Trang chủSự kiệnTạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

Tạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

LTS: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và hiện tại “Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Trong bối cảnh rung lắc dữ dội của một thế giới đầy biến động với những xu thế mới, Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử mang tính đột phá, quyết định tương lai của dân tộc. Đó là hình thành tầm nhìn mới với những mũi nhọn đột phá, xây dựng một Việt Nam hùng cường, phồn vinh “sánh vai với các cường quốc năm châu” hay “bằng lòng” với những kết quả đạt được để tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Trí tuệ và bản lĩnh của Đảng thể hiện qua những quyết sách mang tầm thời đại tạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình.

Báo Hànộimới giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài viết xung quanh vấn đề này.

z5970012383852_2def4560b568.jpg
Với triết lý ngoại giao linh hoạt, uyển chuyển, nước ta đã giữ vững môi trường hòa bình, ổn định làm điểm tựa cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Ảnh: Quang Thái

Bài 1: Những bước ngoặt xoay chuyển thời cuộc

Trách nhiệm thời đại và tinh thần sáng tạo sẽ tạo ra tư duy đột phá. Suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi “dân ta có Đảng”, không ít thời điểm đối mặt với thách thức tồn vong của dân tộc, với bản lĩnh và trí tuệ, Đảng ta đã tạo ra những bước đột phá, xoay chuyển thời cuộc, đưa đất nước tiến về phía trước. Và trong bối cảnh “rung chấn” của thế giới, Việt Nam đã chuyển hóa thách thức thành cơ hội, kiến tạo những không gian phát triển mới cho dân tộc.

Xoay chuyển thế cuộc, tạo dựng cơ đồ

Cách mạng là sự sáng tạo và đổi mới. Trong dòng chảy mạnh mẽ của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, ở những thời điểm cam go quyết định sự tồn vong, Đảng ta đã có những quyết định xoay chuyển thời cuộc, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và tầm nhìn vượt thời gian.

Năm 1945, trong bối cảnh, quân đội Nhật Bản thất bại liên tiếp trên các chiến trường ở khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương, Chiến tranh thế giới lần thứ hai đi vào hồi kết với việc Hồng quân Liên Xô tiến vào Mãn Châu (Trung Quốc), Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. Ở Việt Nam 100.000 lính tinh nhuệ Nhật Bản rã rời buông vũ khí, các phe phái chính trị thân Nhật Bản hoang mang cực độ. Nhận định thấu đáo về thế cuộc, trong thời điểm có tính chất bước ngoặt của lịch sử, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần “dẫu có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do” đã quyết định tiến hành tổng khởi nghĩa. Trong vòng không đầy một tuần, trên khắp dải đất hình chữ S bên bờ Biển Đông, chính quyền đã về tay nhân dân.

Nếu khởi nghĩa trước thời điểm này, người Việt Nam sẽ phải đối mặt với hàng trăm nghìn lính Nhật Bản được vũ trang đầy đủ, nếu chờ đợi lâu hơn quân Đồng Minh sẽ vào Hà Nội, Sài Gòn… khó có thể nói đến thành công. Do vậy, hoàn toàn có thể khẳng định, quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 có sức mạnh xoay chuyển thời cuộc. Đây là một quyết định mang ý nghĩa lịch sử. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một sự kiện “long trời lở đất”, một dân tộc “rũ bùn đứng dậy” đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập dân tộc, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, lịch sử cũng ghi nhận những quyết định mang tính bước ngoặt. Sau chiến tranh Triều Tiên với Hiệp định đình chiến (7-1953), thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ở Đông Dương, tạo ra một cục diện mới. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược, tiêu diệt lực lượng tinh nhuệ nhất trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp trên chiến trường. Sau 56 ngày đêm “gan không núng, chí không mòn”, chúng ta đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tạo cơ sở căn bản và quyết định, chấm dứt thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, những quyết định mang tính đột phá thể hiện trí tuệ, bản lĩnh của Đảng đã tạo ra thế và lực mới “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” thu non sông về một mối.

