Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamTạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường...

Tạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường sắt tốc độ cao


Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong đầu tư đường sắt tốc độ cao

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đạt Tường, chuyên gia tư vấn dự án (Công ty CP Tư vấn EY Việt Nam) cho biết, thông qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng ở Việt Nam cũng như các thông lệ quốc tế, các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị đối với chính sách về đường sắt tốc độ cao.

Tạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường sắt tốc độ cao- Ảnh 1.

Quang cảnh Hội thảo tổng kết dự án những kinh nghiệm quốc tế tốt hỗ trợ Cục Đường sắt VN xây dựng dự thảo Luật Đường sắt 2017 sửa đổi chiều 13/5.

Cụ thể, tại dự án Luật Đường sắt sửa đổi, chuyên gia khuyến nghị cần làm rõ vai trò của Nhà nước trong bố trí vốn đầu tư cho đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC); chủ thể và vai trò của các chủ thể trong quản lý ĐSTĐC cũng như về các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt.

Tạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường sắt tốc độ cao- Ảnh 2.

Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, hiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) đã được Cục Đường sắt VN là cơ quan chủ trì tham mưu cho Bộ GTVT thực hiện theo đúng quy định.

Đến nay, Bộ GTVT đã nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của Thường trực Chính phủ, thành viên Chính phủ, các ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và đang chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ. Dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

Nhằm hỗ trợ Cục Đường sắt VN trong xây dựng dự thảo Luật, Chương trình Aus4Transport do Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) của Chính phủ Australia hỗ trợ cho Bộ GTVT Việt Nam dự án “Những kinh nghiệm quốc tế tốt hỗ trợ Cục Đường sắt VN xây dựng dự thảo Luật Đường sắt 2017 sửa đổi”.

Dự án sẽ hỗ trợ về các nội dung: Tích cực sử dụng các thông lệ tốt quốc tế để soạn thảo Luật Đường sắt (sửa đổi); Nâng cao năng lực xây dựng thể chế, quy định pháp luật; Chủ động định hướng, thiết lập các mốc chuyển dịch sang năng lượng xanh trong lĩnh vực đường sắt.

Cụ thể hơn, ông Martin Baggott – chuyên gia quốc tế cho biết, hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã có các quy định và thành lập các cơ quan đặc thù nhằm triển khai các quy định về thu hồi đất và các vấn đề khác, đẩy nhanh tiến độ trong giai đoạn đầu phát triển dự án ĐSTĐC. Nguồn vốn nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư ĐSTĐC và được quy định rõ trong Luật ở các quốc gia này.

Đơn cử, tại Nhật Bản đã ban hành Đạo luật Shinkansen, trong đó, quy định rõ việc đóng góp của chính quyền địa phương vào chi phí đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao.

Hay nhiều công trình đường sắt tốc độ cao ở Trung Quốc đã được xây dựng với nguồn đóng góp đáng kể của chính quyền địa phương nơi có tuyến đường sắt đi qua.

Trong khi đó, chi phí đầu tư phương tiện thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí của hệ thống ĐSTĐC và gần như 100% được sở hữu (hoặc cho thuê lại) bởi các doanh nghiệp vận hành, quản lý và khai thác đường sắt.

Ông Martin Baggott cho biết, trên thế giới hiện nay, có bốn phương pháp chính để huy động vốn cho cơ sở hạ tầng đường sắt, gồm: Nguồn ngân sách Nhà nước, thông qua cấp phát ngân sách trực tiếp, cho vay hoặc cả hai; Chính phủ và nguồn vốn góp của thành viên liên doanh (mô hình của Trung Quốc), trong một số trường hợp có thể kết hợp với bên thứ ba; PPP/ Mô hình nhượng quyền; PPP/ Mô hình thanh toán dựa trên chất lượng dịch vụ – Pháp (Tours – Bourdeaux, Nimes – Montpellier).

Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên thế giới hầu hết đều theo hình thức đầu tư công, một số tuyến ĐSTĐC được đầu tư theo hình thức PPP nhưng phần lớn chưa thành công và vẫn cần sự hỗ trợ lớn của nhà nước như hỗ trợ chi phí xây dựng hoặc theo hình thức Nhà nước thanh toán cho chi phí vận hành và bảo trì để giảm rủi ro về doanh thu cho nhà đầu tư. Các doanh nghiệp tư nhân cũng thường chỉ tham gia đầu tư ở một số tuyến có khả năng sinh lợi.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy mô hình PPP trong đầu tư đường sắt tốc độ cao phần lớn chưa thành công.

Đối với Việt Nam, việc huy động vốn từ nguồn tài trợ tư nhân cho các tuyến ĐSTĐC có thể khó khả thi và sẽ cần sự hỗ trợ đáng kể từ nguồn ngân sách trung ương và tham gia địa phương.

Từ đó, ông Martin Baggott khuyến nghị Việt Nam nên đề xuất, rà soát, bổ sung tại dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi quy định vai trò của Nhà nước trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển ĐSTĐC; quy định về huy động nguồn lực của Trung ương và sự tham gia của địa phương trong đầu tư phát triển ĐSTĐC.

Đồng thời, rà soát các quy định hiện hành về đầu tư để đảm bảo thống nhất thực hiện các cơ chế khuyến khích phát triển đường sắt như Luật Ngân sách, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Nghị định về quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Tạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường sắt tốc độ cao- Ảnh 3.
Tạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường sắt tốc độ cao- Ảnh 4.
Tạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường sắt tốc độ cao- Ảnh 5.
Tạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường sắt tốc độ cao- Ảnh 6.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo.

Chú trọng chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực

Theo ông Martin Baggott, tổ chức quản lý ĐSTĐC trên thế giới thường phân tách giữa quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, hầu hết tài sản kết cấu hạ tầng ĐSTĐC trên thế giới đều do nhà nước sở hữu và giao cho các đơn vị quản lý, khai thác.

Các chủ thể liên quan đến quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt thường được quy định cụ thể trong luật và các đơn vị quản lý, khai thác tài sản thường là các đơn vị hoặc doanh nghiệp Nhà nước.

Ngoài ra, các quốc gia trên thế giới chủ yếu đầu tư ĐSTĐC phục vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa trên các tuyến ĐSTĐC cũng đang được thử nghiệm bởi một số quốc gia nhưng chưa áp dụng rộng rãi. Bởi nhiều quan ngại về an toàn, tốc độ vận chuyển, ảnh hưởng đến chất lượng hạ tầng các tuyến đường sắt.

Đối với việc chuyển giao công nghệ, ông Martin Baggott cho biết, nền tảng công nghiệp đường sắt có nhiều khác biệt giữa các quốc gia trong đó thường bao gồm các quốc gia tự phát triển và làm chủ công nghệ và các quốc gia nhận chuyển giao công nghệ để phát triển.

Ở các quốc gia nhận chuyển giao công nghệ, nhà nước thường đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu phát triển công nghiệp đường sắt và công nghiệp phụ trợ, yêu cầu về chuyển giao công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa cho các dự án đầu tư ĐSTĐC; cung cấp các ưu đãi, hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đồng thời xác định được các đơn vị đầu mối trong nước để tiếp nhận và phát triển công nghệ.

Ông Martin Baggott cho rằng, đối với Việt Nam, cần cân nhắc kỹ việc vận tải hàng hóa trên ĐSTĐC, đồng thời, bổ sung các quy định trong Luật Đường sắt sửa đổi liên quan đến phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Rà soát các Luật và quy định liên quan để đồng bộ bao gồm Luật Khoa học công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, cố vấn cao cấp của dự án cho biết, trên thế giới, không có quốc gia nào quy định rõ tỷ lệ chuyển giao công nghệ trong Luật. 

