Trang chủChính trịNgoại giaoTạo xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan...

Tạo xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản

Ngay sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 4 – 7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị mới, đồng thời cũng là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 12 năm kể từ năm 2012.

Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”. Chuyến thăm góp phần đưa hợp tác trên kênh nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện Nhật Bản đi vào thực chất và bền vững, qua đó góp phần cụ thể hóa nội hàm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.

Tin cậy chính trị cao, gắn kết chặt chẽ trên các lĩnh vực

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973. Trải qua hơn 50 năm, quan hệ hai nước có những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất trên tất cả các lĩnh vực với sự tin cậy chính trị cao và sự gắn kết chặt chẽ trên các lĩnh vực kinh tế, nguồn nhân lực, hợp tác địa phương. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được đánh giá là hình mẫu tiêu biểu cho sự hợp tác hiệu quả, chân thành, với tiềm năng và triển vọng hết sức rộng mở.

Tạo xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki và Phu nhân tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Về chính trị – đối ngoại, từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đã lần lượt xác lập khuôn khổ quan hệ từ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” năm 2002 lên “Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” năm 2009, “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” năm 2014. Và, ngày 27/112023, Việt Nam và Nhật Bản nhất trí nâng cấp lên quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.

Việc nâng cấp quan hệ thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” phản ánh mức độ tin cậy chính trị cao và sự chín muồi của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, mở ra thời kỳ hợp tác phát triển mới thực chất và hiệu quả hơn nữa trên mọi lĩnh vực, đáp ứng mong muốn, nhu cầu và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại khu vực và trên thế giới.

Tháng 11 vừa qua đánh dấu một năm Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới. Đánh giá về quan hệ hợp tác song phương trong một năm qua, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki khẳng định, mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam đang ngày càng sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, không chỉ về kinh tế, thương mại, đầu tư mà cả về an ninh, quốc phòng và giao lưu nhân dân.

Đặc biệt, Đại sứ Ito Naoki cho biết, tháng 3/2024, Nhật Bản và Việt Nam đã nhất trí khởi động “Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam trong kỷ nguyên mới”. Hai bên nhất trí tiếp tục thảo luận và đạt được kết quả cụ thể trên 5 lĩnh vực hợp tác: năng lượng, đổi mới sáng tạo, tăng cường chuỗi cung ứng bao gồm công nghiệp phụ trợ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hoàn thiện môi trường đầu tư. Trong lĩnh vực bán dẫn, các doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng quan tâm đến Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản vốn có nền tảng tốt đẹp và nhiều lợi ích chung, đạt đồng thuận cao và sự ủng hộ trong nội bộ Nhật Bản và các chính đảng lớn của bạn. Tin cậy chính trị được duy trì ở mức cao thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước. Nổi bật gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (tháng 11/2021); chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản (tháng 5/2023). Tiếp đó, vào tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN – Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương tại Nhật Bản. Ngày 3/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra tại Vientiane, CHDCND Lào (tháng 10/2024).

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru (tháng 11/2024). Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro, Brazil (tháng 11/2024)…

Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Suga Yoshihide có chuyến thăm chính thức Việt Nam (tháng 10.2020), tiếp đó là chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio (tháng 4/2022); chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Otsuji Hidehisa (tháng 9/2023). Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Kiko thăm và dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (tháng 9/2023)…

Hợp tác kinh tế, thương mại và hợp tác địa phương được thúc đẩy mạnh mẽ

Quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản được xây dựng trên nền tảng là các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà hai nước đã ký kết cũng như thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản tại Việt Nam. Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư lớn thứ 3, đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Nhật Bản cũng là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yen lớn nhất cho Việt Nam với tổng giá trị vay tính đến hết năm tài khóa 2020 là 2.812,8 tỷ Yen (tương đương 27,5 tỷ USD), chiếm hơn 26% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ.

