Trang chủChính trịChủ quyềnTạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền

Tạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền

Chúng ta phải tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo, hoàn thiện phương án đối phó các tình huống có thể xảy ra, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền

Việt Nam là quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và thế giới. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, con người Việt Nam.

Lấn biển để dựng nước, thông qua biển để giữ nước

Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ của thế giới). Không nơi nào trên đất nước ta cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ, chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng l.700 km2. Trong đó, 3 đảo có diện tích hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích hơn l km2 và hơn l.400 đảo chưa có tên.

Vì vậy, biển gắn bó mật thiết, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước ta.

Biển Đông được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan – Trung Quốc. Theo ước tính sơ bộ, biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân ở các nước và vùng lãnh thổ này.

Biển Đông được xem là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bốn phía biển Đông đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu hết các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều có những hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua hoặc liên quan đến biển Đông.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Tạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền - Ảnh 1.

Cần tăng cường hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo trong trường học Ảnh: QUANG LIÊM

Có vị trí địa kinh tế và chính trị quan trọng như vậy nên từ lâu, biển Đông đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước trong vùng mà còn của một số cường quốc hàng hải trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp ở vùng biển này.

Trên biển Đông có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng địa lý, lịch sử và pháp lý cụ thể, rõ ràng chứng minh thực tế lịch sử không thể tranh cãi về sự chiếm hữu thực sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Luật Biển Việt Nam được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-6-2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013 đã xác định rõ “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa… thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.

Biển, đảo với Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của đại dương.

Phát huy sức mạnh toàn dân

Trong bối cảnh môi trường an ninh thế giới đầy biến động, khó lường như hiện nay, càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Một là, tăng cường tuyên truyền cả trong nước và ngoài nước về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước. Tích cực kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Hai là, cần hoàn thiện các hành lang pháp lý, các thể chế quản lý và hoạt động để khai thác tiềm năng và lợi thế về biển, phát triển bền vững kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo với các hoạt động đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực.

Ba là, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu của bên ngoài lấn chiếm biển đảo, biến vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam thành vùng tranh chấp; đồng thời phát huy sức mạnh toàn dân, tạo thế và lực để giải quyết các bất đồng trên biển một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Mặt khác, chúng ta có thể mở rộng chính sách, liên kết phát triển kinh tế ở các khu vực biển thuộc quyền chủ quyền của ta với những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, nhằm tạo ra những đối tác đan xen lợi ích trong phát triển kinh tế biển.

Bốn là, chúng ta một mặt cần chú trọng đầu tư phát triển chương trình bám biển, đánh bắt xa bờ, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân trong các hoạt động đánh bắt cá; một mặt củng cố lực lượng dân quân biển, các hải đoàn tự vệ, các lực lượng chấp pháp để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Chúng ta phải tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo đóng quân, nhà giàn DK1; hoàn thiện phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo.

Năm là, chúng ta cần tăng cường giao lưu quốc tế, phối hợp tuần tra, diễn tập, cứu hộ – cứu nạn trên biển nhằm góp phần giữ vững môi trường ổn định, triệt tiêu nguy cơ xung đột trên biển.

Sáu là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển để có thể khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển.

Có thể khẳng định việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc gìn giữ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. 

Gắn liền với đổi mới giáo dục, chúng ta cần mang lịch sử xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy trong chương trình học phổ thông và đại học để giáo dục, nâng cao lòng yêu nước, ý thức về bảo vệ chủ quyền cho thế hệ trẻ.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm” lần 3 năm 2022 – 2023. Tham khảo thông tin chi tiết tại: https://nld.com.vn/cuoc-thi-chu-quyen-quoc-gia-bat-kha-xam-pham-n1433.htm.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/tao-the-bao-ve-vung-chac-chu-quyen-20221008184902812.htm

Cùng chủ đề

Trường nói gì về việc “bắt học sinh cởi áo khoác diễn giữa trời lạnh”

(NLĐO) - Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân - Đà Nẵng cho biết tiết mục đồng diễn chỉ trong 5-7 phút nên giáo viên có yêu cầu "cởi áo khoác". ...

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyến cao tốc hơn 10.000 tỉ đồng chưa thu phí đã dặm vá lởm chởm

(NLĐO) - Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đưa vào vận hành từ tháng 5-2023 xuất hiện nhiều điểm ổ gà, sụt lún phải dặm vá nhiều chỗ. ...

The Continental: 3 tầng tiện ích đẳng cấp dành cho cư dân toàn cầu | Dự án | Tài Chính

The Continental sở hữu 3 tầng tiện ích đẳng cấp. Đáp ứng phong cách sống năng động, hiện đại trong thành phố thương mại quốc tế Global Gate. Thế hệ công dân toàn cầu Neo Urbanites không chỉ tìm kiếm một nơi ở mà còn mong muốn một...

