Trang chủNewsDu lịchTạo cơ chế phát triển du lịch nông nghiệp

Tạo cơ chế phát triển du lịch nông nghiệp


Trải nghiệm làm nông dân, với các hoạt động cày cấy, thu hoạch rau củ, bắt cá, tìm hiểu đời sống các con vật nuôi, nấu nướng theo “kiểu nông dân”… đang là hoạt động du lịch có tốc độ phát triển rất cao trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đa dạng hình thức trải nghiệm

Với hàng trăm nếp nhà cổ, lưu giữ được nhiều di sản văn hóa độc đáo, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được coi là bảo tàng văn hóa làng quê Việt Nam, địa chỉ du lịch di sản độc đáo. Mới đây, làng cổ Đường Lâm đón một đoàn gần 50 khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia như Singapore, Malaysia, Australia, Nhật Bản… Các vị khách đến đây không chỉ để thăm thú các di tích, di sản mà còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp. Họ đến để… làm nông dân. Trong trọn một ngày, các vị khách quốc tế đã trải nghiệm khá đầy đủ về cuộc sống của người nông dân. Những vị khách đã xuống đồng thử nghiệm cách cày, bừa; được người dân hướng dẫn cách cấy lúa… Sau giờ làm việc khá nặng nhọc trên cánh đồng, những du khách lại trở về căn bếp để học làm những món ăn truyền thống của mảnh đất Đường Lâm, rồi thưởng thức chính những món ăn đó. Đây là một sản phẩm du lịch do Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm phối hợp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… triển khai xây dựng từ năm 2022. Việc kết hợp giữa khai thác giá trị di sản với những trải nghiệm nông nghiệp đã làm tăng sức hấp dẫn đáng kể cho du lịch Đường Lâm. Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết: “Việc phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chủ trương của thành phố, cũng là xu hướng mà nhiều nước trên thế giới đang làm để phát triển du lịch bền vững. Du khách được tham gia trải nghiệm, vào vai những người nông dân trực tiếp cấy lúa, tham gia các trò chơi dân gian.

Từ đầu năm 2024 đến nay, chúng tôi đã đón hơn 30 đoàn khách tham gia các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp”. Hiện nay, Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm đã chủ động xây dựng các sản phẩm hai ngày một đêm để thu hút khách lưu trú, buổi tối khách được tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại làng cổ, ngủ trong những căn nhà cổ. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sẽ có nhiều đoàn khách đăng ký tham gia các hoạt động du lịch nông nghiệp tại đây.

Những ngày cuối tháng 4 này, hàng chục hộ gia đình tại phường Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội) đang tất bật chuẩn bị đón khách du lịch. Phường Giang Biên có vùng đất bãi ven sông Đuống rộng hàng chục héc-ta vốn để trồng rau màu. Nhưng gần đây, khu đất bãi đã có tới hai mô hình du lịch nông nghiệp. Sau khi mô hình Trang trại sinh thái Erahouse hoạt động khá hiệu quả, đến cuối năm 2023, với sự đồng hành của Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt (VietED), GSRD Foundation (Hà Lan) và Quỹ châu Á (The Asia Foundation-TAF), mô hình du lịch nông nghiệp VietHarvest AgriTour với sự tham gia của 18 hộ gia đình đã chính thức đi vào hoạt động. Trước đó, từ tháng 9/2022, các hộ gia đình đã được tham gia các lớp tập huấn về giao tiếp, ứng xử khi đón khách; bà con cũng quy hoạch lại các khu ruộng của mình thành những không gian phù hợp với tổ chức các hoạt động du lịch… Mô hình cung cấp gồm ba sản phẩm chính: “Một ngày làm nông dân”, “Học kỳ nông nghiệp” và “Sống xanh-sống lành”, mỗi sản phẩm đều hướng đến các đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, tour “Học kỳ nông nghiệp” giúp học sinh hóa thân thành một nông dân khi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các loại nông cụ, quy trình sản xuất nông nghiệp; trồng, chăm sóc, thu hoạch các loại nông sản và chế biến món ăn… Tour “Sống xanh-sống lành”, “Một ngày làm nông dân” hướng tới đối tượng khách du lịch trong nước và quốc tế, chú trọng các trải nghiệm như tự nấu ăn và thưởng thức bữa trưa nông nghiệp; chế tạo sản phẩm thủ công truyền thống; thu hoạch, đóng gói rau… Bà Nguyễn Thị Năm (tổ 7, phường Giang Biên) cho biết: “Nhiều nghề truyền thống của chúng tôi đã bị quên lãng trong một thời gian dài. Từ gợi ý của nhóm chuyên gia, người dân Giang Biên đã cùng ôn lại cách đan võng, nấu bánh đúc để đưa vào sản phẩm tour, giúp du khách có thêm trải nghiệm và hiểu hơn về văn hóa, phong tục”.