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến chuyển, Chính phủ Mỹ lùm xùm, xáo trộn, trong khi dư luận quốc tế, đặc biệt là phong trào phản chiến trong lòng nước Mỹ dâng cao hơn bao giờ hết khiến xứ Cờ hoa càng thêm rối ren. Mặt khác, cuộc đối đầu lịch sử 12 ngày đêm mùa Đông năm 1972 được ví như “Điện Biên Phủ trên không” đã làm rung chuyển Lầu Năm Góc với 38 “pháo đài bay” B52 và 42 “thần sấm”, “con ma” của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc, cùng những thất bại tại chiến trường miền Nam khiến quân đội Mỹ không thể gắng gượng. Chúng ta đã buộc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán Paris. Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, năm 1973, quân đội Mỹ “cuốn cờ”, ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa về quân sự, lún sâu vào khủng hoảng, tạo bước ngoặt, mở ra thời cơ giải phóng miền Nam.

Với thế và lực mới, Hội nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương (từ ngày 30-9 đến 8-10-1974) “hạ quyết tâm lịch sử hoàn thành giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976”. Sau quyết định đột phá, ta mở Chiến dịch Tây nguyên với đòn “điểm huyệt” chí mạng vào Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975, chính quyền ngụy Sài Gòn đánh mất địa bàn chiến lược, bị động đối phó trên các chiến trường, tạo đột biến trong tình hình chiến cuộc. Thời cơ chiến lược xuất hiện, ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị họp với quyết định bước ngoặt: “Khẩn trương chuyển hẳn sang phương án thời cơ, chuyển cuộc tiến công chiến lược thành Tổng tiến công chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm (1975-1976) ngay trong năm 1975”. Với tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

mo-rong-quan-he-hop-tac-vo.jpg
Mở rộng quan hệ, hợp tác với các nước trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta sản xuất và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Đổi mới tư duy hội nhập cùng thời đại

Trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế, lịch sử cũng ghi nhận những quyết định đột phá, chuyển hóa thách thức thành cơ hội, kiến tạo không gian phát triển, đưa đất nước vươn mình ra biển lớn.

Đất nước thống nhất nhưng chưa thể bình yên, máu vẫn đổ ở hai đầu biên giới, quốc tế bao vây, cấm vận cùng những biến cố chính trị ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đẩy Việt Nam vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Phá thế cô lập, bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, các cường quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế – xã hội trở thành vấn đề cấp bách, mang tính chiến lược.

Sau thời kỳ chiến tranh lạnh căng thẳng, năm 1985 Liên Xô bắt đầu tiến hành công cuộc “cải tổ”, “hạ nhiệt” trong quan hệ với Mỹ, các nước Tây Âu. Với những tính toán chiến lược, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác trong đó có Hiệp ước về các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Ở điểm nhìn khác, Trung Quốc trong giai đoạn thúc đẩy cải cách mở cửa, cũng tìm kiếm sự hợp tác với Liên Xô và những cuộc đàm phán về vấn đề biên giới hai nước đã đạt được tiến triển tích cực. Thế giới bước vào thời kỳ hòa hoãn, đối thoại thay cho đối đầu.

“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, trong xu thế phát triển của thời đại, với tinh thần “chuyển đối đầu thành đối thoại”, Việt Nam đã tạo bước ngoặt mới trong quan hệ với Trung Quốc. Sau chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Trung Quốc (từ ngày 5 đến 10-11-1991), hai nước ra thông cáo chung nêu rõ, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức bình thường hóa quan hệ theo 5 nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. Sự kiện này mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, hiện tại hai nước đã nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc, mang đến vận hội mới, hợp tác chiều sâu và thực chất, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Nước Mỹ, sau khi rút quân khỏi Việt Nam, “siêu cường” sử dụng nhiều chính sách bao vây, cấm vận và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Với phương châm “biến thù thành bạn”, chúng ta từng bước gỡ bỏ “hòn đá tảng” trên con đường ra thế giới. Từ những nỗ lực ngoại giao, ngày 3-2-1994, Chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại và đến tháng 7-1995, “siêu cường” số một thế giới đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sự kiện mang tính đột phá này tạo cơ hội cho Việt Nam đến với nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. “Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt” vì lợi ích của hai quốc gia, hai dân tộc, sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (10-2021), hai nước đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Nước Mỹ ủng hộ Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng”.