Tuy nhiên, trong thực hiện có sự chỉ đạo nhất quán khi thông qua chủ trương đầu tư dự án, đơn cử như Hàn Quốc quy định chuyển giao công nghệ 100%, đặt mục tiêu tiến tới nội địa hóa 50%. Cho đến nay, Hàn Quốc thậm chí còn đạt tỷ lệ nội địa hóa gần 90%.

Đây cũng là nội dung Việt Nam cần học hỏi, xem xét bổ sung các chính sách như: Xác định đơn vị đầu mối trong nước để tiếp nhận chuyển giao công nghệ và triển khai nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực ĐSTĐC; Quy định chính sách cụ thể đối với việc chuyển giao công nghệ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ có bao gồm mức độ tham gia trong nước (nội địa hóa) trong dự án; chính sách ưu đãi thu hút các chuyên gia, nhà khoa học trình độ cao trong và ngoài nước trong các văn bản phê duyệt dự án, có thể là tại Nghị quyết của Quốc hội.

Ông Đông cũng nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ ĐSTĐC trong nước.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tao-hanh-lang-phap-ly-chu-trong-dao-tao-nhan-luc-duong-sat-toc-do-cao-192240513165001469.htm

Cùng chủ đề

Mùa gặt trên cánh đồng vàng Mường Than

Cánh đồng Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được mệnh danh là một trong bốn cánh đồng lúa lớn nhất Tây Bắc. Thời điểm này, bà con nông dân đang tất bật thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Lúa năm nay được mùa, năng suất cao hơn năm trước dù phải chống chọi với thời tiết hạn hán vừa qua. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/mua-gat-tren-canh-dong-vang-muong-than-122091.htm

Thông cáo số 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến...

Miền trung tạo động lực tăng trưởng mới từ du lịch biển

Bài 1: Những khởi sắc ấn tượng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định du lịch biển, đảo là một trong bốn dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam. Sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo, du lịch biển, các tỉnh, thành phố khu vực miền trung bước đầu đã tìm được hướng đi phù hợp để...

Tham vọng từng khiến tôi khổ sở, giờ chỉ cần bình yên là thấy hạnh phúc

Mi Lan - Huyền Chi (thực hiện)   -   Chủ nhật, 26/05/2024 10:00 (GMT+7) Suy nghĩ của chị khi khán giả phản ứng với kịch bản phim, với cách xây dựng quá nhiều drama, kéo theo đó, nhiều tình tiết bị cho là vô lý, thiếu thuyết phục? - Bộ phim nào cũng phải tạo được một cái dấu ấn nhất định. Đó có thể là sự tò mò của khán giả, sự bức xúc...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys

NDO - Chiều tối 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Nagavara Ramaroa Narayana Murthy, nguyên Chủ tịch, người sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ). Cùng dự có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu đầu tư nâng cấp quốc lộ 9B qua Quảng Bình

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Ban QLDA 85, Cục Đường bộ...

Cần nghiên cứu kỹ vị trí sân bay thứ hai ở Hà Nội

Nghiên cứu cẩn trọng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam xuyên tâm...

Vì sao Đắk Lắk điều chuyển 220 tỷ vốn cao tốc Khánh Hòa

Ngày 25/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao...

Khen thưởng 4 cá nhân cứu người trong vụ cháy ở Trung Kính

Trước đó, như đã đưa tin, vụ hỏa hoạn xảy ra lúc 0h46 ngày...

Lắp cọc tiêu, giảm xung đột trên cầu vượt thép Mai Dịch

Sau hơn nửa tháng thông xe hai cầu vượt thép dành cho xe đi...

Bài đọc nhiều

Cơ hội mua vé tàu cổ Đà Lạt chỉ 50.000 đồng

Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đường sắt áp dụng chính sách vé đồng giá 50.000 đồng với một số mác tàu cổ Đà Lạt, phục vụ du khách nhân Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024. Cụ thể, hành khách khi mua vé các mác tàu DL1, D2, DL5, DL6 được áp dụng giá 50.000 đồng/lượt, thay vì giá vé dao động từ 60.000-105.000 đồng/vé như hiện nay. Thời gian...

