Trang chủNewsKinh tếTạo đột phá về hạ tầng, nhân lực, thể chế để thúc...

Tạo đột phá về hạ tầng, nhân lực, thể chế để thúc đẩy hợp tác Tam giác phát triển CLV


Tạo đột phá về hạ tầng, nhân lực, thể chế để thúc đẩy hợp tác Tam giác phát triển CLV

Tại Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất nhiều giải pháp để hợp tác trong Khu vực tạo được bước đột phá.

Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban Điều phối chung Khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV) diễn ra sáng 1/3 tại Attapeu (Lào), dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào Khăm-chên Vông-phô-sỷ, Chủ tịch Ủy ban Điều phối của CHDCND Lào; Bộ trưởng Bộ Thương mại CHAM Ni-mul, Chủ tịch Ủy ban Điều phối của Campuchia, và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban Điều phối về Khu vực Tam giác phát triển CLV của Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, cả ba vị Bộ trưởng đều đánh giá cao kết quả hợp tác trong Khu vực Tam giác phát triển CLV trong thời gian qua, đồng thời thống nhất cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác vì sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi bên và của chung cả Khu vực.

Hợp tác CLV là ưu tiên hàng đầu

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng, mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, gắn bó và tin cậy chính trị giữa ba nước Campuchia – Lào – Việt Nam là “di sản quý báu” đối với cả ba dân tộc, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của ba nước.





Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị.

“Việt Nam luôn coi đây là nhiệm vụ chiến lược và dành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh và cho biết, năm 2024, cả ba nước sẽ đánh dấu 25 năm thành lập khu vực Tam giác phát triển CLV. Đây là một dấu mốc quan trọng của quá trình hợp tác trong Khu vực này.

Đánh giá về kết quả hợp tác trong thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, cả ba nước đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hợp tác chung, không chỉ đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo và tăng cường sự kết nối trong Khu vực Tam giác phát triển CLV, mà còn thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi giữa ba Quốc hội, ba Chính phủ, các tổ chức và người dân của ba nước thông qua sự hợp tác toàn diện ở nhiều lĩnh vực, bao gồm giao thông – vận tải, viễn thông, năng lượng, thương mại, đầu tư, công nghiệp, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, du lịch, y tế, văn hóa, lao động, giáo dục, môi trường, khoa học và công nghệ.

“Trong khuôn khổ hợp tác CLV, chúng ta bước đầu đã xây dựng, hình thành được các cơ chế chính sách thông thoáng thúc đẩy đầu tư, thương mại trong khu vực. Các dự án đầu tư lớn đã và đang được triển khai trong các lĩnh vực thủy điện, hợp tác tìm kiếm, khai thác và chế biến khoáng sản, trồng, chế biến sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng dần được hình thành và phát triển, nhất là trong lĩnh vực giao thông, thủy điện”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 110 dự án với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD vào Khu vực Tam giác phát triển tại Lào và Campuchia.

Quy mô kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Lào không ngừng được mở rộng từ mức 823,4 triệu USD năm 2016 lên 1,63 tỷ USD năm 2023 (gấp 2,1 lần). Quy mô thương mại Việt Nam – Campuchia cũng tăng gấp gần 3 lần; từ mức 2,92 tỷ USD năm 2016 lên tới 8,56 tỷ USD vào năm 2023.

Bên cạnh đó, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh, giao thông, nông nghiệp, y tế, du lịch… cũng được các bộ, ngành và địa phương hai bên triển khai tích cực và hiệu quả. Trang thông tin điện tử chung của Khu vực Tam giác phát triển CLV với 4 thứ tiếng Campuchia, Lào, Việt và tiếng Anh đã bước đầu phát huy vai trò là nguồn thông tin tư liệu quan trọng quảng bá về Khu vực Tam giác phát triển CLV, cập nhật các dự án, hoạt động trong khu vực.

“Có thể nói, những cơ chế, chính sách thuận lợi của cả ba nước Campuchia – Lào – Việt Nam dành cho Khu vực Tam giác phát triển CLV, cùng với sự nỗ lực hợp tác của ba nước thời gian qua, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển cho Khu vực Tam giác phát triển CLV”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tạo đột phá về hạ tầng, nguồn nhân lực và cải cách thể chế

Mặc dù hợp tác trong Khu vực Tam giác phát triển CLV đã đạt được những kết quả tích cực. Nhưng một cách thẳng thắn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra rằng, những kết quả này vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng đặt ra, chưa thực sự tạo được bước đột phá để phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong khu vực.

