Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh...

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024- Ảnh 1.

Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh

Nghị quyết xác định quan điểm chỉ đạo là: Quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo. Cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách; thực hiện đánh giá tác động toàn diện dựa trên luận chứng khoa học và thực tiễn trước khi đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định tác động tới người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy trình lấy ý kiến; đảm bảo tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động; và đối thoại công khai để tạo sự đồng thuận. Không ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dữ liệu nằm ngoài thẩm quyền và phạm vi quy định tại văn bản pháp luật. Yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu phải phù hợp với pháp luật, thẩm quyền, phạm vi quản lý và kèm theo các quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính gây chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật.

Duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt, phù hợp với những xu thế phát triển mới như: đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh

Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:

a) Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc – UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.

b) Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc.

c) Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc.

d) Quyền tài sản (IPRI) của Liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc.

đ) Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB) tăng ít nhất 4 bậc.

e) Năng lực phát triển du lịch và lữ hành (TTDI) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tăng ít nhất 2 bậc.

g) An toàn an ninh mạng của ITU thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu.

Phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng ít nhất 10%

Mục tiêu cụ thể năm 2024, phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023.

Về Năng lực Đổi mới sáng tạo của WIPO: Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin lên ít nhất 3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng môi trường lên ít nhất 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Xuất khẩu dịch vụ ICT lên ít nhất 5 bậc.

Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản trong xếp hạng Quyền tài sản của Liên minh quyền tài sản lên ít nhất 2 bậc.

Tăng điểm chỉ số Thủ tục thông quan trong xếp hạng Hiệu quả logistics của Ngân hàng thế giới lên ít nhất 0,2 điểm.

Về Năng lực phát triển du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới: Nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành lên ít nhất 5 bậc; nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Hạ tầng dịch vụ du lịch lên ít nhất 3 bậc.

Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Để đạt các mục tiêu trên, Chính phủ sẽ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần.

a) Các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm:

– Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

– Chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo, theo dõi tình hình, kết quả cải thiện đối với các bộ chỉ số được phân công.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu thống kê công bố trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo để bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chỉ tiêu thống kê về kinh tế số.

Chính phủ sẽ chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm sau đây:

a) Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư.

b) Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

c) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

đ) Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.

e) Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.

g) Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Kịp thời nắm bắt, giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết này.

Trước ngày 20 tháng 01 năm 2024, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh; đồng thời công khai các kết quả kiểm tra, giám sát. Phân công đơn vị làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình cải thiện môi trường kinh doanh của bộ, ngành và địa phương.

Tổ chức các hoạt động truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Coi trọng và thường xuyên chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc; đảm bảo đối thoại thực chất, giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đồng thời, đổi mới việc tiếp nhận thông tin, phản ánh của doanh nghiệp và các nhà đầu tư để phòng ngừa các tranh chấp về thương mại và đầu tư.

Rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo; không cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.





Source link

Cùng chủ đề

Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư

UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết liệt đề ra các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư an toàn, ổn định, hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ đó, địa phương đã gặt hái được những kết quả khả quan trong việc thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực. PCI...

Trao giải cho các tác phẩm báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 tổ chức ngày 24/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức đã trao giải Chương trình Bình chọn...

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh

Báo cáo của EIU ghi nhận trong giai đoạn 2003 - 2023, VN đã thực hiện nhiều cải cách và chính sách mở cửa thị trường, từ việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đến tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, qua đó nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh một cách đáng kể. Cụ thể, VN đã tăng điểm đáng kể trong bảng xếp hạng môi trường...

Ngành VHTTDL xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV

Tại Họp báo thường kỳ quý III năm 2024 diễn ra chiều 3/10, Bộ VHTTDL cho biết, với phương châm "Tăng tốc, sáng tạo, về đích", ngành VHTTDL xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV nhằm tích cực góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ...

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp Luật sư Bùi Văn Thành - Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới: Để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, đồng hành cùng giới công thương và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Giá vàng quay đầu giảm sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Đúng như dự đoán, ngày 6-11 giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh, có lúc về sát 2.700 USD/ounce sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Giá vàng thế giới giảm sâuLúc 18h30, giá vàng thế giới ở mức 2.718,7...

Tập đoàn nhà Donald Trump muốn đầu tư ở Hưng Yên: DN ông Đặng Thành Tâm bùng nổ?

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm bùng nổ sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Dự án nhà ông Trump dự kiến đầu tư ở Hưng Yên được xem là một cú hích cho Kinh Bắc. Đầu giờ chiều 6/11, ông Donald Trump tuyên bố thắng cử. Chốt phiên 6/11, cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng kịch trần thêm 1.850 đồng, lên 28.850...

Ông Donald Trump tuyên bố thắng cử: Giá vàng lao dốc, Bitcoin, USD tăng vọt

Lần đầu phát biểu sau khi cuộc bầu cử kết thúc, ông Donald Trump tuyến bố "đã làm nên lịch sử". Giá vàng lao dốc, trong khi đồng Bitcoin và USD tăng vọt. Trưa 6/11 (giờ Việt Nam), các hãng truyền thông lớn của thế giới đồng loạt đưa tin kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã ngã ngũ, với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa tuyên bố chiến thắng, vượt qua ngưỡng 270 phiếu...

Cùng chuyên mục

Bất ngờ lãi suất cho vay dài hạn 0%

(NLĐO) – Từ nguồn lực của thành phố, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP HCM sẽ hỗ trợ 100% lãi suất cho vay các dự án một số lĩnh vực ưu tiên ...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian ngày 7-11 cho biết tài sản của 10 người giàu nhất thế giới, trong đó phần lớn là tỉ phú...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế số. Sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái hỗ trợ...

Vàng tăng giá trở lại, người dân TP HCM lại xếp hàng dài để mua

(NLĐO)- Giá vàng tăng giá trở lại, người dân TP HCM lại đổ đến các cửa hàng, tiệm vàng để mua vào sau một ngày đổ xô đi bán ...

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ hội để hình thành các khu đô thị vệ tinh. ...

Mới nhất

Để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch thông minh hàng đầu trên nền tảng số

Tăng cường hình ảnh Việt Nam trên các giải pháp du lịch thông minh và nền tảng số giúp đáp ứng xu thế du lịch độc lập và yêu cầu phát triển bền vững. Để đáp ứng xu hướng du lịch đang ngày càng gia tăng của Việt Nam, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đã...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim...

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden...

Nhạc sĩ ‘Dòng sông lơ đãng’ ra sao sau 5 năm định cư xứ người?

5 năm sang New Zealand sống cùng gia đình, nhạc sĩ Việt Anh làm công việc dạy học và chăm sóc các con. Khi mọi thứ dần ổn thỏa, anh trở về với đam mê âm nhạc. Đơn vị Xin chào live music vừa công bố dự án Hát giữa thiên nhiên. Trong đó, đêm nhạc Về nhà, về giữa...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời