Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVTẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHÁT HUY TIỀM NĂNG ĐỂ ĐÀ NẴNG...

TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHÁT HUY TIỀM NĂNG ĐỂ ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng ngày 7/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Toàn cảnh Phiên họp

Hiện Đà Nẵng đang thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Theo báo cáo của Chính phủ, qua 3 năm thực hiện thí điểm tổ chức chính quyền đô thị đã phát huy nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh phát triển thực tế hiện nay và qua đánh giá, thành phố Đà Nẵng đủ điều kiện, cơ sở để thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị và cần có các cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá có tính động lực, lan tỏa.

Các nội dung của chính sách trong dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 trên cơ sở tiếp tục thực hiện các chính sách của Nghị quyết số 119/2019/QH14 của Quốc hội đang thực hiện có hiệu quả; bỏ các nội dung, chính sách không còn phù hợp khi thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị; đồng thời, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù sửa đổi bổ sung theo 02 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 chính sách cụ thể.

Qua thảo luận, các ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản ủng hộ việc ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 119/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Đà Nẵng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và cho rằng, việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị và Kết luận số 79-KL/TW ngày 13/5/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, cơ chế tự chủ và tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá về phát triển kinh tế – xã hội xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành Thành phố văn minh, hiện đại, là Thành phố cảng biển, đô thị quốc tế.  

Đại biểu Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị

Theo đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, qua 05 năm thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị và 03 năm thực hiện Nghị quyết 119/2020/QH14, bộ máy hành chính thành phố Đà Nẵng từ thành phố xuống quận, phường hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt; giảm khâu trung gian, rút ngắn, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước…

Tuy nhiên, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, trong quá trình thực hiện mô hình đô thị theo Nghị quyết 119/2020/QH14 vẫn còn có một số vướng mắc cần tháo gỡ. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung các chính sách đặc thù vượt trội, tạo đột phá, thêm động lực và sức lan tỏa cho thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát triển. Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng lần này là rất cần thiết.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Hải Dũng – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho biết, theo Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế- xã hội và định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng là một thành phố ở vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh ở khu vực và cả nước, có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có khả năng tiếp nhận và triển khai hiệu quả các dự án đầu tư về thương mại, dịch vụ, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong nỗ lực xây dựng và phát triển Thành phố theo các Nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội như cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, nhân lực khoa học công nghệ, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thu hút nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước…

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận của Bộ Chính trị đã đặt ra những mục tiêu lớn, cho phép tổ chức chính quyền đô thị cùng với cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển Đà Nẵng theo những mục tiêu đó.

Do vậy, đại biểu cho rằng, cần phải kịp thời ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng để thể chế hóa các nghị quyết Bộ Chính trị và tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc hiện nay cho thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là Thành phố đáng sống.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cũng nhấn mạnh, về mặt địa lý, Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; đồng thời là trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Đà Nẵng cũng là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Đặc biệt, thời gian qua, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được đánh giá là Thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình

Với vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng như vậy, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, việc cho áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù để thành phố Đà Nẵng chủ động vận động bứt phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế – xã hội, xứng đáng là đầu tàu của khu vực miền Trung là hết sức cần thiết.

Ngoài ra, tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng góp thêm ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết đối với các nội dung liên quan đến thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng; quy định tổng dư nợ vay của Đà Nẵng; đầu tư phát triển vi mạch bán dẫn, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Đồng thời lưu ý, các đại biểu cũng cho biết, đến thời điểm hiện nay, đã có 10 địa phương đã và đang đề nghị thí điểm cơ chế đặc thù. Do vậy, cũng đã đến lúc nên tổng kết việc áp dụng thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện các cơ chế, chính sách đặc thù đã ban hành, từ đó xem xét ban hành một cơ chế chính sách chung cho cả nước nếu phù hợp…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải 

Phát biểu kết luận nội dung Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, cơ bản các ý kiến nhất trí ban hành Nghị quyết của Quốc hội để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 về phát triển thành phố Đà Nẵng nhằm đạt mục tiêu các Nghị quyết của Trung ương đã đề ra; góp phần tăng cường nguồn lực tài chính, cơ chế tự chủ và tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá về phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố văn minh, hiện đại, là Thành phố cảng biển, đô thị quốc tế, phát triển không chỉ riêng cho Đà Nẵng mà thúc đẩy lan tỏa phát triển khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Cho rằng các đại biểu Quốc hội đã tham gia nhiều ý kiến có chất lượng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phát biểu của đại biểu tại hội trường hôm nay và các ý kiến thảo luận tại Tổ để xây dựng Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Một số hình ảnh tại Phiên họp: 

