Trang chủDestinationsQuảng NinhTạo sức bật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tạo sức bật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số


Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Tỉnh ủy “Về phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách vùng, miền trên địa bàn tỉnh.

Khai thác lợi thế địa phương, nghề ươm giống mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà.
Khai thác lợi thế địa phương, nghề ươm cây giống mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà). Ảnh: Minh Yến

Trên địa bàn Quảng Ninh hiện có 21 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) với trên 162.000 người, sinh sống chủ yếu ở miền núi, biên giới, hải đảo – nơi còn gặp khá nhiều khó khăn, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Để nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, tỉnh luôn quan tâm dành nhiều nguồn lực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, sản xuất để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Gia đình Anh Lỷ Văn Chiến (thôn Nam Hả Trong, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) từ nhiều năm nay đời sống kinh tế đã khá giả hơn. Gia đình anh hiện trồng nhiều loại cây dược liệu và cây lấy gỗ: Quế, ba kích, sa mộc… Tháng 11/2021, gia đình anh được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo (theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh). Từ nguồn vốn vay, anh Chiến đã trồng thêm 2ha cây quế, nâng tổng số diện tích hiện có của gia đình lên 12ha.

Anh Chiến cho biết: “Nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách, gia đình tôi đã mở rộng thêm diện tích trồng cây dược liệu để tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, nên người dân dễ dàng vay. Tôi hy vọng thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm để có thêm nhiều người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này giúp phát triển kinh tế, có thêm thu nhập, ổn định đời sống”.

Một trong những “chìa khóa” giảm nghèo được triển khai hiệu quả thời gian qua chính là nguồn vốn vay tín dụng chính sách. Các địa phương đã huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này, ưu tiên tập trung cho địa bàn vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; triển khai kịp thời mọi chế độ cho các hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương vùng DTTS.

Người dân trên địa bàn huyện Tiên Yên phát triển mô hình nuôi gà theo hướng VietGap.
Người dân huyện Tiên Yên phát triển mô hình nuôi gà theo quy trình VietGAP.

Trong 2 năm (2021-2022), tỉnh đã phân bổ gần 200 tỷ đồng vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay, giải quyết việc làm tại 64 xã thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Đến nay từ nguồn vốn ủy thác, Ngân hàng CSXH đã cho hơn 2.680 lượt khách hàng vay gần 196,9 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm vùng đồng bào DTTS.

Chị Triệu Thị Hòa (thôn Tàu Tiến, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) cho biết: “Năm 2021 gia đình tôi được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để đầu tư trồng thêm 2ha rừng. Chúng tôi còn được tạo điều kiện vay vốn ở các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ sản xuất kinh doanh. Những nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp gia đình tôi dần ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập”.

Đồng hành cùng đồng bào DTTS, các địa phương đều xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới và tăng cường ứng dụng KHKT vào sản xuất. Nhờ đó nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, giúp bà con yên tâm sản xuất, như: Trồng rừng, trồng cây quế tại xã Quảng An (huyện Đầm Hà); trồng cây chùm ngây tại xã Đồng Sơn (TP Hạ Long); trồng cây trà hoa vàng, ba kích tím, trồng hỗn giao gỗ lim và cây dược liệu tại huyện Ba Chẽ… Các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng nông sản thông qua việc mở rộng sản xuất theo mô hình VietGAP; ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Bà con DTTS xã Quảng Lâm (huyện Đầm Hà) tham gia một buổi tuyên truyền về các chính sách DS-KHHGĐ.
Người dân xã Quảng Lâm (huyện Đầm Hà) tham gia một buổi tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ.

Thông qua nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết đã tạo sức bật cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, đạt được kỳ vọng của người dân, mở ra nhiều cơ hội mới phát triển cho bà con nơi đây.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long năm 2024.Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đa dạng hình thức truyền thông về Chương trình MTQG 1719

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Đẩy nhanh tiến độ đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS

Đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống người dân. Từ nguồn vốn của Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín – “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.Cao Bằng hiện là một trong những tỉnh có nhiều địa...