Ở nhiều địa bàn khác, người dân bắt đầu chuyển hướng từ canh tác đơn thuần sang phát triển du lịch. Làng nghề cây cảnh truyền thống Hồng Vân (huyện Thường Tín) là một thí dụ điển hình. Từ chỗ sản xuất cây cảnh, hiện nay, đến đây khách du lịch lạc vào “thiên đường hoa, cây cảnh”, thỏa sức check-in và tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, mua sắm… liên quan đến nông nghiệp. Năm 2023, xã đã đón gần 126.000 lượt khách du lịch, một điều mà những năm trước không ai có thể tưởng tượng.

Khi quá trình đô thị hóa ngày một mạnh mẽ, đời sống nông thôn trở nên xa lạ với nhiều người, nhiều khách du lịch tìm về các hoạt động nông nghiệp vừa để “về nguồn”, vừa có trải nghiệm mới. Với khách quốc tế, cách làm nông nghiệp, trải nghiệm đời sống nông thôn Việt Nam là cả một thế giới mới lạ. Đó là lý do hàng loạt mô hình du lịch nông nghiệp phát triển. Phương thức hoạt động của các mô hình cũng hết sức đa dạng, thí dụ như kết hợp giữa trang trại sinh thái với giáo dục tại chuỗi trang trại Erahouse, Trang trại học đường Vạn An (huyện Thanh Trì), Trang trại Đồng Quê (huyện Ba Vì), Happy Farm (huyện Phúc Thọ)…; kết hợp giữa hoạt động canh tác với trải nghiệm du lịch như Trang trại nho hạ đen (huyện Đan Phượng), điểm du lịch làng nghề cây cảnh Hồng Vân (huyện Thường Tín), điểm du lịch cây cảnh ở Nhật Tân, Tứ Liên (quận Tây Hồ)…; kết hợp giữa trải nghiệm di sản với hoạt động nông nghiệp tại làng cổ Đường Lâm… Về phương thức hoạt động, mô hình du lịch nông nghiệp kết hợp cả phương thức doanh nghiệp đầu tư lẫn cộng đồng làm du lịch. Hà Nội đã có hai sản phẩm OCOP đầu tiên được đánh giá, phân hạng 4 sao thuộc nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái là điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (huyện Thường Tín) và Khu sinh thái Phù Đổng Green Park (huyện Gia Lâm). Ngoài ra, còn có nhiều trang trại sinh thái, điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn đã được công nhận là Điểm du lịch cấp thành phố.

Tháo điểm nghẽn đầu tư

Hà Nội có diện tích 3.360 km2, địa hình rất đa dạng, từ vùng đồi núi đá vôi, vùng bán sơn địa cho đến vùng đồng bằng, vùng trũng. Hệ thống di tích, di sản dày đặc. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết: “Với diện tích rộng, đa dạng hệ sinh thái tự nhiên, văn hóa, đồng thời có vị trí kết nối các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hà Nội có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn thành sản phẩm đặc trưng mang bản sắc riêng của du lịch Thủ đô. Hiện nay, ngành du lịch Thủ đô chú trọng khai thác tiềm năng về sinh thái, văn hóa, làng nghề truyền thống nhằm xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách”.

