Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi tốt...

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT


Chỉ còn 3 ngày nữa, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra. Kỳ thi năm nay đánh dấu một mốc quan trọng của giáo dục phổ thông – đây là kỳ thi của lứa học sinh cuối cùng học theo chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Tương tự như mọi năm, với tính chất quan trọng, phức tạp và nhạy cảm, kỳ thi luôn nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.

Trước thềm kỳ thi diễn ra, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã có những trao đổi về công tác chuẩn bị và những lưu ý trong công tác tổ chức kỳ thi.

thu-truong-pham-ngoc-thuong.jpg
Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Phóng viên: Cho tới thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được Bộ GDĐT, các bộ, ngành, địa phương thực hiện như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Năm 2024 là năm công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ sớm mà còn hết sức chủ động. So với những năm trước, hệ thống văn bản chỉ đạo kỳ thi năm 2024 như Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch, quy chế, hướng dẫn của Bộ GDĐT và các bộ, ngành, cơ quan liên quan được ban hành sớm hơn. Đây chính là cơ sở để các tỉnh, thành phố chủ động triển khai công tác chuẩn bị tại địa phương.

Qua kiểm tra thực tế, các địa phương đã có sự chuẩn bị cho kỳ thi từ sớm, từ xa. Năm 2024 là năm tiếp theo Bộ GDĐT triển khai hệ thống phần mềm đăng ký dự thi trực tuyến. Trong 9 ngày mở Cổng đăng ký dự thi trực tuyến với hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thành công không ghi nhận khó khăn hay sai sót nào. Đây là nỗ lực và kết quả rất lớn không chỉ của Bộ GDĐT mà còn của các địa phương, nhà trường trong việc hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh cả về thông tin và kỹ thuật.

Cũng qua kiểm tra thực tế tại địa phương, một trong những việc mà các địa phương, nhà trường đã làm rất tốt, đó là hỗ trợ thí sinh. Không chỉ hỗ trợ các em về ôn tập, củng cố kiến thức để đạt kết quả mong muốn trong kỳ thi, mà sự chăm lo còn từ những việc nhỏ như thu thập số điện thoại của nhiều người trong gia đình thí sinh để trong trường hợp thí sinh đến muộn sẽ có phương án đưa đón hay nắm biết từng thí sinh nhà xa để hỗ trợ đưa đón tới điểm thi.

thu-truong-pham-ngoc-thuong-kiem-tra-chuan-bi-thi-tot-nghiep-thpt-tai-tp-ha-noi.jpg
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại TP Hà Nội.

Đặc biệt với những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh yếu thế các địa phương đều có phương án hỗ trợ cả về vật chất, tinh thần để các em yên tâm tham gia kỳ thi.

Kiểm tra tại các địa phương, tôi luôn nhấn mạnh: Chuẩn bị càng kỹ lưỡng bao nhiêu, chu đáo bao nhiêu việc triển khai thuận lợi bấy nhiêu.

Và cho tới thới điểm này, có thể khẳng định công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã được Bộ GDĐT, các bộ, ngành, địa phương thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng, sâu sát và toàn diện. Toàn quốc đã sẵn sàng để tổ chức một Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Một trong những vấn đề được nhắc tới nhiều trong những năm qua và vẫn tiếp tục được nhắc lại nhiều lần trong năm nay, đó là phòng chống gian lận thi cử, nhất là thiết bị công nghệ cao. Thứ trưởng có lưu ý gì với Hội đồng thi 63 tỉnh/thành phố về vấn đề này?

– Chúng ta đều biết trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay thì không thể tránh khỏi việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiết bị tinh vi – không chỉ phục vụ cho gian lận thi cử mà còn cho nhiều hoạt động khác. Vấn đề của chúng ta là phải làm tốt công tác phòng chống.

Trong nhiều năm qua, việc phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao đã được Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT các cấp coi là một trong những việc quan trọng phải được thực hiện kỹ từ giai đoạn chuẩn bị. Trong đó, vai trò phối hợp tích cực của lực lượng công an đã phát huy rất hiệu quả.

Để có thể phát hiện, ngăn chặn thiết bị gian lận thi cử, Bộ GDĐT đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an tập huấn cho tất cả các cán bộ làm thi. Tiếp đó, Công an các tỉnh/thành phố tiếp tục tập huấn về nhận diện các thiết bị công nghệ cao và nguy cơ thí sinh có thể sử dụng cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác thi tại các địa phương.