Cùng chuyên mục

Cơ hội mua vé tàu cổ Đà Lạt chỉ 50.000 đồng

Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đường sắt áp dụng chính sách vé đồng giá 50.000 đồng với một số mác tàu cổ Đà Lạt, phục vụ du khách nhân Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024. Cụ thể, hành khách khi mua vé các mác tàu DL1, D2, DL5, DL6 được áp dụng giá 50.000 đồng/lượt, thay vì giá vé dao động từ 60.000-105.000 đồng/vé như hiện nay. Thời gian...

Tháng Công nhân: Người lao động trên đèo Hải Vân vỡ òa niềm vui khi nhận được sự quan tâm

Ngày 23/5, Đoàn công tác Công đoàn Đường sắt Việt Nam, Công đoàn Công ty Cổ phần Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng đã đến thăm hỏi động viên và tặng quà cho công nhân, người lao động hiện đang làm việc tại các nhà ga, cung đường trên đèo Hải Vân nhân Tháng Công nhân và An toàn, vệ sinh lao động 2024.   Món quà bất ngờ   Xuất phát bằng goòng tại Ga Kim Liên (Đà Nẵng), Đoàn công...

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN thăm và tặng quà Công nhân ĐS khu vực Bắc Giang – Đồng Đăng

Ngày 23/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh đã thăm và tặng quà cho đoàn viên, người lao động tại tuyến đường sắt Bắc Giang - Đồng Đăng. Tham gia đoàn công tác có Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty ĐSVN Hoàng Năng Khang, Phó Chủ tịch Công đoàn ĐSVN Nguyễn Thanh Hoàn, lãnh đạo chuyên môn, công đoàn các đơn vị ĐS khu vực. Việc triển...

Nghiên cứu bơm bê tông khắc phục sạt lở hầm Chí Thạnh

Chiều 22/5, Ban QLDA 85 (Bộ GTVT), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam...

Tăng nhân lực, chạy đua thời gian khắc phục sạt lở hầm Chí Thạnh

Dưới đánh lên, trên đánh xuống12h trưa 22/5, tại phía cửa Bắc hầm đường...

Mới nhất

Cận cảnh những biệt thự ‘ma’ bên vịnh biển đẹp nhất thế giới

25/05/2024 | 16:10 Thừa Thiên-Huế: TPO - Dải đất ven vịnh đẹp thế giới Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) từng được kỳ...

Chiêm ngưỡng ‘báu vật’ hơn một thế kỷ ẩn mình ở Đồng Nai

Khu rừng cổ thụ ở Đồng Nai được xem là báu vật, không chỉ sở hữu giá trị lịch sử mà còn trở thành điểm đến nghiên cứu khoa học về cây cao su. Nhắc đến Đồng Nai, người ta biết đến các khu công nghiệp sầm uất. Ít ai biết rằng, vùng đất này còn...

Việt Nam và Lào có tiềm năng hợp tác du lịch rất lớn

Năm 2023, lượng khách du lịch Việt Nam đến Lào đạt hơn 837.000 lượt, tăng 133% so với năm 2022 và ở chiều ngược lại, lượng khách Lào đến Việt Nam hơn 120.000 lượt, tăng 155%. Theo số liệu của Cục Phát triển Du lịch Lào, trong 3 tháng đầu năm 2024, khách du lịch Lào đến Việt Nam...

Bộ Công Thương nỗ lực cụ thể hoá cam kết tại COP26

Năm 2021, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã đưa ra tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào 2050; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển điện than sang năng lượng sạch, không...

(Trực tiếp) Thủ tướng dự Diễn đàn ‘Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024’

Người lao động được đưa ra sáng kiến, ý kiến, ý tưởng của bản thân; đưa ra đề xuất, kiến nghị, giải pháp để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khi được doanh nghiệp tôn trọng, người lao động sẽ tự tin, cống hiến, làm việc với hiệu suất cao hơn. Sáng nay (26/5), Diễn đàn “Nâng cao...

Mới nhất