Tuy nhiên, đặc điểm của du lịch nông nghiệp là diện tích sử dụng đất nông nghiệp lớn và cần quá trình đầu tư đáng kể về hạ tầng, bản thân các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp cũng cần có những thay đổi nhất định để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, đây lại là “điểm nghẽn” lớn nhất trong phát triển du lịch hiện tại. Sản phẩm du lịch tại xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) đạt chuẩn OCOP 4 sao của thành phố, nhưng việc phát triển đang bị chững lại những năm gần đây. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân Mai Văn Ngần cho biết: “Hiện nay, du lịch Hồng Vân chưa thể giữ chân khách qua đêm, do không thể đầu tư thêm những dịch vụ thiết yếu phục vụ du lịch như xây dựng cơ sở lưu trú, ẩm thực, các công trình phục vụ cảnh quan… Bởi theo quy định thì việc xây dựng các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật”. Hầu hết các mô hình du lịch nông nghiệp hiện nay đều chỉ đầu tư hạ tầng hết sức tạm bợ, do không thể xây dựng công trình. Không ít trường hợp chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cho du lịch thì bị tháo dỡ vì vi phạm trật tự xây dựng. Một số cơ sở xây dựng thêm cơ sở vật chất, nhưng nếu chính quyền “siết” quản lý thì có thể bị tháo dỡ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, nhiều chuyên gia cũng như chủ các cơ sở kinh doanh loại hình du lịch nông nghiệp đều đề xuất Trung ương cũng như thành phố cần có cơ chế đặc thù về sử dụng đất cho phát triển du lịch nông nghiệp.

Mặt khác, hiện nay nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp còn mang tính tự phát, chưa thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa của từng địa phương, nên chưa tạo được “cá tính” riêng. Giám đốc Công ty Vietsense Travel Nguyễn Văn Tài cho rằng, để khắc phục được điều này, cần sự liên kết chặt chẽ hơn giữa ba bên: Nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp lữ hành để từ đó xây dựng những sản phẩm đa dạng, hấp dẫn và sát với nhu cầu của các đối tượng khách du lịch khác nhau. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa trải nghiệm nông nghiệp với trải nghiệm văn hóa tại các địa phương, thí dụ như tham quan làng nghề, tham quan di sản… Để tăng sức hấp dẫn, tạo sự phát triển bền vững cho du lịch nông nghiệp ■





Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Trị nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê

(Tổ Quốc) - Khai thác thương hiệu cà phê tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị mong muốn hình thành nên một sản phẩm du lịch mới, đặc sắc nhằm thu hút khách đến với vùng miền núi phía Tây của tỉnh này. ...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

(Tổ Quốc) - Ngày 25/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam tổ chức hội thảo "Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học - Quảng Nam 2024". ...

Famtrip các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam

(Tổ Quốc) - Ngày 24/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam tổ chức chương trình famtrip các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam. ...

Trải nghiệm du lịch sinh thái ở Mũi Cà Mau

Những năm gần đây, loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở Cà Mau ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn. Nhiều sản phẩm du lịch hút khách Nhiều điểm du lịch sinh thái cộng đồng ở Cà Mau đã trở thành nơi lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Ở Cà Mau hiện đang...

Khát vọng “xanh hóa” đảo Cát Bà

Du lịch sinh thái là loại hình phát triển nhanh nhất trong ngành công nghiệp du lịch, với tốc độ tăng trưởng khoảng 20-34% mỗi năm. Hiểu đơn giản, đây là loại hình du lịch có trách nhiệm, duy trì hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Bên cạnh những nguồn lợi kinh tế, du lịch sinh thái còn mang lại nhiều lợi ích to lớn khác như: đóng góp vào mục tiêu bảo tồn môi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile

NDO - Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11, giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một...

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ

Với tâm niệm “đóng góp cho xã hội là một phần bổn phận và là vinh dự của doanh nghiệp”, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay chia sẻ và ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ gây ra, T&T Group và Ngân hàng SHB đã đồng hành cùng Bộ Công an trong chương trình triển khai xây dựng 150 căn nhà cho người dân và xây dựng 1 điểm trường cho...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

NDO - Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11 giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile. Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ cán bộ...

