Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTạo sức hút để bảo tàng đến gần hơn với công chúng

Tạo sức hút để bảo tàng đến gần hơn với công chúng


Thay đổi để thu hút khách

Nếu như trước đây, nói đến tham quan bảo tàng, nhiều người thường cảm thấy ngần ngại bởi sự khô cứng của các hiện vật hay không gian trưng bày thiếu sự hấp dẫn, thì hiện nay, cùng với những nỗ lực thay đổi trong cách trưng bày, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không gian số hóa đã khiến nhiều bảo tàng đã “lột xác” trở thành các bảo tàng thông minh thu hút đông đảo khách tham quan. Hiện nay không ít bảo tàng đã mạnh dạn đưa các công nghệ tiên tiến vào hoạt động trưng bày như công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality – VR), triển lãm 3D trực tuyến… nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.

Điển hình có thể kể đến, Bảo tàng Lịch sử quốc gia là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D trong hoạt động trưng bày từ nhiều năm trước. Không chỉ giới thiệu đến công chúng những trải nghiệm thú vị, công nghệ này còn có khả năng lưu trữ lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan tìm hiểu, nghiên cứu ngay cả khi trưng bày đã kết thúc. Truy cập vào trang web của bảo tàng, du khách có thể tham quan, tìm hiểu hiện vật trên nền tảng 3D bằng cách sử dụng mũi tên trên màn hình để di chuyển, vừa ngắm các hiện vật trưng bày, vừa lắng nghe giọng thuyết minh truyền cảm của hướng dẫn viên ảo.

Ứng dụng công nghệ số: "phương tiện" để thu hút công chúng đến với bảo tàng - Ảnh 1.

Triển lãm 3D Việt Nam thời tiền sử của Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Hay như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng là một trong những đơn vị bảo tàng được đánh giá cao trong việc triển khai ứng dụng công nghệ số tăng trải nghiệm cho du khách. Hiện nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang ứng dụng nhiều sản phẩm của công nghệ cho công tác trưng bày, triển lãm như thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA, Tour 3D, triển lãm mỹ thuật trực tuyến… Đặc biệt, vừa qua, với Giải pháp Không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến VAES, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã được trao Giải thưởng Đơn vị sự nghiệp Chuyển đổi số xuất sắc.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh chia sẻ: “Với sự phát triển của công nghệ, nhu cầu ngày càng phong phú của công chúng và yêu cầu gìn giữ, phát huy giá trị các hiện vật, di sản văn hóa, đã cho thấy việc ứng dụng công nghệ số là xu hướng tất yếu trong hoạt động bảo tàng. Nó được coi như một “phương tiện” để thu hút công chúng, đặc biệt, giới trẻ quan tâm hơn tới bảo tàng, đến văn hóa và lịch sử dân tộc.

Bởi, khi ứng dụng công nghệ đã giúp cho các hiện vật, di sản của bảo tàng được trưng bày ở trạng thái tĩnh trở nên có câu chuyện hơn, qua đó, tạo ra sự trải nghiệm sống động và tương tác cho người xem, giúp người xem dễ dàng tiếp cận và hiểu biết sâu hơn về giá trị của di sản, hiện vật trưng bày. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ số giúp bảo tàng trở thành điểm du lịch lý tưởng, qua đó, có thể hợp tác với các doanh nghiệp du lịch lữ hành để phát triển kinh tế”.

Ứng dụng công nghệ số: "phương tiện" để thu hút công chúng đến với bảo tàng - Ảnh 2.

Hình ảnh trong tương tác ảo 3D chuyên đề “Bảo vật quốc gia” của Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Cũng theo ông Nguyễn Anh Minh, những năm gần đây, nhờ vào việc tích cực ứng dụng công nghệ số trong giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật cũng ứng dụng công nghệ số vào công tác truyền thông hiện đại trên không gian mạng mà lượng khách đến với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thời gian qua đã tăng 200-300% so với những năm trước đây. “Đây thật sự là một hướng đi mới và hiệu quả trên chặng đường phát triển của bảo tàng trong thời gian gần đây” – ông Nguyễn Anh Minh nhấn mạnh.

Cần có cơ chế, chính sách đẩy mạnh hợp tác công – tư

Qua đó, có thể thấy, đứng trước nhu cầu phải đổi mới để thu hút khách tham quan, các bảo tàng buộc phải thích ứng với thời cuộc, đa dạng hình thức giới thiệu hiện vật và nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của bảo tàng vẫn chưa được coi là nhiệm vụ cần thiết, theo đó, hiện nay vẫn chưa có những cơ chế chính sách, quy định cụ thể nên việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động bảo tàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Ứng dụng công nghệ số: "phương tiện" để thu hút công chúng đến với bảo tàng - Ảnh 3.