TP. Hồ Chí Minh nỗ lực dẫn đầu cả nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sáng tạo, sát sao của Đảng bộ, UBND Thành phố, TP. Hồ Chí Minh sẽ là thành phố “Văn minh - Hiện đại - Nghĩa tình”, trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Quảng Ninh – Điểm tựa cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương trình OCOP của Quảng Ninh được xây dựng từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Và mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Bằng cách làm sáng tạo riêng có của Quảng Ninh, chương trình OCOP không chỉ mở ra nhiều...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí vé đến hết tháng 12-2024. baoquangninh.vn Nguồn:https://chuyendoiso.baoquangninh.vn/mot-ngay-ghe-tham-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-3329253.html

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Bài đọc nhiều

Nhịp sống đời thường trong tranh của họa sĩ Lê Minh Đức

Khác với nhiều họa sĩ Quảng Ninh, tranh của họa sĩ Lê Minh Đức không đi theo lối bao quát kỳ vĩ mà gây ấn tượng với những cảnh sinh hoạt đầm ấm tình người.  Họa sĩ Lê Minh Đức sinh năm 1978 tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long, hiện là thạc sĩ mỹ thuật tạo hình, chuyên ngành hội họa, giảng viên Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Hạ Long. Anh là hội viên Hội Văn học...

Khám phá thác Khe San

Tiên Yên là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xen lẫn sông ngòi. Ở vùng đất này, bên cạnh thác Pạc Sủi nổi tiếng, còn có một điểm đến lý tưởng khác là thác Khe San. Với vẻ đẹp hoang sơ, đầy thơ mộng, thác Khe San sẽ đem đến những trải nghiệm đầy thú vị cho du khách. Từ trung tâm huyện Tiên Yên đến thác Khe San khoảng 9km,...

VNeID là gì và một số lưu ý khi cài đặt ứng dụng định danh điện tử

VNeID là ứng dụng do Bộ Công an xây dựng, phát triển, quản lý với nhiều tính năng, tiện ích cho người dùng khi thực hiện các giao dịch hành chính công. VNeID là gì? VNelD là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao...

Ngắm biển vô cực đẹp huyền ảo ở Thái Bình

Giới trẻ truyền tai nhau về một bãi biển đẹp như tranh vẽ ở Thái Bình và được gọi với cái tên biển vô cực. Thái Bình có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Chùa Keo, nhà thờ Bác Trạch, biển Cồn Vành…Đặc biệt, gần đây giới trẻ truyền tai nhau về một bãi biển đẹp như tranh vẽ. Bãi biển này được gọi tên là biển vô cực, đúng như những đặc điểm mà thiên nhiên nơi...

Nhà văn Võ Huy Tâm viết “Vùng mỏ” như thế nào?

Nhà văn Võ Huy Tâm sinh năm 1926 tại Nam Định, nhưng cả đời gắn bó và thành danh ở Quảng Ninh. Với tiểu thuyết "Vùng mỏ", ông là người đặt nền móng cho văn xuôi Quảng Ninh viết về công nhân mỏ. Đối với văn học Quảng Ninh, ông có một vị trí đặc biệt không thể thay thế. Nhiều người biết đến ông, nhưng ít người biết nhà văn đã viết tiểu thuyết nổi tiếng "Vùng...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12

(Bqp.vn) - Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang đã thăm và làm việc tại Quân đoàn 12.Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy...

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy,...

Cháy lớn quán hát ở Hà Nội, nhiều người tử vong

(NLĐO)- Vụ cháy lớn xảy ra tại một quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khuya ngày 18-12 đã khiến nhiều người thiệt mạng. ...

Nhiều vướng mắc tại “siêu dự án” ở Lâm Đồng

Dự án khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim ở Đức Trọng, Lâm Đồng đang gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng & chưa...

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Năm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024,...

Mới nhất