Chúng tôi xác định lấy phòng ngừa, nhận diện, ngăn chặn là chính. Trong đó, tiếp tục đề cao công tác con người. Dù hiện nay các thiết bị công nghệ cao với mục đích gian lận có xuất hiện tràn lan như thế nào đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là lựa chọn con người. Đồng thời với đó là làm tốt công tác truyền thông để thí sinh hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của việc bị phát hiện gian lận và xử lý nghiêm với những trường hợp cố tình vi phạm.

Hiện nay, Bộ Công an và Công an 63 tỉnh/thành phố đang phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục để làm tốt công tác phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Chỉ còn vài ngày nữa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra, Thứ trưởng còn những lưu ý gì khác để việc tổ chức kỳ thi?

– Các địa phương cho tới thời điểm này đã chuẩn bị hết sức chu đáo, trách nhiệm cho kỳ thi. Tuy nhiên, với một kỳ thi trên diện rộng, vốn phức tạp và nhạy cảm như Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tôi mong các địa phương sẽ quán triệt quyết liệt tinh thần không lơ là, chủ quan, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Chỉ dựa vào kinh nghiệm dễ gây chủ quan và dẫn tới sai sót. Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các điều kiện, nội dung, nhiệm vụ và đặc biệt là có kịch bản dự phòng, để trong bất kỳ tình huống nào cũng không bị động.

thu-truong-pham-ngoc-thuong-dong-vien-thi-sinh-tai-diem-thi-tinh-vinh-phuc.jpg
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng động viên thí sinh tại điểm thi tỉnh Vĩnh Phúc.

Từ nay đến ngày diễn ra kỳ thi, đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát kỹ một lần nữa về điều kiện dự thi của các em thí sinh, nhất là các em thí sinh có hoàn cành khó khăn, thí sinh yếu thế, thí sinh ở xa địa điểm tổ chức thi…

Phương châm cao nhất mà chúng ta đã thống nhất là không để bất cứ thí sinh nào vì điều kiện khó khăn kinh tế hay cách trở về giao thông mà không được dự thi. Phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi; ở những nơi xa xôi, ảnh hưởng của mưa bão nên có phương án đưa các em về điểm thi trước.

Tôi muốn nhắc lại tinh thần “4 đúng – 3 không” đã được quán triệt từ kỳ thi năm 2023 và tiếp tục lưu ý thực hiện trong kỳ thi năm nay. “4 đúng” là: Đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng và đủ quy trình; đúng vị trí, chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm để kịp thời xử lý tình huống, sự cố bất thường. “3 không” là: Không lơ là, chủ quan; không căng thẳng, áp lực thái quá; không tự ý xử lý tình huống, sự cố bất thường.

Cuối cùng, tôi muốn lưu ý về công tác truyền thông. Công tác này phải thực hiện chủ động, kịp thời; truyền thông đúng, đủ, để xã hội thấu hiểu, đồng thuận, thấy được tính chất, quy mô, áp lực của kỳ thi. Trong quá trình truyền thông, mong các cơ quan truyền thông từ trung ương đến địa phương phản ánh đúng tinh thần của kỳ thi; truyền thông để nâng cap nhận thức, phòng ngừa tiêu cực, phát huy các mặt tích cực, tránh để dư luận, thí sinh hoang mang, áp lực.

Với kỳ thi của lứa học sinh cuối cùng học theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, Thứ trưởng muốn chia sẻ gì đến các em học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay?

– Đối với mỗi em học sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn rất quan trọng khi kết thúc hành trình học phổ thông, mở ra hành trình nghề nghiệp và cao hơn. Những ngày vừa qua khi kiểm tra thực tế tại các địa phương, tôi đã chứng kiến nhiều sự nỗ lực của thầy cô và học trò để ôn luyện trong giai đoạn “nước rút” với mong muốn có kết quả tốt trong kỳ thi này.

Còn vài ngày nữa bước vào kỳ thi chính thức, chúc các em học sinh mạnh khoẻ, tự tin bước vào kỳ thi với kết quả tốt nhất. Chính phủ, Bộ GDĐT cùng các bộ, ngành và các địa phương đã và đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho các em yên tâm tham gia kỳ thi, các em lưu ý ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô và thực hiện theo đúng quy chế thi để đạt kết quả như mong muốn.

