Trang chủNewsKinh tếTạo đột phá trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu...

Tạo đột phá trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng


Cần ưu tiên xúc tiến thương mại đối với thị trường nội địa và lân cận Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu

Kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn vùng cao nhất trong 6 vùng kinh tế

Sáng 5/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng do Bộ Công Thương được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với hơn 200 đại biểu tham dự là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistics…

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân:
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước; là cửa ngõ phía bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc – thị trường rộng lớn nhất thế giới; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế quốc tế. Sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng là những cửa ngõ mở ra khu vực và thế giới.

Vùng có hạt nhân là Thủ đô Hà Nội, có vai trò là 1 trong 2 trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây cũng là vùng đi đầu về công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, kết cấu hạ tầng vùng đã được đầu tư phát triển mạnh.

Trong giai đoạn vừa qua, vùng Đồng bằng sông Hồng luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh.

Riêng trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế (sau vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

Quy mô kinh tế giá hiện hành đạt hơn 3.100 tỷ đồng, chiếm gần 30,1% GDP cả nước, đứng thứ 2/6 vùng kinh tế (sau vùng Đông Nam Bộ 30,2%); GRDP bình quân đầu người đạt 131,9 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ 166 triệu USD). Quý I/2024, GRDP bình quân của vùng đạt 6,3% (bình quân cả nước 5,66%).

Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn vùng đạt trên 260,88 tỷ USD, cao nhất trong 6 vùng kinh tế, chiếm 38% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, giảm gần 12,25 tỷ USD so năm 2022 do tác động chung của bối cảnh ngoại thương toàn cầu khó khăn.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân:
Các đại biểu tham dự hội nghị

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của vùng năm 2023 đạt trên 126,94 tỷ USD, giảm trên 2,98 tỷ USD so năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 133,94 tỷ USD, giảm gần 9,26 tỷ USD so năm 2022. Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu vùng về kim ngạch xuất nhập khẩu, tiếp theo là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Hưng Yên…

Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ước đạt 17,382 tỷ USD, trong đó 5/11 địa phương trong vùng thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước. Cơ cấu kinh tế GRDP của vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; trong đó, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng kinh tế của toàn vùng.

Các ngành công, nông nghiệp thuộc ưu thế phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng gồm luyện kim, cơ chế, hoá chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện, khai thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác cao lanh, sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc và gia cầm… Những nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp của vùng phải kể đến là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: “Vùng đang đối mặt với những vấn đề cần giải quyết như: Kinh tế vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng; các địa phương phát triển không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động”.

Ngoài ra, các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại của vùng chiếm tỉ lệ thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổng thể có kết quả, nhưng còn chậm; chuyển dịch cơ cấu nội ngành (xét đến ngành cấp III và các ngành sản phẩm cụ thể) còn chưa mạnh và rõ nét; chưa hình thành được những chuỗi giá trị (chưa tạo lập được các chuỗi sản xuất) và các cụm liên kết ngành (các cluster); chưa có những đột phá về phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do. Vùng cũng chưa hình thành các cụm liên kết ngành, các vùng sản xuất nông sản tập trung.

Chuyên nghiệp hoá về liên kết chuỗi trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, để thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, ngày 04/5/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Theo đó, vùng Đồng bằng sông Hồng được định hướng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; có nền công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, thân thiện với môi trường; đi đầu về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng có công nghiệp hiện đại, tiệm cận mức thu nhập cao” – Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.

Để tạo ra bước chuyển biến mới, có tính đột phá trong việc phát huy vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế phát triển của vùng; đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu to lớn đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, vượt qua những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, cần phải có các giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ, liên kết chuỗi trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết vùng trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.

“Muốn vậy, vùng Đồng bằng sông Hồng cần phát huy tối đa các nguồn lực, thực thi hiệu quả các chương trình hành động mang tính đột phá” – Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Cũng tại Hội nghị, với nội dung trọng tâm thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu cho vùng, đại diện các địa phương trong vùng, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp liên quan đã tập trung trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong kết nối vùng, phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu của vùng cũng như bàn thảo các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô vùng, có tính liên kết chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến thương mại khu vực và quốc gia.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân:
Hội nghị có sự tham gia của hơn 200 đại biểu tham dự

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, trao đổi về những phương pháp hoặc hướng tháo gỡ các vấn đề các địa phương trong vùng đang còn vướng mắc đối với hoạt động liên kết phát triển xuất nhập khẩu, tận dụng các cơ hội thị trường nước ngoài và xúc tiến thương mại.

