Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTạo hành lang pháp lý để bảo vệ, phát huy giá trị...

Tạo hành lang pháp lý để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa


Tạo hành lang pháp lý để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa - Bài 1: Cấp thiết phải sửa Luật - Ảnh 1.

Hình minh họa

Bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam là yêu cầu rất cấp thiết

Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa luôn được Đảng ta quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để giữ gìn được những bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, lan tỏa các giá trị văn hóa tới bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia…

Tầm quan trọng, vai trò, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, là cơ sở để các cơ quan chức năng cụ thể hóa, xây dựng được các chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Trong buổi gặp mặt với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cuối năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là phát triển văn hóa đi đôi với tăng trưởng kinh tế, với tiến bộ và công bằng xã hội.

Đặc biệt, Luật Di sản văn hóa là văn bản quan trọng, tạo hành lang pháp lý để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

“Trong bối cảnh thế giới nhiều khó khăn, thách thức, việc bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam là yêu cầu rất cấp thiết và quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” – Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, kể từ sau Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn.

Chính di sản văn hóa là yếu tố cơ bản hình thành nên bản sắc văn hoá, giúp chúng ta có được sự tự tin và bản lĩnh để khẳng định những giá trị của dân tộc mình trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì tầm quan trọng như thế nên việc chúng ta quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng là cách chúng ta hình thành sức mạnh tổng hợp của đất nước, bảo vệ chủ quyền văn hóa của quốc gia.

“Không phải tự nhiên, bất kỳ động chạm đến một di sản nào đều nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội. Mất đi di sản, mất đi dấu ấn thời gian, nơi đó sẽ đánh mất tinh thần, hồn cốt vốn có” – ông Bùi Hoài Sơn cho hay.

Tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đặt ra vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Nhiều đại biểu cho rằng, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức trong từng lĩnh vực.

Cấp thiết sửa Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương cho biết, Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009, là bước cụ thể hóa chính sách về bảo tồn di sản văn hóa theo Hiến pháp năm 1992 và tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII), cùng các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Với nỗ lực và sức đóng góp của toàn xã hội, qua 23 năm thực thi, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đã đạt được một số thành tựu quan trọng, được Đảng, Nhà nước, nhân dân và quốc tế ghi nhận, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội…

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, từ khi Luật có hiệu lực thi hành đến nay, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tiếp tục được ban hành nhằm tăng cường định hướng cho hoạt động văn hóa, trong đó có di sản văn hóa, như: Nghị quyết số 33-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI; Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021…

Nhằm thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về đảm bảo “quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41) và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay; thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, từ năm 2023, Bộ VHTTDL đã tích cực chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các địa phương xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Dự án Luật được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023), được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì soạn thảo (Quyết định số 805/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024).

Về nguyên nhân cụ thể phải sửa đổi Luật, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cho hay, dù là Luật về lĩnh vực chuyên ngành nhưng nhiều điều khoản, quy định của luật còn mang tính nguyên tắc chung chung hoặc chưa có các điều khoản giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể, chưa thuận lợi cho việc triển khai trong thực tiễn như: quy định chi tiết về những hành vi bị cấm; về trình tự, thủ tục hủy bỏ xếp hạng, ghi danh di sản, hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; thủ tục điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích; quy trình tiếp nhận giao nộp, phân chia, quản lý hiện vật, di vật, cổ vật sau khi khai quật khảo cổ; quy trình tiếp nhận, loại bỏ hiện vật ở di tích…

Ngoài ra, còn một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật. Cụ thể, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa quy định nội dung các hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, huy động được sự đóng góp, tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa… trong khi thực tiễn xã hội hiện đại, các địa phương tập trung khai thác, phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế – xã hội nên thu hút doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa….

Một số luật có sự đan xen với Luật Di sản văn hóa như Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp… đã được sửa đổi, bổ sung có quy định liên quan đến di sản văn hóa cần được quy định trong Luật Di sản văn hóa đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật; các Công ước quốc tế, Chương trình có liên quan đến di sản văn hóa mà Việt Nam là thành viên cần nội luật hóa./.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) bố cục gồm 9 chương 101 điều, tăng 2 chương, 27 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 74 điều), trong đó: bỏ 1 chương về khen thưởng và xử lý vi phạm, thành 03 chương mới là Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu (Chương V); Bảo tàng (Chương VI); Hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa (Chương VIII).