Tạo xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Đại diện đại sứ quán Singapore và Nhật Bản cùng Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản, tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nguồn vốn ODA của Nhật Bản góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, tạo động lực lan tỏa tích cực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững; hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Tính đến hết tháng 8/2024, Nhật Bản có 5.417 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 79,3 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Singapore trong tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Về thương mại, 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 30,47 tỷ USD, tăng 5,07% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 16,1 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 14,37 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Hợp tác an ninh – quốc phòng tiếp tục là trụ cột quan trọng của hai nước. Hai bên chủ trương thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị an ninh trên biển; từng bước tiến hành giao lưu, tham gia huấn luyện chung với các lực lượng của Nhật Bản và quốc tế; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Với lĩnh vực hợp tác lao động, hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam; Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (tháng 6.2017); Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ lao động kỹ năng đặc định (tháng 5.2019). Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong tổng số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản (khoảng 310.000 người).

Trong hợp tác giáo dục, Việt Nam là nước đầu tiên chính thức đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở bậc THCS từ năm 2003, tiểu học từ năm 2019. Và, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam thông qua các chương trình viện trợ ODA. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 51 nghìn người. Nhật Bản đã hỗ trợ nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao cũng như xây dựng Trường Đại học Việt – Nhật nhằm đào tạo nguồn lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ.

Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ với 110 văn bản hợp tác được ký kết giữa các địa phương của Việt Nam và Nhật Bản, trong đó các cặp quan hệ tiêu biểu như TP. Hồ Chí Minh – Osaka, Nagano; Hà Nội – Fukuoka, Tokyo; Đà Nẵng – Sakai, Yokohama; Phú Thọ – Nara; Huế – Kyoto; Quảng Nam – Nagasaki; Hưng Yên – Kanagawa; Hải Phòng – Niigata.

Với lĩnh vực hợp tác nông nghiệp, hai bên đã ký kết và triển khai Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác Nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản (tháng 9.2015, ký sửa đổi tháng 5.2018, nhất trí triển khai giai đoạn hai 2020 – 2024 vào tháng 12.2020). Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biển đối khí hậu của Việt Nam.

Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt gần 600 nghìn người (đứng thứ 2 sau Trung Quốc). Người Việt Nam hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Nhật Bản, trong đó chủ yếu tập trung tại Aichi, Tokyo, Osaka, Saitama, Chiba, khu vực Kyushu.

Hợp tác nghị viện không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp

Trên nền tảng quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” tốt đẹp giữa hai nước, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp. Hai bên thường xuyên trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trao đổi kinh nghiệm giữa các Ủy ban chuyên môn và các nghị sĩ, góp phần thiết thực vào việc triển khai và thúc đẩy các thỏa thuận của hai nước, tạo sự lan tỏa và hỗ trợ hoạt động của Chính phủ, đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, bảo đảm hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản.

Ngoài trao đổi đoàn cấp cao và giữa các cơ quan chuyên môn, Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thúc đẩy giao lưu nghị sĩ trong khuôn khổ nghị sĩ hữu nghị và nghị sĩ trẻ, nữ nghị sĩ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản cùng với Liên minh Nghị sĩ Nhật Bản – Việt Nam luôn đóng vai trò cầu nối tích cực, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, giao lưu giữa các nghị sĩ, hợp tác địa phương đi vào chiều sâu, thực chất.

Trong khuôn khổ hợp tác nghị viện đa phương như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF), Hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA)…, hai bên có quan điểm tương đồng về việc xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thường xuyên tham vấn và ủng hộ lẫn nhau trong quan điểm về các vấn đề an ninh hàng hải, hàng không tại khu vực.

Khẳng định hợp tác nghị viện là một kênh quan trọng trong tổng thể quan hệ đối tác, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam – Nhật Bản, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối Ngoại Lê Thu Hà cho biết, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản. Đây là tiền đề rất quan trọng để thúc đẩy quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp lên tầm cao mới trong những năm tới. Với sự đặc biệt coi trọng và đánh giá cao cũng như chỉ đạo các cơ quan hai bên phối hợp rất tích cực và chuẩn bị chu đáo về chương trình, nội dung chuyến thăm của phía Nhật Bản, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thu Hà tin tưởng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thành công tốt đẹp, tạo ra xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước.