Đối với các cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tại kỳ thi năm nay, tôi mong các thầy cô sẽ thực hiện đúng, đủ các nội dung đã được tập huấn, hướng dẫn. Nhiệm vụ tạo ra một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, thân thiện và nhân văn đang được đặt lên vai các thầy cô, mong rằng các thầy cô sẽ làm tốt nhất nhiệm vụ này.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!



Nguồn: https://daidoanket.vn/thu-truong-bo-gddt-tao-dieu-kien-thuan-loi-nhat-cho-thi-sinh-du-thi-tot-nghiep-thpt-10283956.html

Cùng chủ đề

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Năm 2025, xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT ra sao?

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, tăng số phương thức xét tuyển đầu vào từ 5 lên 6.Các năm trước đây, ngoại trừ xét tuyển thẳng và xét tuyển ưu tiên, trường chia đều chỉ tiêu cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực của các trường: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia...

Nhiều trường đại học dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT

Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nhiều đại học dự kiến giảm, bỏ xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2024. Trường điều chỉnh chỉ tiêu với từng phương thức xét tuyển.Cụ thể, phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT chiếm 2% chỉ tiêu (như năm 2024), phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 83% chỉ tiêu (tăng 3% so với...

Nhiều đại học ‘hot’ giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ được thay đổi để phù hợp với lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn cùng 2 môn tự chọn. Thí sinh không được phép thi nhiều hơn 2 môn tự chọn. Như vậy, tổng cộng có 36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT. Khi số tổ hợp môn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Tiếp tục khẳng định vai trò chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

PV: Trong những năm qua Công đoàn Việt Nam (CĐVN) đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong chăm lo cho đời sống của đoàn viên, người lao động. Ông có thể cho biết một số điểm...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Đẩy nhanh việc phân bổ nguồn lực ủng hộ đến các tỉnh bị thiệt hại nặng do bão số 3

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà đã tiếp nhận ủng hộ từ Công ty gỗ Nhân Tâm số tiền 500 triệu đồng; Tập đoàn Gem Group ủng hộ 40 triệu đồng; Hội thánh...

Bản tin Mặt trận sáng 17/9

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ 1.035 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũNgày 16/9, thông tin từ UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, tính đến 17h00 hôm nay,...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Người xây trạm tái sinh cho rác

Làm môi trường mà chỉ dọn rác hoặc hô hào bảo vệ môi trường thì chưa đủ. Bởi thế, anh Nguyễn Vạn Tiến (ở TPHCM) đã xây những “trạm tái sinh” cho rác. Khái niệm “chuyển đổi số...

Cùng chuyên mục

369 cơ sở giáo dục đồng loạt bắt đầu

Năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nam tiếp tục duy trì quy mô giáo dục ổn định với 369 cơ sở giáo dục ở các cấp học, ngành học; trong đó, có 119 trường mầm non, 116 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở và 23 trường trung học phổ thông. Đội ngũ cán bộ...

Tỉnh, thành nào có ít huyện nhất cả nước?

1. Địa phương nào có ít...

Khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng đề minh họa

Mối quan tâm lớn nhất lúc này là việc dạy - học và ôn thi cho học sinh lớp 9 ra sao để bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT...

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

Mới nhất

Ngành đường sắt thiệt hại gần 180 tỷ đồng do ảnh hưởng của cơn bão số 3

Ngành đường sắt đã chịu những thiệt hại nặng nề về trang thiết bị, vận tải đường sắt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào khu vực các tỉnh phía Bắc.   Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có văn bản gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thống kê cập nhật...

369 cơ sở giáo dục đồng loạt bắt đầu

Năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nam tiếp tục duy trì quy mô giáo dục ổn định với 369 cơ sở giáo dục ở các cấp học, ngành học; trong đó, có 119 trường mầm non, 116 trường...

Đêm hội trăng rằm xứ Tuyên – Một bức tranh đầy màu sắc

Vào đêm rằm, hàng ngàn người dân Tuyên Quang cùng nhau tham gia màn diễu hành đèn lồng trên các tuyến phố. Tiếng trống hội rộn rã, tiếng cười nói râm ran tạo nên một không khí thật náo nhiệt. Điểm nhấn của lễ hội Trung thu Tuyên Quang chính là những chiếc đèn lồng khổng lồ được làm...

Cục An toàn thực phẩm vào cuộc vụ 21 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 17/9, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Gia Lai đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Cụ thể, đề nghị Sở...

Mới nhất