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 03 nội dung chính trong các chính sách đã được Quốc hội thông qua, bao gồm: “Chính sách 1: Hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực di sản văn hóa vật thể (di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia), di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và hoạt động bảo tàng. Chính sách 2: Nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản, tăng cường nội dung, trách nhiệm, cơ chế thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương. Chính sách 3: Tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình tổ chức phát động cuộc thi ảnh báo chí "Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ". ...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Đề nghị bổ sung quy định cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất di tích hỗn hợp

(Tổ Quốc) - Đồng tình và đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần bổ sung quy định về cấm các hành vi lấn chiếm, hủy hoại đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. ...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: Cộng Đồng Địa Phương Làm Được Gì?

Di sản văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc không chỉ là tài sản quý báu mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc và hồn cốt của nền văn hóa đó. Ở Việt Nam, với truyền thống gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời, di sản văn hóa phi vật thể luôn được coi trọng và ngày càng có những nỗ lực cụ thể trong việc bảo vệ. Đặc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những thách thức khi làm phim lịch sử

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Vì sao Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử?

(Tổ Quốc) - Sáng 9/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), đã diễn ra Hội thảo phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học". Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông,...

Độc đáo nghi thức cúng dâng Dèng của đồng bào Tà Ôi

(Tổ Quốc) - Người Tà Ôi tổ chức cúng dâng Dèng vào các dịp lễ của gia đình, làng bản. Đặc biệt là trước khi đi buôn bán Dèng ở nơi xa để tạ ơn Giàng (ông trời) đã ban cho nghề truyền thống dệt Dèng. ...

Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(Tổ Quốc) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Nhà giáo. ...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Ý Lan hát trong đêm nhạc tôn vinh 6 nhạc sĩ nổi tiếng

Ca sĩ Ngọc Châm đã công bố liveshow nhân kỷ niệm chặng đường hơn 20 năm ca hát, 10 năm cô sản xuất chuỗi chương trình tôn vinh tác giả, tác phẩm Vàng son một thuở.Tổng đạo diễn chương trình, nhạc sĩ Nguyễn Quang tiết lộ, đã chọn những ca khúc hay, phù hợp giọng hát của nữ ca sĩ. Sẽ có khoảng 20 ca khúc, được chia thành ba chương, tương ứng với chặng đường hoạt động...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện do UBND thành phố chỉ đạo, Sở VHTT Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 vận chuyển thành công thai phụ trong tình trạng nguy kịch tại Nam Sudan

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam tại Nam Sudan đã vận chuyển bay liên hoàn một thai phụ mang thai đôi trong tình trạng nguy kịch. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ...

Show diễn đặc biệt tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

“Sắc màu di sản” là show diễn đặc biệt, nhằm tôn vinh, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua thời trang, sẽ diễn ra vào 19 giờ, ngày 16/11, tại không gian nhà cổ 22 Hàng Buồm. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/show-dien-dac-biet-ton-vinh-va-quang-ba-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-viet-nam-post992294.vnp

Nam hành khách doạ mở cửa thoát hiểm trên chuyến bay chỉ bởi tiếp viên không đồng ý một yêu cầu này

Trên chuyến bay của Korean Air từ Bangkok (Thái Lan) đến Seoul (Hàn Quốc), một hành khách nước ngoài gây ồn ào khi đòi ngồi ghế gần cửa thoát hiểm của tiếp viên. ...

Báo Nghệ An ra mắt chuyên trang ‘Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh’

Chiều 9/11, Báo Nghệ An phối hợp với Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tổ chức ra mắt chuyên trang điện tử đặc biệt về 'Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh'. Theo tư liệu, những năm 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã để lại mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, trở thành biểu tượng anh hùng, kiên trung, bất khuất của...

Mới nhất

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh...

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

Mới nhất