Toàn cảnh Phiên họp

Các đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tại Phiên họp

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đại biểu Tạ Đình Thi – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng

Đại biểu Vũ Trọng Kim – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng

Đại biểu Khương Thị Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đại biểu Nguyễn Thị Yến – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại biểu Huỳnh Thành Chung – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước

Các đại biểu tại Phiên họp

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận

Thu Phương, Đức Nghĩa, Phạm Thắng

 

Nguồn: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=87280

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước: Xây dựng lực lượng công an vững mạnh, tinh nhuệ, hiện đại

Sáng 11/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và làm việc với Bộ Công an. Xử lý nghiêm minh, triệt để nhiều vụ án tham nhũng Trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Chiến lược bảo vệ An ninh quốc gia và công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đến nay, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên...

Nghệ thuật phối đồ nhiều lớp chuẩn phong cách thời thượng

Phong cách phối đồ layer là nghệ thuật kết hợp nhiều lớp trang phục trong một bộ đồ,...

Bí quyết chạm đỉnh thanh lịch ngày Nhà giáo Việt Nam

Từ áo sơ mi đa năng, quần âu lịch thiệp đến váy dáng dài nhẹ nhàng, mỗi thiết...

Kết hợp phong cách cổ điển và nét đẹp hiện đại với áo corset

Được sinh ra từ thế kỷ 16, áo corset từng là một trong những món đồ không thể...

Để phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác xây dựng Thủ đô văn hiến – văn minh

Phát biểu khai mạc chương trình giao lưu, Tổng biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô Lê Quỳnh Trang cho biết: Để xây dựng Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 – phiên họp cuối cùng năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; xem xét, thông qua Chương...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn toàn quốc Trung Quốc phát triển ngày càng hiệu...

Sáng ngày 17/6, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã hội đàm với Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Phó Tự Ứng. Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Phó Tự Ứng​ Nhiệt liệt chào...

Sửa đổi toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác phòng, chống mua bán...

Chiều ngày 7/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp Giải quyết vướng mắc bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Tại phiên họp, trình bày...

QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 6/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Theo đó, dự án Luật gồm 173 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương, được xây dựng theo việc thực hiện chủ trương của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”. Phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát triển thương hiệu quốc gia gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sớm ban hành và triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển thương hiệu du...

Bài đọc nhiều

Phát ngôn ấn tượng kinh tế xã hội 29/5

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn ấn tượng tại nghị trường trong ngày thảo luận hôm nay (29/5). Truyền hình Quốc hội Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=4mWhzpCneAQ

Thông cáo báo chí số 27, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 26/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh...

Tăng lương cơ sở là cần thiết khi chưa ban hành bảng lương mới theo vị trí việc làm

NDO - Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, khi chưa thực hiện được chính sách cải cách tiền lương mới theo vị trí việc làm, đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1/7/2024 theo đề xuất của Chính phủ là cần thiết. Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: TRUNG HƯNG) Đề xuất tăng thêm mức hỗ trợ đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 Chiều 25/6, tiếp tục chương trình...

Đại biểu: Nếu được làm lại thì gói VAT nên giảm đồng loạt 8% sẽ tốt hơn

(Dân trí) - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao chính sách giảm 2% thuế VAT theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội. Chính sách giảm 2% thuế VAT có tác dụng kép Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về...
14:22:31

Đại biểu hiến kế giải pháp hạ nhiệt giá vé máy bay

Giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến phát triển du lịch nội địa và nhu cầu đi lại của nhân dân. Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, một số đại biểu hiến kế để giải quyết tình trạng này. Truyền hình Quốc hội Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=ySdBnXuhL50

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Tết, Giáng sinh, gia đình trong đôi mắt trẻ mầm non

Trong đôi mắt trẻ mầm non, qua đôi tay, trí sáng tạo của trẻ, những hình ảnh về tết Nguyên đán, Giáng sinh, gia đình thân yêu...

Bộ GD&ĐT thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, các trường THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định kì bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kĩ thuật.Ma trận mới đề kiểm...

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn...

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần. Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 -...

Từ chiến khu Đông Triều đến chiến trường Nam Bộ, dấu ấn của tính quyết đoán, lòng can đảm

Nguyễn Bình (tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo), sinh năm 1908, quê ở thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến (nay là xã Giai Phạm) huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. ...

Mới nhất