Trang chủNewsNhân quyềnTạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có...

Tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao


Gỡ điểm nghẽn, phát huy động lực

Tổng kết thực tiễn việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khoá XI và tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, khả thi cho việc khai thác nguồn lực, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản; tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên qua tổng kết thực tiễn cũng cho thấy, công tác quản lý và sử dụng đất còn tồn tại, hạn chế về một số mặt như: quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, chất lượng chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững và thực hiện chưa nghiêm; việc tiếp cận đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số thông qua giao đất, cho thuê đất còn bất cập; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nơi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân; thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định; cải cách hành chính trong quản lý đất đai, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; tài chính đất đai và giá đất chưa phản ánh đúng thực tế thị trường; năng lực quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai chưa được hoàn thiện; xu thế thoái hóa, ô nhiễm đất, xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều nơi, diễn biến phức tạp, dẫn đến mất đất, giảm độ màu mỡ, thoái hóa đất, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của người dân; nguồn lực đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn nhiều nhưng việc xử lý còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do đất đai có tính lịch sử, phức tạp; việc tổ chức thi hành Luật ở một số nơi còn chưa nghiêm; chính sách, pháp luật còn bất cập, một số nội dung của pháp luật khác có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ với Luật Đất đai; một số nội dung mới phát sinh trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.

Trước tình hình hình thực tiễn nêu trên, Đảng ta đã nghiên cứu và đề ra nhiều định hướng chỉ đạo quan trọng liên quan đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách đất đai thông qua nhiều Nghị quyết, Kết luận như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, Kết luận 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. Đặc biệt, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khoá XIII với 5 quan điểm, 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp và 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai và tổ chức thực thi là định hướng chính trị quan trọng trong sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.

Từ những cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên cho thấy việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 là rất cần thiết và cần phải hướng đến các mục tiêu sau: Thể chế, chính sách đất đai được hoàn thiện phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại chính sách, pháp luật đất đai và giữa chính sách, pháp luật đất đai với pháp luật khác có liên quan; tạo hành lang pháp lý cho quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả tài nguyên, tài sản đất đai đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; kiến tạo động lực mới để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

z4841643557932_304f7259c0e5143fe737ee86c8fe1908.jpg
Đất đai là nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia

Giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất đai đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW và tổng kết thi hành Luật Đất đai; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế,…; đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh.

Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai; phát huy dân chủ, tăng cường giám sát, khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi Luật Đất đai cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau: Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng tại các Nghị quyết và Kết luận đã đề ra; Đảm bảo sự nhất quán, ổn định, kế thừa phát triển các quy định đã được thực tiễn chứng minh là đúng, vận hành thông suốt; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn; Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật đất đai với pháp luật khác có liên quan; Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đồng thời với việc thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển trọng tâm từ quản lý bằng công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để góp phần thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn; Hiện đại hoá, chuyển đổi số công tác quản lý đất đai dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai thống nhất, phục vụ đa mục tiêu, kết nối từ Trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất.

Để đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tổ chức xây dựng công phu, tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo Luật đã được tổ chức lấy ý kiến Nhân dân; được tham vấn nhiều bên có liên quan từ cơ quan quản lý ở Trung ương đến địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; được Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại 02 kỳ họp và dự kiến kỳ họp này sẽ xem xét để thông qua. Các cơ quan có trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ đã dày công, nghiêm túc, kỹ lưỡng, khoa học trong tổng hợp, phân tích và nghiên cứu tiếp thu toàn diện các ý kiến góp ý, nhất là thảo luận và tiếp thu các vấn đề còn có ý kiến khác nhau để hoàn thiện dự thảo Luật.

10 đổi mới của Dự thảo Luật

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có những nội dung đổi mới quan trọng sau đây:

Thứ nhất, quy định đầy đủ hơn quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý đối với đất đai. Cụ thể như: bổ sung quy định về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; quy định quyền, nghĩa vụ của Công dân đối với đất đai bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hiến pháp về sở hữu đất đai và quyền con người; quy định cụ thể hơn trách nhiệm của Nhà nước, chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng, chính sách hỗ trợ đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và cơ chế tạo quỹ đất để thực hiện hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số;….

Hai là tiếp tục hoàn thiện một bước các quy định về điều tra, đánh giá đất đai; bổ sung quy định về bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai; quy định trách nhiệm của các tỏ chức, cá nhân trong điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý chất lượng đất đai. Hoàn thiện đồng bộ các quy định về việc xây dựng hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ ở 03 cấp (cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện) bảo đảm thống nhất, đồng bộ, gắn kết với các quy hoạch khác và thúc đẩy lẫn nhau để phát triển; đáp ứng được yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đội khí hậu.

Bổ sung quy định về việc không phải lập quy hoạch sử dụng đất đối với thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đối với quận, thành phố, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thành phố, thị xã thuộc tỉnh đã có quy hoạch đô thị được duyệt. Quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất từng cấp phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến từng thửa đất.