Không gian triển lãm trực tuyến VAES của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Ông Nguyễn Anh Minh cho biết: “Khó khăn lớn nhất khi ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của bảo tàng đó chính là con người và tài chính. Bởi, hiện nay, trong đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của bảo tàng thiếu hẳn cán bộ có chuyên môn sâu về công nghệ thông tin nên không thể tự xây dựng được các sản phẩm liên quan đến công nghệ. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho công nghệ cũng rất tốn kém. Ví dụ như sử dụng công nghệ 3D mapping, riêng một máy chiếu đã tốn hàng tỷ đồng chưa kể đến việc thiết kế sản phẩm, thông thường các bảo tàng sẽ không đủ kinh phí để thực hiện. Vì vậy, các bảo tàng thường phải kêu gọi sự ủng hộ và hợp tác từ các đối tác bên ngoài để cùng thực hiện các dự án”.

“Thế nhưng, đến nay, Nhà nước vẫn chưa có quy định, cơ chế, chính sách đẩy mạnh hợp tác công – tư và cơ chế khuyến khích các cá nhân, đơn vị phối hợp đầu tư với bảo tàng thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của bảo tàng. Do đó, các dự án xã hội hóa chưa có nhiều, và không phải mô hình hợp tác nào cũng hiệu quả, mang tính bền vững” – ông Nguyễn Anh Minh nói.

Cũng theo ông Nguyễn Anh Minh, thêm một khó khăn nữa, khi ứng dụng công nghệ số trong bảo tàng sẽ gặp phải, đó chính là công nghệ dễ bị lạc hậu, vậy nên cần phải liên tục cải tiến cập nhật công nghệ mới. Trong khi đó, nguồn nhân lực của bảo tàng chưa đủ đáp ứng được vẫn cần phải hợp tác với các doanh nghiệp có nguồn lực công nghệ chất lượng cao. Ngoài ra, vấn đề bảo vệ bản quyền cũng là một thách thức đối với các bảo tàng hiện nay.

Ứng dụng công nghệ số: "phương tiện" để thu hút công chúng đến với bảo tàng - Ảnh 4.

Khách tham quan trải nghiệm triển lãm số sử dụng màn hình tương tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Để giải quyết được những khó khăn, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của bảo tàng góp phần thú hút công chúng hơn trong thời gian tới, ông Nguyễn Anh Minh cho rằng: “Nhà nước cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp hơn nữa để thu hút các nguồn vốn xã hội hóa, đẩy mạnh hợp tác công – tư, đặc biệt trong lĩnh vực phát huy giá trị hiện vật bảo tàng trên nền tảng số. Bởi khi có những cơ chế, chính sách, các bảo tàng sẽ có cơ hội lựa chọn được nhiều đối tác phù hợp, chất lượng hơn, trước hết có đủ năng lực tài chính mạnh để có thể đồng hành với bảo tàng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, có khả năng công nghệ hiện đại, cập nhật kịp thời cũng như đoán định các xu hướng công nghệ trên thế giới để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bảo tàng cũng như nhu cầu thưởng lãm của công chúng.

Cùng với đó, các bảo tàng cũng phải chú trọng trọng việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, giỏi chuyên môn để có thể vận hành kỹ thuật tốt sau khi được chuyển giao công nghệ. Đồng thời, cần phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong quá trình xây dựng các nội dung trưng bày để khi ứng dụng công nghệ vào sẽ tạo nên sự hấp dẫn hơn với du khách”../.



Nguồn: https://toquoc.vn/ung-dung-cong-nghe-so-tao-suc-hut-de-bao-tang-den-gan-hon-voi-cong-chung-20241011104820251.htm

Cùng chủ đề

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện thoại của học sinh. ...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số. Sáng 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ...

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Sáng 6/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024. Nhằm quảng bá hình ảnh thành phố Hà Nội, thu hút đầu tư ngành công nghiệp công nghệ số, công nghệ cao cũng như giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp...

Chuyên gia bàn về kinh doanh trên nền tảng công nghệ số

(NLĐO)- 81 bài viết của các chuyên gia tập trung vào các nội dung phát triển kinh tế và kinh doanh trên nền tảng công nghệ số. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc”

(Tổ Quốc) - Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc, thể hiện quan hệ hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng...