Ngành thuế lần đầu thu ngân sách vượt 1,7 triệu tỉ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo gì?

(NLĐO)- Bước sang năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo ngành thuế tổ chức công tác thu hiệu quả, quản lý chặt chẽ các nguồn thu ...

Nghi phạm khai gì về lý do phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người chết?

(NLĐO) - Cao Văn Hùng, nghi phạm phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, đã bước đầu khai về hành vi phạm tội ...

Xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quốc tế nổi bật với thông điệp hoà bình, hợp tác, cùng phát triển ...

Bài đọc nhiều

Gặp, động viên lực lượng chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa

(ĐCSVN) - Sáng 18/12, tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 đã tổ chức hội nghị gặp, động viên các đồng chí hạ sĩ quan, binh sĩ Lữ đoàn 146 chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa. ...

Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục...

Thanh Hóa sử dụng hiệu quả tài nguyên nước để phát triển bền vững

PV: Được biết, Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ nguồn nước, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đến nay, kết quả đã đạt được như thế nào, thưa ông?Ông Phạm Văn Hoành: Để nâng cao hiệu...

Hệ lụy từ trồng cây lâm nghiệp trên đất trồng cây hàng năm

Rừng trên đất trồng cây hàng nămNhững loại cây lạc, đậu, khoai.. đã gắn bó trên những cánh đồng sản xuất hoa màu quen thuộc bao đời nay. Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu khiến việc sản xuất bấp bênh, diện tích nhỏ,...

Vùng 2 Hải quân làm chủ những con tàu hiện đại

  Từ Vùng mới thành lập, điều kiện cơ sở hạ tầng còn muôn vàn khó khăn, sau 15 năm, đến nay Vùng 2 đã trở thành một trong những đơn vị có chất lượng huấn luyện và xây dựng nền nếp chính quy tiêu biểu của Quân chủng Hải quân.  ...

Cùng chuyên mục

Gặp, động viên lực lượng chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa

(ĐCSVN) - Sáng 18/12, tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 đã tổ chức hội nghị gặp, động viên các đồng chí hạ sĩ quan, binh sĩ Lữ đoàn 146 chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa. ...

Phát triển trung tâm kinh tế

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Biển Việt Nam rất đa dạng, phong phú về tài nguyên và có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng. ...

Lan tỏa tình yêu biển, đảo của Tổ quốc

(ĐCSVN) – Hướng đến chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhiều đơn vị Hải quân đã tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế. Thông qua những hoạt động ý nghĩa này đã giúp lan tỏa tình yêu biển, đảo Tổ quốc trong đông đảo giáo viên, học sinh trên địa bàn...

Những viên gạch mang hình đất nước

Những viên gạch đặc biệt in hình Quốc huy dùng để xây chùa, công trình ở Trường Sa ...

Phạt tù thuyền trưởng khai thác hải sản bất hợp pháp

Bị cáo Nguyễn Bé bị tòa tuyên phạt 6 năm tù về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép" ...

Mới nhất

Ngành hải quan có thể thu ngân sách nhà nước đạt 112% dự toán 2024

Căn cứ tình hình thu 11 tháng năm 2024 và số thu các tháng một số năm gần đây, Tổng cục Hải quan dự kiến thu NSNN năm 2024 đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chiều 16/12, Tổng cục Hải...

Dự tiệc cuối năm lộng lẫy cùng trang sức DOJI, Thế Giới Kim Cương

Với những bộ cánh lộng lẫy kết hợp khéo léo cùng các món trang sức tinh xảo và đẳng cấp từ DOJI và Thế Giới Kim Cương, các quý cô sẵn sàng tham gia những buổi tiệc cuối năm rực rỡ. Tỏa sáng cùng trang sức kim cương Với những sự kiện gia đình, hay nhóm bạn bè, đồng nghiệp, trang...

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

THILOGI là đơn vị góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Nhằm tiếp cận với các xu hướng logistics mới, xây dựng mạng lưới đại lý,...

Nobu Danang – Công trình định danh đô thị mới của thành phố đáng sống

Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp, mà mang tính biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng. Nobu Danang - Công trình định danh đô thị mới của "thành phố đáng sống"Nằm trên giao lộ huyết mạch,...

Nhặt được 40 triệu đồng, một phụ nữ nộp lại để trả người đánh rơi

Trong lúc đến chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, anh Kim Hùng Cường đánh rơi hơn 40 triệu đồng, bốn tờ 2 USD cùng giấy đăng ký xe. Chỉ 3 phút sau, chị Nguyễn Ngọc Hương nhặt được và mang đến công an giao...

Mới nhất