Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTạo mọi điều kiện cho trẻ em dân tộc miền núi trong...

Tạo mọi điều kiện cho trẻ em dân tộc miền núi trong năm học mới 2024-2025


Kết hợp lý thuyết và thực hành giúp học sinh miền núi dễ dàng tiếp thu kiến thức. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Kết hợp lý thuyết và thực hành giúp học sinh miền núi dễ dàng tiếp thu kiến thức. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

Còn chưa đầy một tuần nữa là đến ngày khai giảng. Các nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh dân tộc miền núi đã sẵn sàng bước vào năm học mới.

Sẵn sàng cho năm học mới

Là một huyện miền núi vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Nam, nhưng bằng sự cố gắng và quan tâm của chính quyền các cấp, cũng như sự chung tay của cộng đồng, đến nay, tất cả trường, lớp của huyện Nam Trà My đã sẵn sàng cho năm học 2024-2025.

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My, 29 trường học của huyện hiện có 373 lớp học với 10.050 học sinh, trong đó, cấp học Mầm non có 106 lớp với 623 học sinh; Tiểu học có 185 lớp với 4.484 học sinh; Trung học cơ sở có 82 lớp với 2.943 học sinh.

Hiện, cả huyện có 11/29 trường học đạt chuẩn quốc gia gồm các trường Mầm non Hoa Mai (xã Trà Mai), Mẫu giáo Trà Leng (xã Trà Leng), Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Vừ A Dính (xã Trà Don)…

Hầu hết học sinh các cấp trên địa bàn huyện (97%) đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số ít người: Ca Dong, Xê Đăng, M Nông, Co…, điều kiện kinh tế của gia đình các em rất khó khăn, việc vận động gia đình để các em được đến trường là cả một nỗ lực lớn của chính quyền và các hội, đoàn thể các cấp.

Để chuẩn bị cho năm học 2024-2025, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh đến lớp tiếp thu kiến thức, rèn luyện đạo đức, thời gian qua, 100% trường học trên địa bàn huyện đã huy động mọi nguồn lực, phối hợp với các lực lượng thanh niên, phụ nữ,… tiến hành sửa chữa, tân trang, làm mới, vệ sinh khuôn viên hệ thống trường, lớp, bàn, ghế, trang thiết bị giảng dạy, sẵn sàng cho ngày khai giảng.

Nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, của xã hội, đến nay hệ thống trường, lớp học của huyện miền núi Nam Trà My hầu hết đã được kiên cố hóa, ngoại trừ một số điểm trường lẻ xa trung tâm, chưa có hệ thống đường giao thông để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, còn phải học trong các lớp học dựng bằng gỗ.

Huyện Nam Trà My thường xuyên lâm vào tình trạng thiếu giáo viên do nhiều nguyên nhân: số lượng giáo viên nghỉ hưu trước tuổi ngày càng tăng; số giáo viên xin nghỉ dạy để chuyển sang công việc khác vì chế độ chính sách không đảm bảo ngày càng có xu hướng tăng; lượng giáo viên xin chuyển trường về đồng bằng công tác để gần với gia đình hơn ngày càng nhiều, trong khi lượng giáo viên thi tuyển giảng dạy tại huyện ngày một giảm do ngại đi xa.

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My Nguyễn Đăng Thuận chia sẻ để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trong nhiều năm qua của huyện Nam Trà My, Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách hợp lý, đảm bảo đời sống cho giáo viên và gia đình khi đến công tác tại huyện Nam Trà My.

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trong các năm học, thời gian qua, huyện Nam Trà My đã đẩy mạnh các giải pháp hết sức cụ thể: cho học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông đạt loại Giỏi của huyện đi học cử tuyển tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong và ngoài tỉnh; tuyển dụng viên chức; tiếp nhận một số giáo viên ở các huyện khác có nhu cầu chuyển về công tác tại huyện.

Đặc biệt, nhờ sự linh động của chính quyền huyện Nam Trà My cũng như của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, năm nay, nỗi lo thiếu giáo viên “cố hữu” của huyện đã cơ bản được tháo gỡ.

Cụ thể, căn cứ vào lượng giáo viên được tỉnh biên chế cho huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường học thiếu giáo viên, căn cứ vào số lớp, số học sinh, để ký hợp đồng với các giáo viên về dạy.

Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại, tất cả các trường học trên địa bàn huyện miền núi Nam Trà My đã cơ bản đủ giáo viên cho năm học 2024-2025.

Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vùng biên

Năm học 2024-2025, huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước) có 1.794 học sinh vào lớp 1, trong đó có 815 học sinh dân tộc thiểu số.

Tính từ đầu tháng 8 đến nay, chương trình tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã giúp các em mạnh dạn hòa nhập tốt hơn trước khi vào học lớp 1.

TTXVN_0109hocsinhdantoc2.jpg
Học sinh dân tộc đọc sách tại thư viện. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Bù Gia Mập một trong những huyện của tỉnh Bình Phước đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỷ lệ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chiếm khoảng 36%, vì thế chương trình tăng cường tiếng Việt là giải pháp nhằm giúp các em học sinh dân tộc thiểu số làm quen với các phương pháp dạy học, sách, vở, chữ viết… trước khi bước vào lớp 1.

Tại trường tiểu học Đa Kia C (xã Đa Kia) là một trong những trường 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong năm học 2024-2025 này trường sẽ đón tiếp 56 em vào lớp 1. Khoảng 3 tuần nay, cô Văn Thị Sang cùng đồng nghiệp tích cực giúp các em làm quen nhằm hòa với môi trường học mới.

Cô Văn Thị Sang, giáo viên trường Tiểu học Đa Kia C chia sẻ hầu hết các em ở đây thành thạo giao tiếp bằng tiếng Việt rất ít. Do các em ở với gia đình chủ yếu sử dụng mẹ đẻ nên hiểu tiếng Việt rất hạn chế. Sau 3 tuần dạy, cô thấy các em cũng tiến bộ hơn và nói học sinh cũng hiểu biết nhiều hơn.

Từ khi triển khai chương trình tăng cường tiếng Việt tại trường Tiểu học Đa Kia C, theo đánh giá của các giáo viên đã mang lại hiệu quả tích cực. “Tôi thấy chương trình tăng cường tiếng Việt cho các em rất cần thiết. Trong thời gian hè, các em sẽ được trang bị một số nội dung để giảm áp lực cho giáo viên chủ nhiệm khi bắt đầu năm học mới vào lớp 1,” cô Văn Thị Sang chia sẻ thêm.

Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Đa Kia C Nguyễn Thị Điểu cho biết người dân ở vùng này đa số là dân tộc S’tiêng nên trong gia đình các em nói tiếng mẹ đẻ rất nhiều. “Thời gian qua, nhờ có lớp tăng cường dạy tiếng Việt đã giúp các em sẽ nắm được tiếng Việt và biết các giao tiếp đơn giản nhất. Tôi rất mong là chương trình dạy và học tiếng Việt này duy trì để cho các em có được những cái cơ bản nhất để bước vào lớp 1.”

Còn tại trường Tiểu học Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa) năm nay có 60 em học sinh dân tộc thiểu số trong tổng 160 em chuẩn bị vào lớp 1. Trong những năm qua, lớp tăng cường tiếng Việt có nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em trong cả năm học.

Cô Kiều Thị Loan, giáo viên trường Tiểu học Phú Nghĩa cho biết những em không đi tham gia lớp tăng cường tiếng Việt sẽ tiếp thu chậm khi vào học chính thức. Trong quá trình mà vào học chính thức, các em phát triển rất chậm do chưa biết rõ tiếng Việt.

Theo cô Kiều Thị Loan, các em học sinh dân tộc thiểu số tại địa phương hầu như ở nhà đều sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình nên môi trường giao tiếp tiếng Việt không hề có. Vì vậy, vốn từ tiếng Việt của các em rất ít, khả năng giao tiếp với cô hạn chế. Với lớp tăng cường tiếng việt này đã giúp cho các em mạnh dạn hơn trước khi vào học chính thức.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bù Gia Mập Lê Văn Công cho biết chương trình tăng cường tiếng Việt mang lại hiệu quả đối với các em vùng sâu vùng xa, các trường mà có học sinh đồng bào dân tộc thiểu số đông. Lớp học tạo môi trường giao lưu tiếng Việt rất hữu ích cho các em.

Việc tăng cường dạy môn tiếng Việt trước khi vào lớp 1 giúp các em nhận được mặt chữ và con chữ. Khi học sang môn khác, các em không còn bỡ ngỡ về môn Tiếng Việt nữa. Các em biết đọc, biết viết sẽ nâng cao chất lượng dạy và học cho học.

Vừa qua, chương trình tăng cường tiếng Việt đã tạo môi trường học mới cho các em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường Tiếng Việt không chỉ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với giáo dục.