Rất nhiều nguyên nhân đã được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra, bao gồm hạn chế, bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế; một số cơ chế, thoả thuận trong Khu vực đã được thông qua nhưng chưa thực sự được tích cực triển khai; nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án dành cho khu vực này từ mỗi nước còn hạn hẹp, trong khi việc kêu gọi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài còn chưa được nhiều.





Toàn cảnh Hội nghị.

“Hợp tác thương mại và đầu tư còn nhiều bất cập; các chính sách thuế, hải quan, thủ tục đầu tư chưa được nhất quán; triển khai các công trình hợp tác về phát triển kết cấu hạ tầng chậm so kế hoạch đề ra”, Bộ trưởng nói.

Cũng theo Bộ trưởng, vấn đề còn nằm ở việc một số địa phương chưa tích cực trong phối hợp triển khai các hoạt động; trình độ phát triển kinh tế – xã hội, quy mô tiêu dùng của người dân tại một số tỉnh trong khu vực còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ hộ nghèo còn cao…

Chưa kể, những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, sự bất ổn của thị trường lương thực, năng lượng, tài chính – tiện tệ, sự suy giảm đầu tư, đứt gẫy các chuỗi cung ứng trên thế giới… cũng đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và cản trở ba nước trong triển khai các mục tiêu phát triển ở Khu vực Tam giác phát triển CLV.

“Để thúc đẩy việc triển khai cũng như xây dựng định hướng, kế hoạch hợp tác của Khu vực Tam giác phát triển CLV cho các năm tiếp theo, đòi hỏi ba nước chúng ta cần phải có những giải pháp đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thể chế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể, về phát triển cơ sở hạ tầng, theo Bộ trưởng, các nước cần ưu tiên nguồn lực cho phát triển các tuyến giao thông huyết mạch phục vụ vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển, các trung tâm thương mại.

“Việt Nam sẽ ưu tiên xây dựng tuyến đường cao tốc Ngọc Hồi – Quy Nhơn phục vụ nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của Khu vực Tam giác phát triển. Đề nghị các nước Lào và Campuchia chủ động ưu tiên nguồn lực để cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông kết nối với cao tốc Ngọc Hồi – Quy Nhơn của Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất.

Trong khi đó, về phát triển nguồn nhân lực, Bộ trưởng cho rằng, ba nước cần có giải pháp đồng bộ phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực Khu vực có thế mạnh như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, khai khoáng, du lịch… Trước mắt, cần ưu tiên các chương trình hợp tác đào tạo hiện có cho việc phát triển nguồn nhân lực cho khu vực.

Về cải cách thể chế, theo Bộ trưởng, mỗi nước cần chủ động rà soát các cơ chế hiện hành, các vướng mắc đối với phát triển kinh doanh, thu hút đầu tư…, đồng thời chủ động xác định các dự án ưu tiên trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương trong vùng.

Cần có chính sách đặc thù để khuyến khích thương mại và đầu tư

Cùng với việc tập trung vào cải cách thể chế, phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, ba nước cần tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác thuộc các lĩnh vực.





Ba nước thảo luận để tìm ra định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác Khu vực Tam giác phát triển CLV.

Trong đó, về hợp tác kinh tế, Bộ trưởng cho rằng, cần tiếp tục phổ biến và xây dựng Kế hoạch hành động thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận đã thống nhất và ký kết trong khuôn khổ hợp tác của Khu vực Tam giác phát triển CLV, bao gồm cả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương đã được ký kết giữa các nước.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho Khu vực Tam giác phát triển CLV để khuyến khích thương mại, đầu tư, trong đó chú trọng thương mại biên giới và phát triển kinh tế cửa khẩu trên đất liền giữa ba nước, xây dựng hạ tầng cơ sở biên giới.

“Cần đơn giản hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa qua biên giới, bảo quản nông sản, kiểm định chất lượng…, góp phần giảm chi phí về lao động, phương tiện đi lại”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh và cho rằng, cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, điện mặt trời, điện gió, công nghiệp khai thác, chế biến được triển khai trong khu vực.

Bên cạnh đó, cần triển khai nhanh, hiệu quả Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển với các thành viên ASEAN khác.

Ở góc độ khác, Bộ trưởng cho rằng, bên cạnh hợp tác phát triển kinh tế, cần chú trọng tăng cường hợp tác về an ninh – đối ngoại, về xã hội, môi trường.

Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác giữa các tỉnh trong khu vực. Theo đó, một trong những nội dung được Bộ trưởng nhấn mạnh là bên cạnh phạm vi hợp tác giữa các tỉnh trong khu vực, từng địa phương cần chủ động hơn trong việc đưa hợp tác trong Tam giác phát triển CLV kết nối với bên ngoài để tìm kiếm cơ hội, thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế.

Trong khi đó, về nguồn lực triển khai, Bộ trưởng cho rằng, trong quá trình thực hiện, cần nghiên cứu, lồng ghép các mục tiêu phát triển Khu vực Tam giác phát triển CLV vào các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương; cũng như ưu tiên phân bổ nguồn lực ngân sách quốc gia (đầu tư công) cho các dự án trong khu vực.

“Chúng ta cũng cần khuyến khích, có cơ chế thu hút nguồn lực của tư nhân; đồng thời, nghiên cứu, định hướng các dự án ODA của Việt Nam và Campuchia trong các lĩnh vực phù hợp để có thể triển khai trong Khu vực Tam giác phát triển CLV”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất.

Kết thúc bài phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ tin tưởng rằng, những kết quả của Hội nghị hôm nay sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai cũng như xây dựng định hướng, kế hoạch hợp tác của Khu vực Tam giác phát triển CLV cho các năm tiếp theo.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thắp lửa cho tương lai đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Sáng 1/10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Sự kiện tổ chức trong 2 ngày (từ 1-2/2024) với mục tiêu thắp lửa cho tương lai đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Nhanh chóng hình thành 9 ngành công nghệ ưu tiên tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia

Nhân dịp Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) sẽ được tổ chức trong 2 ngày (1-2/10), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng có một số chia sẻ với báo chí về những dấu ấn nổi bật mà NIC đã để lại trong thời gian qua cũng như định hướng kế hoạch của Trung tâm...

Lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn

Sáng 21/9, tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước.

Bão số 3 có thể kéo GDP năm 2024 giảm 0,15%

Ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỉ đồng. Có khoảng 257 nghìn căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên; trên 262 nghìn hecta lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gãy đổ; 2.250...

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-Xã hội để trình Bộ Chính trị

Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Tổ trưởng Tổ Biên tập chủ trì phiên họp. Cùng dự có lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương; đại diện các bộ, ngành, một số Ủy ban của Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điện gió ngoài khơi sớm có chính sách cụ thể để tạo thêm 55.000 việc làm mới

Điện gió ngoài khơi sớm có chính sách cụ thể để tạo thêm 55.000 việc làm mớiBáo cáo “Chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam” được Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam công bố và trao cho Bộ Công thương đưa ra nhiều đánh giá và khuyến nghị hữu ích. Chính phủ cần...

Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến Giang

Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến GiangVới tổng vốn đầu tư 9.686 tỷ đồng (gần 400 triệu USD), Khu đô thị mới Kiến Giang, TP. Thái Bình là dự án phát triển nhà ở có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay được tỉnh Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. ...

Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư

Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tưKhu công nghiệp xanh và thông minh “Thuan Thanh Eco-Smart IP” do Tổng công ty Viglacera đầu tư tại Bắc Ninh đã đón thêm nhiều nhà đầu tư mới vào mở nhà máy sản xuất. Viglacera được biết đến là nhà phát triển khu công nghiệp (KCN) uy tín hàng đầu tại...

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Ông Michael Hung Nguyen, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Masan chia sẻ về hành trình bước đầu “hái trái ngọt” kể từ khi mua lại WinCommerce - công ty vận hành chuỗi WinMart/WinMart+/WiN trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Cuối năm 2019, khi Masan quyết định bước chân vào thị trường bán lẻ, giá cổ phiếu của Masan đã...

Ho khan có thể cảnh báo ung thư

Sau một tháng ho khan với mức độ tăng dần, nam bệnh nhân đi khám được phát hiện mắc ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn kết hợp ung thư biểu mô vảy. Theo lời kể của bệnh nhân, cả tháng nay, bệnh nhân nam C.T.H. (76 tuổi, Bắc Ninh) xuất hiện triệu chứng ho khan, tình trạng kéo dài suốt...

Bài đọc nhiều

Kinh doanh đa ngành nghề, xu hướng mới đối với doanh nghiệp bán lẻ smartphone

Hiện nay, để khai thác triệt để tiềm năng thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ di động (smartphone) đang mở rộng sang các ngành hàng mới, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược riêng phù hợp với định hướng phát triển của mình. Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 10% diện...

Ngành công thương Hà Nội đẩy mạnh kết nối phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ

Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hanoi Giftshow) do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội tổ chức, dưới sự chủ trì của Sở Công thương Hà Nội, nhằm tạo cầu nối giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Hà Nội và cả nước gặp gỡ, giao dịch, kết nối kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng với...

Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết tại KCN Phú Hội, Công ty Nicotex bị “nắn gân”

Chưa thực hiện tiến độ theo cam kết, Công ty Nicotex bị “nắn gân”Công ty cổ phần Nicotex chưa thực hiện triển khai tiến độ Dự án Nhà máy gia công, đóng gói và kinh doanh phân bón nhập khẩu, phân bón lá, chế phẩm vi sinh tại Khu công nghiệp Phú Hội, tỉnh Lâm Đồng theo cam kết. Ban quản lý các khu công...

Vietnam Report công bố Top 10 Công ty bao bì uy tín năm 2024

“Top 10 Công ty bao bì uy tín năm 2024” được đánh giá dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan với 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding; Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan. Thị trường bao bì Việt Nam: Tiến bước trên chặng đường mới Thị trường bao bì...

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Ông Michael Hung Nguyen, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Masan chia sẻ về hành trình bước đầu “hái trái ngọt” kể từ khi mua lại WinCommerce - công ty vận hành chuỗi WinMart/WinMart+/WiN trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Cuối năm 2019, khi Masan quyết định bước chân vào thị trường bán lẻ, giá cổ phiếu của Masan đã...

Cùng chuyên mục

Cua ‘quý tộc’ Trung Quốc thành hàng bình dân ở chợ Việt, mua dễ như rau

Cuối tuần qua, nhân dịp cả gia đình tụ họp đông đủ, chị Vũ Kim Tiến ở Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mua hẳn 3kg cua lông Thượng Hải với giá chỉ 410.000 đồng/kg để mọi người cùng thưởng thức món ăn vốn là của giới thượng lưu Trung Quốc.  Đây là điều mà vài năm trước chị chưa từng nghĩ tới, bởi loại cua “quý tộc” Trung Quốc này có giá quá đắt đỏ. Chị Tiến...

Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến Giang

Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới Kiến GiangVới tổng vốn đầu tư 9.686 tỷ đồng (gần 400 triệu USD), Khu đô thị mới Kiến Giang, TP. Thái Bình là dự án phát triển nhà ở có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay được tỉnh Thái Bình trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. ...

Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư

Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tưKhu công nghiệp xanh và thông minh “Thuan Thanh Eco-Smart IP” do Tổng công ty Viglacera đầu tư tại Bắc Ninh đã đón thêm nhiều nhà đầu tư mới vào mở nhà máy sản xuất. Viglacera được biết đến là nhà phát triển khu công nghiệp (KCN) uy tín hàng đầu tại...

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Ông Michael Hung Nguyen, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Masan chia sẻ về hành trình bước đầu “hái trái ngọt” kể từ khi mua lại WinCommerce - công ty vận hành chuỗi WinMart/WinMart+/WiN trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Cuối năm 2019, khi Masan quyết định bước chân vào thị trường bán lẻ, giá cổ phiếu của Masan đã...

Sắp diễn ra Tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA

Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn, không thể không nói rằng Việt Nam nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trong 8 tháng...

Mới nhất

Trắng đêm săn sản vật mùa nước nổi ở miền Tây

(Dân trí) - Khi nước tràn đồng, cũng là lúc người dân miền Tây ngày đêm đánh bắt các sản vật do thiên nhiên ban tặng để sử dụng và đem bán kiếm thêm thu nhập. Nông dân An Giang tất bật săn "lộc trời" khi cánh đồng ngập nước (Video: Bảo Kỳ). 2h sáng, trong màn đêm lạnh lẽo, lũ...

Ngân hàng ‘khai tử’ thẻ từ, chuyển hẳn sang thẻ chip

Từ tháng 9 đến nay, một loạt ngân hàng thương mại thông báo dừng giao dịch thẻ từ và chỉ cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với thẻ chip nhằm hạn chế rủi ro giao dịch thẻ, gia tăng mức độ an toàn, bảo mật cao. Theo Thông tư 20 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy...

Cua ‘quý tộc’ Trung Quốc thành hàng bình dân ở chợ Việt, mua dễ như rau

Cuối tuần qua, nhân dịp cả gia đình tụ họp đông đủ, chị Vũ Kim Tiến ở Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mua hẳn 3kg cua lông Thượng Hải với giá chỉ 410.000 đồng/kg để mọi người cùng thưởng thức món ăn vốn là của giới thượng lưu Trung Quốc.  Đây là điều mà vài năm...

Mới nhất

Sài Gòn qua bản đồ