Khánh Hòa ra mắt Trung tâm điều hành thông tin hỗ trợ khách du lịch

(Tổ Quốc) - Chiều 11/11, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa giới thiệu Trung tâm điều hành thông tin hỗ trợ khách du lịch, cung cấp thông tin cần thiết cho du lịch tại Nha Trang - Khánh Hòa. ...

VPBank bật mood sáng tạo cho thế hệ trẻ bằng những sự kiện độc đáo

Thế hệ trẻ thủ đô tha hồ trải nghiệm những hoạt động mới lạ, vừa choáng ngợp trước những sắp đặt đầy sáng tạo, vừa rạo rực cùng những sự kiện đầy cảm xúc, cuồng nhiệt bất ngờ. ...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi còn sót lại tại Nhật Tân sau bão Yagi

(Tổ Quốc) - Mùa cúc họa mi năm nay ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão Yagi hồi tháng 9/2024. Phần lớn diện tích hoa bị ngập úng và hỏng, tuy nhiên số lượng ít ỏi hoa cúc họa mi còn lại đủ mang đến cho người trồng hoa tiếng cười rộn ràng. ...

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

TPHCM có 2-3 đợt không khí lạnh tăng cường

TPO - Trong thời gian giữa tháng 11, dự báo không khí lạnh tăng cường và khuếch tán về phía nam ngày một mạnh dần. Khả năng sẽ có 2-3 đợt tăng cường của không khí lạnh, có những đợt kéo dài 4-5 ngày. TPO - Trong thời gian giữa tháng 11, dự báo không khí lạnh tăng cường và khuếch tán về phía nam ngày một mạnh dần. Khả năng sẽ có 2-3 đợt tăng cường...

Trưng bày chuyên đề tái hiện hoạt động cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Những món quà của lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số đồ dùng giản dị được Người sử dụng trong thời gian ở Trung Quốc đang được giới thiệu trong trưng bày. Đây không chỉ là những di tích lưu niệm quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Bạn mà còn là di sản tinh thần vô giá, gắn kết...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ start-up Việt khắc phục điểm yếu, bước ra toàn cầu

Sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt từ ý tưởng đến thành công vừa ra mắt chiều 11-11, kỳ vọng đưa start-up Việt ra toàn cầu. Chương trình do Viet Unicorn tổ chức hướng đến cố vấn, hỗ trợ và phát triển các...

Tranh “Vỏ Tương lai” được chọn làm quà tặng HANIFF

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF) để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với giới điện ảnh trong nước và quốc tế. Bức tranh Vỏ Tương lai - Cover of Future với thông điệp về môi trường của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức vinh dự được lựa chọn làm quà tặng cho các khách mời tham dự Liên hoan phim.

Trình diễn nhạc Ngũ âm dân tộc Khmer có quy mô lớn nhất Việt Nam

Nhạc Ngũ âm được dân tộc Khmer xem đây là di sản văn hóa của dân tộc, được bà con đồng bào không ngừng được tiếp nối, bồi đắp và lan tỏa trong cộng đồng người dân tộc Khmer. Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức trình diễn nhạc Ngũ âm dân tộc Khmer có quy...

Chuyên gia ra giá 9.100 tỷ đồng, tưởng kiếm bộn tiền nhưng kết cục sau đó khiến ai cũng ngỡ ngàng

Những tưởng có thể đổi đời khi đào được một món bảo vật quý hiếm, người đàn ông ở Trung Quốc không thể ngờ được với những gì xảy ra sau đó. ...

‘Đu’ lễ hội như người Hà Nội: Sáng về tuổi thơ, tối quẩy show hết mình

Dạo quanh Hồ Gươm và các tuyến phố lân cận những ngày này, bạn sẽ dễ dàng "lọt hố" trước những công trình biểu tượng, xứng danh là Thủ đô sáng tạo trong Mạng lưới các thành phố Sáng tạo của UNESCO.Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ dẫn dắt công chúng vào hành trình nghệ thuật mãn nhãn, đại tiệc văn hóa đa sắc màu với hơn 100 hoạt động hấp dẫn đến từ...

Mới nhất

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

(ĐCSVN) - Kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 11/11, Cục Phát...

Lập Tổ công tác gỡ vướng về quỹ nhà đất phục vụ tái định cư tại TPHCM

(CLO) Ngày 11/11, Văn phòng UBND TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc .Tổ công tác...

Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án...

Hỗ trợ start-up Việt khắc phục điểm yếu, bước ra toàn cầu

Sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt từ ý tưởng đến thành công vừa ra mắt chiều 11-11, kỳ vọng đưa start-up Việt ra toàn cầu. ...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. ...

Mới nhất