Ba là hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục dích sử dụng đất bảo đảm công khai, minh bạch trong thực hiện, bình đẳng trong tiếp cận, phù hợp với cơ chế thị trường. Bổ sung quy định giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất; quy định chặt chẽ các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và điều kiện đất đai đưa ra đấu giá, đấu thầu; quy định việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm tăng thu ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để phát triển. Quy định thu hẹp hơn trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; hoàn thiện quy định giao đất, cho thuê đất có liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng.

Bốn là, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích và phạm vi thu hồi đất; điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Hoàn thiện hơn quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước; bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư; người dân có đất thu hồi phải có chỗ ở và bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn. Quy định cụ thể hơn việc khai thác quỹ đất phụ cận để tạo quỹ đất, phát huy nguồn lực đất đai. Bổ sung quy định về cơ chế góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại đất đai để thực hiện chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn.

Thứ năm là bỏ quy định khung giá đất của Chính phủ; hoàn thiện cơ chế xác giá đất theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch thông qua việc sửa đổi quy định nguyên tắc xác định giá đất, bổ sung quy định về thông tin đầu vào để định giá đất và nội dung cụ thể của các phương pháp định giá đất; quy định về Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể và việc công khai giá đất.

Thứ sáu là hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai nhằm đảm bào hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Bổ sung quy định về khoản thu liên quan đến bỏ hoang đất hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, thu từ dịch vụ công về đất đai; cơ chế nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được gia hạn sử dụng đất; sửa đổi, bổ sung chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Thứ 7 là tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cho phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy đẩy thương mại hoá quyền sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai. Bỏ quy định hạn chế đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa để tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp.

Thứ tám là hoàn thiện cơ chế về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân; bổ sung quy định chế độ sử dụng đất chăn nuôi tập trung để quy hoạch, quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất cũng như bảo vệ môi trường; hoàn thiện quy định chế độ sử dụng 3 loại đất lâm nghiệp để thống nhất với quy định của Luật Lâm nghiệp. Bổ sung các quy định về tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, chế độ sử dụng đất khu nông nghiệp tập trung, chính sách khuyến khích tập trung đất nông nghiệp. Quy định về chế độ sử dụng đất đa mục đích, đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, đất tôn giáo kết hợp với mục đích khác, đất có mặt nước sử dụng đa mục đích, sử dụng không gian ngầm, đất lấn biển … để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai, phù hợp với xu thế phát triển.

Thứ chín là, tiếp tục thực hiện phân cấp thẩm quyền cho các địa phương trong quản lý, sử dụng đất đai thông qua quy định về giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua chủ trương chuyển mục đích đất trồng lúa, đất có rừng; giao thẩm định quyền quyết định giá đất cụ thể trong một số trường hợp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể hơn về thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý, sử dụng đất đai.

Cuối cùng, quy định cụ thể hơn về hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin đất đai cũng như việc quản lý, khai thác và kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai, tạo cơ sở để hiện thực hoá việc chuyển đổi số và hiện đại hoá Ngành quản lý đất đai.

Theo tôi, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được hoàn thiện trên tinh thần rất cầu thị, nghiêm túc và trách nhiệm; thể chế đầy đủ các định hướng chỉ đạo của Đảng và thể hiện ý chí, nguyện vọng của đa số tầng lớp Nhân dân. Hy vọng tại Kỳ họp Thứ sáu Quốc hội Khoá IV, Dự án Luật này sẽ được Quốc hội thông qua làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai trên thực tiễn, góp phần khai thác nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường của đất nước trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chặn biến tướng phân lô bán nền

Theo quyết định mới nhất của UBND TP.HCM, từ ngày 21/10/2024, các chủ đầu tư dự án bất động sản mới, dự án xây dựng nhà ở mới trên địa bàn Thành phố không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án bất động sản đã có hạ tầng kỹ thuật và dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở. Theo quyết định mới nhất của UBND TP.HCM,...

Nước Mỹ lo ngại về tình hình bất ổn bầu cử, siết chặt an ninh

(CLO) Những lo ngại về nguy cơ bạo lực chính trị trong và sau Ngày bầu cử 5/11 đã thúc đẩy các quan chức thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tăng cường an ninh. ...

An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập tại Washington và các đội vũ khí đặc biệt được triển khai trên các mái nhà khi Hoa Kỳ tiến tới các cuộc bỏ phiếu

Đường tuần tra biên giới Tây Ninh góp phần giữ vững an ninh, phát triển kinh tế

Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài hơn 240km tiếp giáp với Campuchia. Trên tuyến biên giới, tỉnh có 15 đồn biên phòng, 16 cửa khẩu: trong đó 3 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam); 3 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân) và 10 cửa khẩu phụ; ngoài ra còn có nhiều đường ngang, lối mở.Với vị trí địa lý đặc biệt, Tây Ninh không chỉ là cửa ngõ...

Sửa Luật Đường sắt, bổ sung nhiều cơ chế đặc thù

Sáng nay (31/10), Bộ GTVT đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Mới nhất

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Mới nhất