“Các đơn vị cần đặc biệt phát huy các sáng kiến đóng góp khả thi, có thể ứng dụng nhanh và hiệu quả cho công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu của vùng, hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ của vùng tìm được hướng đi thị trường phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bấp bênh, căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực, nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam phải đương đầu với lạm phát, lãi suất cao khiến suy giảm tổng cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại với Việt Nam…” – Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu.





Nguồn: https://congthuong.vn/tao-dot-pha-trong-xuc-tien-thuong-mai-va-xuat-nhap-kha-u-vu-ng-do-ng-ba-ng-song-ho-ng-324333.html

Cùng chủ đề

Hình thành cơ chế hợp tác, liên kết mạnh mẽ trong xúc tiến thương mại vùng

Khai mạc Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng Tạo đột phá trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi...

Giá hồ tiêu tăng nhanh hơn giá vàng, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng thu về tỷ USD

Giá hồ tiêu tăng nhanh hơn giá vàng Cứ đầu giờ sáng, trên khắp các diễn đàn hồ tiêu, giá mặt hàng này luôn là chủ đề nóng. “Giá hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường Indonesia tăng 600 USD/tấn, bà con trồng hồ tiêu chờ vài ngày nữa nhé”! Giá tiêu hiện tại có nơi bán 144.000 đồng/kg, 155.000 đồng/kg, cả nhà đừng hoang mang nhé! Có thể thấy, “vàng đen” của Việt Nam đang...

Kinh doanh không bình đẳng, có doanh nghiệp xăng dầu “bao sân từ A đến Z”

Sử dụng nhiều công cụ điều tiết kinh doanh xăng dầuHiện nay, Bộ Công Thương đã công bố dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu (thay thế 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu trước đây là Nghị định 80, 95 và 83) để lấy ý kiến góp ý của các bộ ngành, doanh nghiệp và chuyên gia.Trong văn bản góp ý, cộng đồng thương nhân phân phối xăng dầu cho biết, khi xây...

Nếu ngành y tế khuyến cáo nguy hiểm, Bộ Công Thương không cho lưu hành thuốc lá điện tử

Sáng 5-6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định như vậy khi tiếp tục 'đăng đàn' trả lời chất vấn tại Quốc hội. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Ảnh: GIA HÂN Tiếp theo chương trình kỳ họp, sáng 5-6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Theo đó, từ 8h đến 8h50, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp...

Bộ Công Thương có thêm Thứ trưởng

(Dân trí) - Ông Nguyễn Hoàng Long, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, vừa được Thủ tướng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương. Bộ Công Thương hiện có 3 thứ trưởng. Hôm nay (4/6), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Long, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền tại Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, giữ chức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiểm toán thành công không phải năm sau phát hiện nhiều sai sót hơn năm trước

Ý kiến trên được Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu chia sẻ bên lề hành lang, sau phiên chấn vấn Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn vào chiều ngày 5/6. Tỷ lệ văn bản sửa đổi theo kiến nghị đạt trên 30% Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước gửi đến Quốc hội, kết quả kiểm toán thời gian qua của Kiểm toán nhà nước đã...

Giá tiêu trong nước tạo kỷ lục mới 145.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 6/6/2024, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ 1.000 - 2.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 144.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 145.000 đồng/kg.. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 144.000 đồng/kg, tăng 2.000 so với giá ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức...

Cung giảm, giá tiêu tiếp tục neo cao?

Dự báo giá tiêu ngày 4/6/2024: Có chạm mốc 150.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 5/6/2024: Sẽ tăng mạnh khi nguồn cung thiếu hụt Dự báo giá tiêu ngày 6/6/2024 sẽ tiếp tục tăng sốc trước những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá cước vận tải biển liên tục tăng đang là nguyên nhân đẩy giá tiêu tiếp tục tăng cao, có thể sẽ tiếp cận mốc 150.000 đồng/kg. Tiếp đà tăng, giá tiêu...

Giá heo hơi trong nước tăng mạnh, nhập khẩu thịt heo lại giảm

Giá heo hơi có vượt đỉnh lịch sử 20 năm? "Bắt bệnh" nguyên nhân khiến CPI lên mức cao nhất trong 16 tháng qua Trong Bản tin thị trường nông lâm thủy sản của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố cho hay, tháng 5/2024, giá heo hơi trên cả nước có xu hướng tăng mạnh, chạm mốc 70.000 đồng/kg, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua, mặc...

