Trang chủChính trịChủ quyềnTạo động lực phát triển

Tạo động lực phát triển

Nghị quyết xác định Quy hoạch không gian biển quốc gia nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác và sử dụng không gian biển để xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Từ lâu, Nhơn Hải được biết đến là vùng biển gần trung tâm đẹp nhất nhì của Bình Định. Từ cảnh quan, hệ sinh thái biển, con người và ẩm thực đều gây bao thương nhớ cho du khách.
Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển. (Nguồn: TTXVN)

Thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Khoản 3 Điều 9 Nội quy Kỳ họp Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản về việc đăng tải nội dung Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

5 vấn đề trọng tâm

Theo đó, ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139/2024/QH15 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Nghị quyết đã xác định phạm vi quy hoạch; đề ra các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá; xây dựng định hướng bố trí sử dụng không gian và phân vùng sử dụng cho từng khu vực. Đồng thời, Nghị quyết đề ra các giải pháp và nguồn lực để thực hiện quy hoạch cũng như Danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về quan điểm chung, Nghị quyết đã xác định Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch mang tính khung, tổng thể, tích hợp, đa ngành, động và mở, dẫn dắt; cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác và sử dụng không gian biển để xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia; thống nhất với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch không gian biển quốc gia là tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển, góp phần hình thành, phát triển các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo nhiều sinh kế hiệu quả cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa biển, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Trên cơ sở đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ phân bổ, sắp xếp hợp lý không gian biển cho các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích và giảm thiểu các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên không gian biển tại từng khu vực cụ thể.

Để hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển mà Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra, Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra định hướng phát triển cho các ngành kinh tế biển, nhất là các ngành kinh tế biển mới. Nghị quyết cũng đặt ra 5 vấn đề trọng tâm và 4 khâu đột phá có tính then chốt, sức lan tỏa lớn và tạo động lực cho phát triển.

Cụ thể, trọng tâm thứ nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó xây dựng các tiêu chí, quy chế xử lý những vấn đề phát sinh đối với những vùng chồng lấn, mâu thuẫn sử dụng trong khai thác, sử dụng không gian biển; hoàn thiện các chính sách phát triển năng lượng sạch, tái tạo và kinh tế biển mới; ban hành hướng dẫn, quy định triển khai phân vùng sử dụng không gian biển cấp địa phương.

Trọng tâm thứ hai là xây dựng hạ tầng biển; trong đó chú trọng những lĩnh vực trọng điểm như cảng biển và giao thông kết nối cảng biển với nội địa, thông tin liên lạc biển, hạ tầng kinh tế số…

Trọng tâm thứ ba là xây dựng các thiết chế văn hóa biển, đảo; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa biển, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của cư dân vùng biển, đảo; tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Trọng tâm thứ tư là kiểm soát và quản lý các nguồn thải và giải quyết các điểm nóng ô nhiễm môi trường; phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái để tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ biển.

Trọng tâm thứ năm là đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo; tăng cường đào tạo nhân lực biển và nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ những ngành kinh tế biển mới.

Bốn khâu đột phá

Một là, tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics gắn với phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và vận tải biển, kết cấu hạ tầng ven biển, hải đảo đa mục tiêu, lưỡng dụng, đồng bộ, hiện đại, tạo động lực thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự cố môi trường biển.

Hai là, phát triển du lịch biển, đảo bền vững, có trách nhiệm, sáng tạo gắn với phát triển đô thị đảo xanh, thông minh.

Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp, chống chịu cao, ưu tiên phát triển nuôi biển và đánh bắt xa bờ, gắn với bảo tồn biển và văn hóa biển.

Bốn là, phát triển nhanh và bền vững các loại năng lượng sạch, xanh từ biển, ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và phát triển ngành dầu khí, khoáng sản rắn, vật liệu xây dựng ở đáy biển.

7 giải pháp cho từng lĩnh vực

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Quy hoạch, Nghị quyết cũng đề ra các giải pháp cho từng lĩnh vực.

Cụ thể, về cơ chế, chính sách quản lý không gian biển: rà soát các quy định pháp luật và các quy hoạch có liên quan để đảm bảo đồng bộ; xây dựng bộ tiêu chí, chính sách phát triển quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Về khoa học, công nghệ và môi trường: phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ biển; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và giải pháp nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển.

Về huy động vốn đầu tư: khuyến khích các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các ngành kinh tế biển, đồng thời tiếp tục cải thiện, nâng cao hơn nữa môi trường đầu tư.

Về phát triển nguồn nhân lực: phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, chuyên môn sâu về biển và đại dương.

Về giám sát thực hiện quy hoạch: đẩy mạnh việc giám sát và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng, khai thác trái quy định, gây ô nhiễm môi trường hoặc làm suy thoái tài nguyên.

Về hợp tác quốc tế: thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực như điều tra cơ bản, phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; cứu hộ cứu nạn; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ môi trường…; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động đàm phán, ký kết phân định ranh giới trên biển, tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế về biển.

Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức: tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về quy hoạch không gian biển.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng đưa ra lộ trình cơ bản để triển khai các dự án quan trọng quốc gia trong giai đoạn tới. Việc triển khai các dự án này phải tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư công, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mục tiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết này.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết là bước quan trọng, cung cấp cơ sở pháp lý và định hướng chỉ đạo cho việc triển khai Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 trong thời gian tới. Nghị quyết trên là cơ sở, căn cứ để lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập, điều chỉnh các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan một cách phù hợp theo quy định của Luật Quy hoạch.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nghi-quyet-ve-quy-hoach-khong-gian-bien-quoc-gia-tao-dong-luc-phat-trien-279448.html

Cùng chủ đề

Đề xuất tổ chức Lễ hội Hồ Tây hằng năm

TPO - Chuyên gia cho rằng: quận Tây Hồ nên định hướng phát triển mạnh thu hút du lịch quốc tế, ưu tiên phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái, đi theo hướng phát triển bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học với điểm nhấn là Hồ Tây. UBND quận Tây Hồ (thành phố Hà Nội) vừa tổ chức Hội thảo “Đánh giá tiềm năng phát triển bền vững...