Tỉnh Bình Phước đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HĐND, ngày 4/7/2024 quy định kinh phí hỗ trợ thực hiện việc dạy và học tiếng việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.

Đại diện các bộ, ngành thống nhất cần sửa đổi về việc tổ chức phát hành, in ấn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số. (Nguồn: Báo Chính phủ)

Tại cuộc họp về xử lý vướng mắc trong xuất bản, phát hành sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhắn mạnh phải bảo đảm có đủ sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số.



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tao-moi-dieu-kien-cho-tre-em-dan-toc-mien-nui-trong-nam-hoc-moi-2024-2025-post973746.vnp

Cùng chủ đề

tạm đình chỉ tiệm trà sữa

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Tôn Đức Thắng (địa chỉ: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Trong đó, có khoảng 21 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và chóng mặt sau khi ăn thực phẩm trong tiệc liên hoan Trung thu tổ chức tại lớp 7/1. Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề...

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho 3 giáo viên trường mầm non có gia đình bị ảnh hưởng nặng do bão số...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số phụ huynh phản đối cho rằng ti vi là tài sản chung của nhà trường, vậy tại sao phụ huynh...

21 học sinh chóng mặt, nôn ói sau khi uống trà sữa

Theo báo cáo nhanh của UBND phường Thống Nhất (TP Pleiku), vụ nghi ngộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Long An: Tận dụng vị trí gần TP Hồ Chí Minh làm lợi thế phát triển du lịch

Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Long An chưa phát triển là ngành du lịch chưa tập trung vào điểm mạnh, khác biệt để cạnh tranh với các địa phương; thiếu định hướng về nhu cầu của du khách.Du lịch Long An: Tăng hấp dẫn và thân thiện với công nghệ thực tế ảoVề Long An dự Lễ hội Vía Bà Ngũ hành Long Thượng ở Cần GiuộcLong An: Điểm đến của những khách ưa thích...

Cộng đồng người Việt tại Singapore lan tỏa tinh thần “nhường cơm sẻ áo”

Đại sứ kêu gọi cộng đồng hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bằng cách này hay cách khác góp phần chung tay ủng hộ đồng bào trong nước khắc phục hậu quả của bão lụt, để các cháu học sinh ở những vùng bị ảnh hưởng sớm được tiếp tục tới trường. Kịp thời chia sẻ thông tin kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục...

Cộng đồng người Việt Nam hỗ trợ Lào khắc phục hậu quả do bão Yagi

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 16/9, tại thủ đô Vientiane, Đoàn đại biểu Cộng đồng người Việt Nam tại Lào do ông Phan Minh Chiến - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam - dẫn đầu đã đến Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Lào để trao tặng tiền ủng hộ, hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc Lào bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão Yagi...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp...

Phát huy vai trò chủ lực của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Theo đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Thông tấn xã Việt Nam xử lý theo từng cấp độ phù hợp 115 báo cáo nội bộ về các vấn đề nhạy cảm đột xuất liên quan đến an ninh trật tự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế ở cả trong và ngoài nước, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thông tin báo cáo, tham...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Gặp cô giáo ‘hoa hậu’ nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái

https://www.youtube.com/watch?v=iprPZXcFaSwBất ngờ, xúc động và hạnh phúc là những cảm xúc đầu tiên mà cô giáo Hoàng Minh Diệp - chủ nhân bức hình chia sẻ khi biết hình ảnh rất đỗi đời thường của mình đang được lan truyền khắp mạng xã hội.  Nguồn: https://vtcnews.vn/gap-co-giao-hoa-hau-noi-tieng-nho-buc-anh-lam-lem-bun-dat-don-truong-o-yen-bai-ar896164.html

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả

Sau sự cố cựu sinh viên "rút ruột" tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc, Trường CĐ Công Thương TP.HCM đã có báo cáo nhanh về vụ việc.Theo báo cáo, CLB Cán bộ Hội dự nguồn thuộc Hội Sinh viên Trường CĐ Công Thương TP.HCM, sau thời gian hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể vào tháng 1/2024. Tại thời điểm giải thể, số tiền quỹ của CLB là 11.232.000 đồng. Ban chủ nhiệm thống nhất...

Cùng chuyên mục

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm và tặng quà Trung thu cho 80 trẻ em mồ côi mà các cấp Hội nhận đỡ đầu. ...

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Mới nhất

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi HĐTV Petrovietnam nghe báo cáo công tác góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ngày 16/9 Các góp ý trọng tâm của Petrovietnam Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

Mới nhất