Trang chủPolitical ActivitiesTạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu...

Tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông



(MPI) – Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 20/11/2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội, trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến kết luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; trong đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, khóa XIII đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến, tốc độ 350km/h và giao các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 8 xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư dự án.

Việc đầu tư dự án sẽ hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng; Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và thực hiện các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tạo tiền đề quan trọng để đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; tái cấu trúc các đô thị, phân bố dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đảm bảo nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc – Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; tái cơ cấu thị phần vận tải phù hợp lợi thế từng phương thức; tạo tiền đề, động lực phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Dự án đầu tư phù hợp với chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch phát triển mạng đường sắt, quy hoạch của các ngành, các vùng và các địa phương có liên quan.

Về mục tiêu đầu tư, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.

Dự án xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Về công nghệ, đường sắt chạy trên ray, sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán cho tàu khách, động lực tập trung cho tàu hàng; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia phát triển đang khai thác đường sắt tốc độ cao.

Tại phiên thảo luận, các ý kiến của đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông, cũng như sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành nhằm bảo đảm khai thác tối đa hiệu quả của Dự án.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung, cụ thể. Trong đó, về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam: sự phù hợp của Dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và các quy hoạch có liên quan; phạm vi, quy mô đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ; lựa chọn công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật; hình thức đầu tư và lựa chọn phương án đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính của Dự án; phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổng mức đầu tư; nguồn vốn của Dự án; khả năng cân đối nguồn vốn; phương án vận hành, khai thác; tính kết nối liên thông; tiếp nhận chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; sự tham gia Dự án của người dân và các doanh nghiệp trong nước; thời gian, tiến độ thực hiện Dự án; các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư Dự án; tổ chức thực hiện.

Về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội, đại biểu thảo luận về thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và hồ sơ Dự án; những nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án (điều chỉnh phân kỳ đầu tư xây dựng Đường cất hạ cánh số 3 của Dự án từ Giai đoạn 3 sang Giai đoạn 1; điều chỉnh thời gian thực hiện Giai đoạn 1 của Dự án; việc cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Giai đoạn 1 của Dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua).

Tờ trình của Chính phủ đã đưa ra sự cần thiết và những nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. Theo đó, việc điều chỉnh phân kỳ đầu tư xây dựng Đường cất hạ cánh số 3 của Dự án từ Giai đoạn 3 sang Giai đoạn 1, để đưa vào khai thác đồng bộ cùng với Giai đoạn 1, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu khai thác liên tục của Cảng hàng không khi một đường cất hạ cánh gặp sự cố, nâng cao hiệu quả đầu tư Dự án…

Việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện Dự án sẽ tạo điều kiện đồng bộ hạ tầng phụ trợ, các tuyến đường kết nối, nhà ga và các công trình hỗ trợ khác một cách hợp lý hơn, đặc biệt là đồng bộ với thời hạn hoàn thành việc đầu tư xây dựng Đường cất hạ cánh số 3, giúp tối ưu hóa hiệu quả vận hành trong dài hạn.

Về nội dung cho phép Chính phủ không phải báo cáo Quốc hội thông qua, trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 theo thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án và phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 của Luật Đầu tư công./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-11-21/Tao-buoc-dot-pha-trong-phat-trien-hien-dai-hoa-ketnetzp8.aspx

Cùng chủ đề

Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) và Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” dựa trên Mô hình kinh tế vĩ mô của ESCAP cho toàn khu vực. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của các kịch bản...

Việt Nam cần vượt qua thách thức gì để tiếp cận FDI xanh?

Thời gian qua, nhiều “ông lớn” trên thế giới đã chọn Việt Nam làm “cứ điểm” và hướng tới các tiêu chí xanh như dùng năng lượng tái tạo, đổi mới công nghệ máy móc, có các cam kết liên quan đến bảo vệ môi trường, khí hậu… Dự án đóng vai trò “bước ngoặt” dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam trị giá 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) ở Bình Dương là một...

Kiểm toán liên tục ‘sóng gió’: Sau vụ Quốc Cường Gia Lai, một ‘Big4’ cũng bị phàn nàn

Novaland cho biết phải thay đổi đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2024, vì đơn vị này không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ. Vì sao Novaland thay kiểm toán?Công ty CP Tập...

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc sản xuất nhằm kịp thời gian giao hàng cho các đối tác trong dịp cuối năm. Mặt khác, các tập đoàn phân phối toàn cầu cũng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam để tìm kiếm đối tác cung ứng cho năm 2025.Đưa hàng Việt từ khu sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa,...