Cầu nối phát triển kinh tế xanh bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự Hội nghị Bộ trưởng IPEF tại Singapore Hội nghị các Bộ trưởng IPEF hoàn tất cam kết về 3 trong 4 trụ cột đàm phán Từ ngày 5-7/6/2024, Hội nghị Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2024 (IPEF) do Hoa Kỳ tổ chức được diễn ra tại Singapore. Hội nghị thảo luận về năng lượng sạch, là một cơ hội...

Bài đọc nhiều

Đà Lạt: Ngành chức năng “tuýt còi”, một cửa hàng Bách Hoá Xanh vẫn ngang nhiên bán thực phẩm

DNVN - Do không đáp ứng các tiêu chí để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Lâm Đồng yêu cầu cửa hàng Bách Hoá Xanh tại 63 Bùi Thị Xuân (TP Đà Lạt) không được phép tiếp tục kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên,...

Bảo hiểm số OPES trao tặng 1.800 cây sinh kế tại xã Lộc Tân, Lâm Đồng

DNVN - Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES ngày 2/6 vừa qua đã trao tặng 1.800 cây sinh kế cho đồng bào tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, nhằm hỗ trợ giúp đồng bào nơi đây chuyển đổi giống cây trồng, cải thiện chất lượng cuộc sống. ...

Thông qua phương án phát hành thêm 169,9 triệu cổ phiếu

Đại hội cổ đông HHV năm 2024: Thông qua phương án phát hành thêm 169,9 triệu cổ phiếuToàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu phát hành nói trên sẽ được HHV đầu tư vào các dự án PPP đường cao tốc và phục vụ hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ông Hồ Minh Hoàng...

Cùng chuyên mục

Giá tiêu trong nước tạo kỷ lục mới 145.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay ngày 6/6/2024, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ 1.000 - 2.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 144.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 145.000 đồng/kg.. Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 144.000 đồng/kg, tăng 2.000 so với giá ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức...

Cần có khung chính sách và pháp lý hoàn thiện cho kinh tế xanh

Dư nợ tín dụng xanh cần tăng thêm Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ bởi chính những lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội, tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm tác động tiêu cực cho môi trường. Với vai trò huyết mạch của nền kinh...

Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD trong tháng 5

Sau 23 tháng xuất siêu liên tục, Việt Nam đã nhập siêu trở lại vào tháng 5 ở mức 1 tỷ USD. ...

Cung giảm, giá tiêu tiếp tục neo cao?

Dự báo giá tiêu ngày 4/6/2024: Có chạm mốc 150.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 5/6/2024: Sẽ tăng mạnh khi nguồn cung thiếu hụt Dự báo giá tiêu ngày 6/6/2024 sẽ tiếp tục tăng sốc trước những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giá cước vận tải biển liên tục tăng đang là nguyên nhân đẩy giá tiêu tiếp tục tăng cao, có thể sẽ tiếp cận mốc 150.000 đồng/kg. Tiếp đà tăng, giá tiêu...

Xuất khẩu cà phê đối mặt nỗi lo giảm sản

Xuất khẩu cà phê đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong gần nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, do thiếu hụt nguồn cung nên sản lượng xuất khẩu đang có xu hướng tiếp tục giảm mạnh. ...

Mới nhất

Nghệ sĩ Thanh Điền vào vai diễn hình tượng Bác Hồ gây xúc động

Nguồn: https://tuoitre.vn/nghe-si-thanh-dien-vao-vai-dien-hinh-tuong-bac-ho-gay-xuc-dong-20240605200145438.htm

Phê duyệt Đề án tổ chức Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga năm 2024

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định 1456/QĐ-BVHTTDL Phê duyệt Đề án tổ chức Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga năm 2024. ...

Khám phá bí ẩn Cánh đồng Chum Xiengkhouang ở Lào

Cánh đồng Chum Xiengkhouang nằm ngay bên thị xã Phonsavan, Bắc Lào không chỉ là một vùng di tích văn hóa lịch sử, mà còn là biểu tượng đậm nét của sự phồn thịnh và đa dạng văn hóa của Lào.Lào họp báo công bố Cánh đồng Chum Xiengkhoang là Di sản thế giớiLào: Cánh đồng Chum Xiengkhouang...

Một giống gà kỳ lạ, thay vì gáy ò ó o lại đi gáy như tiếng cười của con người

Ayam Ketawa, hay còn được biết đến với tên gọi "gà cười Indonesia", là một giống gà độc...

hướng dẫn chi tiết mọi quy trình thực hiện

Viêm họng hạt mạn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở vùng họng, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng...

Mới nhất

Khám phá Pù Luông