Quan tâm, thực hiện tốt hơn nữa công tác cán bộ nữ

Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn công tác. Theo báo cáo của tỉnh Nam Định, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Nam Định luôn quan tâm lãnh...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch); định hướng cho các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị...

Bình Định sẽ đầu tư hơn 900 tỷ đồng để trồng cây xanh

UBND tỉnh Bình Định cho biết tỉnh đang triển khai đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030 với tổng kinh phí thực hiện là 902,8 tỷ đồng (gồm vốn ngân sách và xã hội hoá). Trong đó, giai đoạn 2024-2025 là gần 316 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước hơn 263 tỷ, vốn khác hơn 52 tỷ). Diện tích đất...

Công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Tổng Thư ký Quốc hội vừa có văn bản số 4112/TTKQH-TT công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về công tác cán bộ. Công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ. Ảnh minh họa: Quốc hội Theo đó, tại Nghị quyết số 1112/NQ-UBTVQH15 ngày 24.7.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Triệu Thế Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học phí Trường ĐH Khoa học

Năm học 2024-2025, học phí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh dao động từ 14,3 triệu đồng đến 82 triệu đồng/năm học.

Giá cà phê đỏ sàn do chốt lời, giá xuất khẩu tăng 52,3%, nguồn Việt Nam thực tế còn bao nhiêu?

Tính chung 7 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cà phê tăng 52,3% lên mức bình quân 3.682 USD/tấn. Nhờ đó, sản lượng xuất khẩu mặc dù giảm 12,4% so với cùng kỳ, nhưng giá trị thu về vẫn tăng 33,5%, đạt 979.353 tấn, trị giá 3,6 tỷ USD.

Liên hợp quốc yêu cầu Houthi ở Yemen trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho 13 con tin

Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/8 đã yêu cầu lực lượng Houthi ở Yemen trả tự do cho 13 nhân viên của cơ quan này. Đây là những người đã bị bắt giữ trong 2 tháng qua.

Tạm dừng đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc

Ban quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc (Cao Bằng) có văn bản về việc tạm dừng đưa đón khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).

Hai quốc gia nhóm BRICS hợp sức vượt rào cản trừng phạt từ phương Tây

Nga và Ấn Độ - hai quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển (BRICS) - đang xem xét ý tưởng về tỷ giá hối đoái Rupee - Ruble để bắt đầu giao dịch trực tiếp bằng hai loại tiền tệ này.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Philippines cáo buộc Không quân Trung Quốc “hành động nguy hiểm và khiêu khích”, Bãi cạn Scarborough lại thêm nóng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 11/8 đã kịch liệt lên án hành động của Không quân Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough, mô tả những động thái này là “vô lý, bất hợp pháp và liều lĩnh”.

Trung đoàn 196 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Các đại biểu cùng cán bộ, nhân viên, chuyên viên Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn...

“Bát nước thao trường” ấm tình đồng đội

Một ngày đầu tháng 8, chúng tôi có mặt trên thao trường huấn luyện của Tiểu đoàn 864, Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân vào giờ nghỉ giải lao của một buổi huấn luyện giữa cái nắng chiều cực gắt của bán đảo Cam Ranh. Giữa sự khắc nghiệt thời tiết, là không khí tươi vui, rộn ràng của các chiến sĩ trẻ thông qua những tiếng đàn, tiếng hát, tiếng nói cười từ mô hình “Bát...

Dùng trực thăng đưa ngư dân bị chấn thương sọ não từ đảo Trường Sa vào đất liền điều trị

Ngư dân Mai Anh Tuấn bị chấn thương sọ não, nhập Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngày 5/8, hôm nay (6/8) đã được đưa vào đất liền bằng trực thăng để tiếp tục điều trị.

Mới nhất

Google phát hành bản cập nhật AI cho Android, giới thiệu Pixel 9 series

Điều này đồng nghĩa Google sẽ đưa trợ lý AI Gemini lên các thiết bị được hỗ trợ trước đối thủ của mình là Apple - công ty dự kiến phát hành AI trên iPhone, Mac và iPad vào cuối năm nay. Mặc dù không kiếm được lợi nhuận từ mảng kinh doanh phần cứng nhưng các tính năng...

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hóa ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di...

Học phí Trường ĐH Khoa học

Năm học 2024-2025, học phí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh dao động từ 14,3 triệu đồng đến 82 triệu đồng/năm học.

Toàn cảnh nút ‘cổ chai’ đường gần 730 tỷ đồng vừa được gỡ để thông tuyến đến Bến xe miền Đông

TPO - Tuyến đường có chiều dài hơn 3km nối từ quốc lộ 1K đến quốc lộ 1A qua Bến xe miền Đông mới bị gián đoạn bởi 50m chưa thể khơi thông. Đến nay, sau thời gian gỡ vướng, Bình Dương đã chính thức xây dựng và dự kiến thông tuyến vào cuối năm nay....

Về Hạ Long xem trình diễn thuyền buồm và khinh khí cầu

Ngày 14/8, trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa...

Mới nhất