Lớp học vui vẻ dành cho những bệnh nhi có kim luồn tĩnh mạch trên tay

Từ đầu năm 2024 đến nay, đều đặn mỗi buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6, trong một không gian nhỏ, ngăn nắp nằm ở khoa Thận Nội Tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) lại xuất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) và Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” dựa trên Mô hình kinh tế vĩ mô của ESCAP cho toàn khu vực. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của các kịch bản...

Hội thảo về Báo cáo kinh tế khu vực châu Á và Thái Bình Dương

(MPI) - Ngày 18/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tổ chức Hội thảo về Báo cáo kinh tế khu vực châu Á và Thái Bình Dương nhằm giúp Việt Nam có góc nhìn tổng quan về tình hình kinh tế trong khu vực. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị thuộc...

Các doanh nghiệp tỉnh Tochigi, Nhật Bản tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam

(MPI) - Ngày 18/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra buổi làm việc giữa Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đoàn công tác tỉnh Tochigi, Nhật Bản do bà Yoko Ishii, Trưởng ban Công nghiệp, Lao động và Du lịch làm Trưởng đoàn. Toàn cảnh buổi làm việc....

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, toàn diện, bền vững

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, toàn diện, bền vững, nhất là các cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, đóng góp...

Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số

(MPI) - Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia; cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh phát triển các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới; tập trung xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cùng dự có Phó Thủ...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Chương trình Tọa đàm với doanh nhân và trí thức kiều bào tại …

Tọa đàm diễn ra trong bầu không khí ấm cúng, gần gũi với sự tham gia đông đảo của khoảng 70 trí thức và doanh nhân kiều bào tại Hoa Kỳ. Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng tới công tác kiều bào, khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, là một nguồn lực của cộng đồng...

Xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu và những lưu ý đối với doanh nghiệp

EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt NamTại Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu với chuyên đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu diễn ra tại Hà Nội chiều 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: Thống kê từ số liệu Hải quan Việt Nam,...

Ký kết văn kiện Dự án Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

(MPI) - Ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Lễ ký kết Văn kiện Dự án "Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam". Tham dự có Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và Đại diện quốc gia UNIDO tại Việt...

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm...

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, nhất là Kết...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) và Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện Nghiên cứu “Thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam: Lựa chọn chính sách” dựa trên Mô hình kinh tế vĩ mô của ESCAP cho toàn khu vực. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của các kịch bản...

Hơn 150 đơn vị sẽ tham dự Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu 2024

Đây là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, về công nghệ thiết bị in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may. Triển lãm quy tụ hơn 150 doanh nghiệp, đơn vị trong nước và quốc tế tham gia, giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến, trong ngành công nghiệp in thêu, gia công trang phục, sản xuất vải, sản phẩm và nguyên...

Bộ Quốc phòng vinh danh các nhà giáo Quân đội

(Bqp.vn) - Chiều 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Bằng khen cho các nhà giáo Quân đội được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư và chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng năm 2024. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND...

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng …

1. Thông tin chung về vụ việc- Sản phẩm bị điều tra: một số sản phẩm vỏ viên nhộng cứng (mã HS 9602.00.1040 và 9602.00.5010).- Mã vụ việc: A-552-847 và C-552-848.- Nguyên đơn: Công ty TNHH Lonza Greenwood. - Doanh nghiệp xuất khẩu bị cáo buộc bán phá giá và được trợ cấp: Nguyên đơn nêu tên 02 công ty của Việt Nam. - Thời kỳ điều tra CBPG: Tháng 4/2024 -Tháng 9/2024- Thời kỳ điều tra CTC:...

Mới nhất

Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ tích cực của Đảng MIU vì lợi ích chung

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai bên quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư trên các lĩnh vực là thế mạnh của mỗi nước, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. ...

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) được vinh danh ở hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.Đây là sự công nhận cho những nỗ lực của Bamboo Capital trong việc...

Hợp tác Mekong – Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự quay trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang rất nhiều hàm ý cho nước Mỹ và cả thế giới ở rất nhiều khía cạnh, từ chính trị - an ninh cho tới kinh tế, phát triển. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có tiểu vùng Mekong với vị trí địa - chính trị ngày càng quan trọng, cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này.

Tăng Duy Tân bay gấp ra Hà Nội để luyện hát cùng Tùng Dương

(Dân trí) - Tùng Dương diện áo xanh nổi bật trong khi Tăng Duy Tân lại mang phong cách bụi bặm với trang phục tối màu tại buổi tập nhạc chuẩn bị cho live concert diễn ra tối 23/11. Tùng Dương đã thực hiện 13 liveshow và năm nay thay vì mời các nữ diva, nam ca sĩ mời toàn...

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển | Dự án | Tài Chính

MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia phát triển trong suốt 10 năm qua. ...

Mới nhất