Thông cáo báo chí số 17 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Bảy, ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội) Buổi sáng * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để...

Sẽ đề xuất đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề tương xứng

NDO - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. Trao đổi về giải pháp về nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế, kế toán trường học, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

17 đại biểu Việt Nam tham gia Tàu Thanh niên Đông Nam Á

Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 đã chính thức được khởi động lại sau 5 năm tạm dừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đoàn Việt Nam gồm 17 đại biểu là các thanh niên tiêu biểu thuộc nhiều độ tuổi và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. ...

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Festival “Thổ cẩm Lào Cai-Sắc màu văn hóa”

Festival “Thổ cẩm Lào Cai-Sắc màu văn hóa” sẽ có các hoạt động trình diễn, giới thiệu văn hóa, sản phẩm thổ cẩm truyền thống các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó gắn với xúc tiến quảng bá du lịch. Nhằm triển khai Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh...

Cùng chuyên mục

Sáng 10/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự quá tải, phải ra khuyến cáo

Thống kê tới hơn 9 giờ sáng 10/11, đã có khoảng 10.000 người dân, du khách đổ về Bảo tàng tham quan. Đến thời điểm hiện tại, khoảng hơn 1.500 xe ôtô các loại đã không còn chỗ đỗ.Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón kháchBảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút khách tham quan trong ngày đầu mở cửa‘Mục sở thị’ hàng trăm nghìn hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử...

Phải làm gì để du lịch cộng đồng cải thiện thu nhập người dân?

Để du lịch cộng đồng phát triển hiệu quả cần có các giải pháp triển khai phù hợp, vừa tạo sản phẩm thực sự hấp dẫn, vừa bảo tồn văn hóa bản địa gắn với tạo việc làm, cải thiện thu nhập người dân.Định vị thương hiệu du lịch cộng đồng tại Việt Nam với các sản phẩm đặc sắc Chuyên gia Thái Lan hỗ trợ Bến Tre phát triển du lịch cộng đồng bền vữngTrao quyền cho người...

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách. ...

doanh thu du lịch tháng 10 tăng gần 10%

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, trong tháng 10, lượng khách du lịch đến Ninh Bình đạt hơn 380 nghìn lượt, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu từ du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 511 tỷ đồng, tăng 9,66%. Những con số ấn tượng trên cho thấy sức hút không ngừng tăng của các điểm đến tại Ninh Bình, đặc biệt là sau khi tổ chức...

Sôi nổi Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh

Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok là dịp quảng bá đến du khách hình ảnh con người và vùng đất Trà Vinh, nhất là tiềm năng, lợi thế, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Đồng bào Khmer Hậu Giang rộn ràng Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh, Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn dịp Lễ hội Ok Om BokTrà Vinh: Hàng nghìn du...

Mới nhất

Tuổi Trẻ Start-up Award 2024: Để xây dựng thương hiệu mà cả thế giới muốn dùng

Talkshow 'Xây dựng thương hiệu ngay từ vạch xuất phát' trong khuôn khổ Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 mang đến những chia sẻ vừa thực tế vừa mang đầy cảm hứng khởi nghiệp cho các start-up còn non trẻ và cả những bạn...

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... ...

Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty tư nhân đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện địa nhiệt và đặt mục tiêu thương mại hóa các nhà máy điện địa nhiệt cho đến năm 2030.

‘Bài thuốc’ sống thọ miễn phí có sẵn từ tự nhiên, thực hiện để trẻ lâu và mạnh khỏe

Để mạnh khỏe và trẻ đẹp đôi khi rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày bỏ ra chút thời gian để thực hiện một vài phương pháp đơn giản sẵn có để thải độc, điều chỉnh toàn diện thân tâm, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết sẽ...

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 tại Lữ đoàn 84

(Bqp.vn) - Chiều 6/11, Lữ đoàn 84, Cục Tác chiến điện tử (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Hội thi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng Tham mưu...

Mới nhất