng chỉ đạo của Trung ương và của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương.

Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị phát huy dân chủ, thẳng thắn trao đổi, thảo luận, làm sâu sắc hơn những kết quả đạt được; phân tích, chỉ rõ các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; cùng chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của Ngành.

Đồng thời, phân tích, dự báo bối cảnh tình hình và các yếu tố tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ngành; đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá cần tập trung thực hiện trong năm 2025 để ngành Tài nguyên và Môi trường hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2025 và cả nhiệm kỳ, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tap-trung-cac-giai-phap-dua-nganh-tai-nguyen-va-moi-truong-hoan-thanh-toan-dien-cac-muc-tieu-nam-2025-384811.html

Cùng chủ đề

Vàng nhẫn tăng vọt, vượt xa vàng miếng

Giá vàng chiều nay 21/12/2024: Cùng chiều với vàng thế giới, giá vàng nhẫn trong nước tăng mạnh ngay khi mở cửa sáng 21/12 và vượt xa giá vàng SJC. Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 21/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 81,8-83,8...

Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.

Lãng đãng Ba Khan

Nếu muốn được hòa mình cùng thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, ít ồn ào của đám đông, Ba Khan (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) chính là lựa chọn dành cho bạn. Thung lũng Ba Khan thuộc huyện Mai...

Lượng người tăng gấp 3 lần, các điểm cấp, đổi bằng lái xe Hà Nội bị quá tải

TPO - Trong hai tuần qua, các điểm cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX - bằng lái) tại Sở GTVT Hà Nội lượng người đến làm thủ tục bỗng dưng tăng cao, có thời điểm gấp 3 lần bình thường. Dẫn đến bị quá tải và người dân phải xếp hàng kéo dài. TPO - Trong hai tuần qua, các điểm cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX - bằng lái) tại Sở GTVT Hà Nội...

Đổi mới giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non mới dự kiến sẽ được triển khai thí điểm tại 120 cơ sở giáo dục mầm non ở 40 huyện (thuộc 20 tỉnh đại diện các vùng miền) trong 3 năm học có nhiều điểm mới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đột phá về ngoại giao kinh tế để góp phần tăng trưởng 2 con số

Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. ...

Công bố 10 sự kiện của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

(TN&MT) - Trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Theo Quyết định số: 4132/QĐ-BTNMT ngày...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành...

(TN&MT) - Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Năm 2024 ngành y tế đạt, vượt 8 chỉ tiêu do Chính phủ giao

(TN&MT) - Trong năm 2024, ngành y tế đã đạt, vượt 8/9 chỉ tiêu của ngành, lĩnh vực do Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP; cùng đó, ngành tập trung đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực quản lý nhà nước; Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả... ...

Pháp luật về địa chất và khoáng sản có tính khoa học, toàn diện và thực tiễn

(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024 có tính khoa học, toàn diện, thực tiễn và được tuân thủ nghiêm minh sẽ loại trừ được những bất cập liên quan đến hoạt động địa chất, khoáng sản như hiện nay. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Cùng chuyên mục

Bình Định: Tập huấn dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê

Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở xã An Trung (huyện An Lão).Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số....

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó. Ngày 21/12, UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất, đá tại một số điểm dân cư trên địa bàn xã Trà Don, huyện Nam Trà My. Theo...

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. ...

Cứu 14 người gặp nạn trên vùng biển Bình Định

12 thuyền viên và 2 hành khách gặp nạn trên vùng biển Bình Định đã được lực lượng chức năng kịp thời ứng cứu. ...

Làm tốt công tác tư tưởng khi hợp nhất Bộ Lao động

(NLĐO)- Bộ Nội vụ cho biết cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác ...

Mới nhất

Sơn La chuyển đổi số du lịch, thu hút hàng triệu lượt du khách

Không chỉ khai thác tài nguyên thiên nhiên, sắc màu văn hóa, việc chuyển mình, bắt nhịp với dòng chảy chuyển đổi số đã giúp du lịch Sơn La thêm một năm bứt phá, đón lượng lớn du khách và doanh thu...

“Lá chắn rồng” chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Sau thành công tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất năm 2022, Công ty TNHH Công nghệ cao OSB (OSB Hightech) - thành viên của Tập đoàn OSB - tiếp tục khẳng định vị thế của mình tại triển lãm năm nay với các sản phẩm quốc phòng đột phá....

Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025

DNVN - Bộ Nội vụ đang lên kế hoạch nghiên cứu và rà soát các chính sách tiền lương để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong năm 2025. Nội dung này nằm...

Cây thông Baby Three hút khách dịp Giáng sinh

Cơn sốt Baby Three dường như chưa hạ nhiệt, khi được kết hợp trang trí với cây thông Noel có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng đang rất thu hút giới trẻ dịp Giáng sinh năm nay. ...

Mới nhất