Đề cập đến triển vọng phát triển của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện hai nước trong thời gian tới, Đại sứ Ito Naoki tin tưởng và kỳ vọng, “trong bối cảnh dưới sự dẫn dắt của Ban lãnh đạo mới do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam sẽ là cơ hội tuyệt vời để phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam”.

“Việt Nam đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới. Nhật Bản mong muốn đồng hành và tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đó cũng như mong muốn cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện sâu rộng hơn nữa”, Đại sứ Ito Naoki nhấn mạnh.

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu cho biết, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ yết kiến Nhà Vua; hội đàm với Chủ tịch Thượng viện, có các cuộc gặp với Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, lãnh đạo một số đảng lớn, lãnh đạo tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản; gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Nhật Bản; thăm tỉnh Nagasaki…

Trên nền tảng mối quan hệ chính trị tin cậy hết sức tốt đẹp giữa hai nước, Đại sứ Phạm Quang Hiệu tin tưởng, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong khuôn khổ quan hệ hợp tác mới, nhất là giữa cơ quan lập pháp của hai nước, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sự đồng hành hỗ trợ của bạn bè quốc tế, nhất là Nhật Bản, đóng vai trò hết sức quan trọng, Đại sứ Phạm Quang Hiệu khẳng định.

 

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/tao-xung-luc-moi-cho-da-phat-trien-manh-me-cua-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-nhat-ban-post398127.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

Dự kiến, trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản. Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện bà con kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Haneda (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN). Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 19h10 giờ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 19h10 giờ địa phương (17h10 giờ Hà Nội) ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 - 7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Nhật Bản

Tối 3/12/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-va-phu-nhan-tham-chinh-thuc-nhat-ban-post998799.vnp

Chủ tịch Quốc hội hội kiến Tổng thống Singapore

  Sáng 3.12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam. Ảnh: TTXVN TTXVN đưa tin, tại cuộc hội kiến, Tổng thống Tharman Shanmugaratnam nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, ngay trước thềm các ngày lễ lớn của hai...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Singapore

Theo đặc phái viên TTXVN, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, chiều 3/12 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời sân bay Changi Singapore, lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12/2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietnam Airlines ký kết hợp tác toàn diện với tỉnh Lạng Sơn

Trong khuôn khổ chương trình Hội chợ Thương mại và Du lịch Quốc tế Việt - Trung, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines và UBND tỉnh Lạng Sơn đã ký kết hợp tác toàn diện giai đoạn 2025 - 2030 để quảng bá xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và hàng không. Theo thỏa thuận, Vietnam Airlines và tỉnh Lạng Sơn sẽ phối hợp quảng bá du lịch - thương mại thông qua các...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới

Tối nay, 3.12, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn, Thủ đô Hà Nội. Trước thềm sự kiện quan trọng này, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Quế Lâm cho biết, Giải thưởng không chỉ khẳng định vị...

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ...

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng...

Vietcombank phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học

Theo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ 1/1/2025, nếu khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học thì sẽ bị tạm ngừng thực hiện các giao dịch trực tuyến như: Chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền và giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại cây ATM. Để bảo đảm giao dịch thông suốt, Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025,...

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Cơ sở dữ liệu là chìa khóa xây dựng Thành phố thông minh

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện đã có 54 địa phương tại Việt Nam triển khai các đề án liên quan đến đô thị thông minh, tập trung vào các lĩnh vực như giao thông, môi trường, y tế và hành chính. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% các dự án đạt được mức tích hợp dữ liệu liên thông giữa các ngành, lĩnh vực. “Dữ liệu hiện đang bị phân tán, thiếu sự đồng nhất và...

Giá cà phê giảm chưa từng thấy, trong nước cũng “rơi tự do”, nguyên nhân hiện tượng bất thường là gì?

Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng bất thường trên sàn cà phê là đầu cơ bán mạnh chốt lời sau khi giá arabica tăng lên mức đỉnh 50 năm qua làm thị trường 2 sàn sụp đổ. Đồng USD cao khiến người dân Brazil đẩy mạnh bán để thu ngoại tệ khiến giá càng rớt càng nhanh hơn.

Giá xăng dầu hôm nay 3/12: Đi ngang

Giá xăng dầu hôm nay 3/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần (ngày 2/12), giá dầu gần như đi ngang chịu tác động bởi 2 yếu tố chính là hy vọng nhu cầu mạnh hơn ở Trung Quốc và lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không cắt giảm lãi suất tại cuộc họp giữa tháng.

Cùng chuyên mục

Ghi nhận tăng nhẹ ở một số địa phương, Đồng Nai kỳ vọng lợi nhuận khá từ vụ lợn thịt xuất chuồng cuối năm

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng nhẹ, chủ yếu tại khu vực miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.

PetroVietnam chứng minh văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại

Văn hóa doanh nghiệp không phải là điều có thể xây dựng một sớm một chiều. Đây là một quá trình dài từ tổng hợp, học tập kinh nghiệm, tham khảo từ các chuyên gia tư vấn quốc tế… để từ đó tìm ra, xây dựng một chuẩn mực văn hóa riêng, hệ thống giá trị cốt lõi phù hợp từ Tập đoàn đến từng đơn vị.

bức tranh đa sắc đổi mới của Việt Nam

Năm nay, với hơn 80 dự án tham gia, các ý tưởng nổi bật trải rộng trong các lĩnh vực như công nghệ, giáo dục, môi trường, y tế và nông nghiệp. Dự án “Ứng dụng AI trong quản lý rác thải đô thị” gây ấn tượng mạnh nhờ khả năng tối ưu hóa quy trình phân loại và xử lý rác thải, góp phần giải quyết vấn đề môi trường đô thị. Trong lĩnh vực giáo dục,...

Hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam đạt mốc kỷ lục mới, bắt đầu chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 4/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 147.000 đồng/kg.

Giá vàng “quan tâm” ông Trump, ổn định đồng đều, một quốc gia có thể “xoay chuyển” thị trường

Giá vàng hôm nay 4/12/2024 ghi nhận sự ổn định đồng đều trên thị trường trong nước và thế giới. Thị trường vàng có khả năng phục hồi trong tháng 12 này và tháng 1/2025. Đây là thời điểm ghi nhận sự hoạt động tốt nhất của kim loại quý

Mới nhất

Xung lực mới từ Luật Điện lực (sửa đổi) cho các doanh nghiệp ngành năng lượng

Xung lực mới từ Luật Điện lực (sửa đổi) cho các doanh nghiệp ngành năng lượng | 04/12/2024 ...

Phân công các phó thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chủ trì chỉ đạo sắp xếp Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính cùng Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo sắp xếp Bộ GTVT - Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT… Ban Chỉ đạo về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa...

Thần đồng 10 tuổi có IQ vượt Einstein, 4 tuổi đã giải toán thập phân

ANH - Đạt điểm số IQ xuất sắc là 162, vượt cả các nhà vật lý huyền thoại Albert Einstein và Stephen Hawking, cậu bé 10 tuổi Krish Arora thuộc nhóm 1% những người thông minh nhất thế giới. Krish Arora, một cậu bé 10 tuổi gốc Ấn Độ, hiện sống ở Hounslow, Tây London (Anh), đã đạt chỉ số...

Việt Nam trước thách thức thuế quan mới của Mỹ: “Tìm an trong nguy”

Khi Mỹ đang tìm cách thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội "lấp chỗ trống," sản xuất những mặt hàng mà Mỹ đang thiếu. Trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã từng nhiều lần đe dọa sẽ áp thuế...

Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X: Viết nên câu chuyện Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam và các ban, bộ, ngành liên quan tổ chức trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí...

Mới nhất