Bình thường hóa, mở rộng quan hệ với nước láng giềng lớn Trung Quốc và “siêu cường” Mỹ đã mở ra cục diện hợp tác phát triển thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt với triết lý “ngoại giao cây tre”, không “mắc kẹt” trong xung đột lợi ích giữa các quốc gia, Việt Nam duy trì quan hệ khăng khít thủy chung với bạn bè truyền thống, đồng thời mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới với phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Hiện tại, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia và Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Pháp là Đối tác chiến lược toàn diện. Với “ngoại giao cây tre” uyển chuyển, linh hoạt cùng chủ trương “bốn không” (không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống phá nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế), Việt Nam đã giữ vững môi trường hòa bình, ổn định làm điểm tựa cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước.

hanoimoi.vn

Nguồn:https://hanoimoi.vn/tao-dot-pha-moi-dua-dat-nuoc-vao-ky-nguyen-vuon-minh-682608.html

Cùng chủ đề

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. Trong hai ngày 12 và 13-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và...

Khai mạc Triển lãm "Thanh niên Việt Nam-Tự tin bước vào kỷ nguyên mới"

Triển lãm được chia làm ba khu vực, với không gian được lấy cảm hứng từ bản đồ Tổ quốc Việt Nam kết hợp các họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu dân tộc. Ngoài ra, Triển lãm còn có khu vực các gian hàng sản phẩm công nghệ của thanh niên và gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các...

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng

(TG) - Mọi luận điệu xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; những “lý luận” rêu rao rằng Việt Nam muốn “vươn mình trong kỷ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập... đều cần phải được nhận diện đúng để kịp thời đấu tranh, bác bỏ. (Hình minh họa) Gần đây các phần tử bất mãn, cơ hội, phản động lợi dụng phát biểu của...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy chính trị....

Một thành phố của Việt Nam vào top điểm đến ‘phải thăm’ vào năm 2025

Những nơi tốt nhất để du lịch ở châu Á vào năm 2025 gọi tên một thành phố của Việt Nam, do tạp chí Mỹ CN Traveler bình chọn. Khám phá sự đa dạng châu Á từ những khu rừng bạch quả cổ thụ ở Chiết Giang, Trung Quốc đến các con phố xưa cũ ở Osaka, Nhật Bản. Châu Á không chỉ nổi bật với các thành phố phát triển nhanh chóng mà còn có cảnh quan thiên nhiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Bài đọc nhiều

Trên cánh đồng năng lượng

“Nghĩ về Quảng Trị, người ta thường nhớ về những nghĩa trang với nỗi khổ đau và sự tàn khốc của chiến tranh, với miền cát trắng nóng ran trong những trưa hè đổ lửa. Có một chân dung khác của mảnh đất này có thể bạn chưa chạm đến. Nắng và gió Lào trở thành “đặc sản”, thành năng lượng tái tạo sẽ góp phần đưa tỉnh trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung và...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để các chủ thể văn hóa, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tự giới thiệu nét đẹp văn hóa. Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh,...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

Tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Từ ngày 2-31/12, "Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” do Sở Công Thương tổ chức được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là sự kiện kết hợp các hoạt động khuyến mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Tại Siêu thị Go! Việt Trì nhiều chương...

Khai mạc không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất nước”

Ngày 14/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Ban tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị, khai mạc không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển đất nước”. Ngày hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức. Đại biểu cắt băng khai mạc không gian trưng bày ảnh “Các dân...

Cùng chuyên mục

Hình ảnh trao giải tại Lễ công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Tối 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đến dự buổi lễ có các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Chỉ đạo công...

Quân khu 9: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17-12, tại TP Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 79 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 9. Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của Quân đội và...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; 35 năm...

Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15-12, tại Lữ đoàn Công binh 229, Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024). Thiếu tướng Trần Trung Hòa, Tư lệnh Binh chủng Công binh chủ trì gặp mặt. Tham dự có Thiếu tướng Đinh Ngọc Tường, Chính ủy Binh chủng Công binh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo...

Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), VTV thực hiện loạt chương trình trọng điểm như: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Tiến bước dưới quân kỳ", "Con đường lịch sử", phim tài liệu "Cha con người lính", phim truyền hình "Không thời gian"... Một trong những điểm nhấn các chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam trên VTV...

Mới nhất

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là...

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức...

Mới nhất