Trang chủChính trịChủ quyềnTăng tốc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản

Tăng tốc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản


g.png

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản được Ban soạn thảo, Tổ biên tập thành lập theo Quyết định số 476/QĐ-BTNMT ngày 6/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng; được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; các Hội nghề nghiệp, Hiệp hội khai thác khoáng sản; Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI); các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Hồ sơ dự án Luật đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng như Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ ngày 31/7 – 1/10/2023 để lấy ý kiến rộng rãi, người dân và doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho các Dự thảo.

duoi-su-chi-dao-huong-dan-cua-lanh-dao-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-cuc-dia-chat-viet-nam-va-cuc-khoang-san-viet-nam-da-hoan-thien-ho-so-du-an-luat-dia-chat-va-khoang-san.jpg
Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất Việt Nam và Cục Khoáng sản Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Địa chất và Khoáng sản trình Bộ để Bộ trình Bộ Tư pháp thẩm định

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 3 Hội thảo tại 3 miền (miền Bắc tại Quảng Ninh ngày 15/9/2023, miền Nam tại Lâm Đồng ngày 29/9/2023, miền Trung tại Khánh Hòa ngày 13/10/2023), cũng như khảo sát thực tế tại các địa phương gồm: Đắk Nông, Lâm Đồng, Thanh Hóa để tham vấn các ý kiến đối với Dự thảo Luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tổ chức thực hiện một số Đề tài khoa học cấp Bộ để nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; những tồn tại, hạn chế và bất cập trong quá trình thực thi pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; phân công, phân cấp quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản giữa các bộ, ngành và địa phương.

Nắm bắt đúng vấn đề mà cả nước đã và đang quan tâm về Dự thảo Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thành công các Hội thảo trên cũng như các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Mới đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập lần 3 dự án Luật Địa chất và Khoáng sản nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật theo ý kiến góp ý. Cuộc họp này nối tiếp các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập trước đó được tổ chức từ tháng 1 – 3/2023 và đã có nhiều điểm mới trong cách thức tổ chức, thu hút sự quan tâm lớn từ xã hội và tạo hiệu quả cao.

thtrng-1(1).jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên, Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trường Giang và Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, ông Trần Bình Trọng chủ trì Hội thảo lần thứ nhất lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngoài các cuộc họp, Hội thảo trên, đội ngũ lãnh đạo và cán bộ được giao nhiệm vụ xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản thuộc Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc họp theo kế hoạch và đột xuất, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Thứ trưởng Trần Quý Kiên các nội dung chi tiết của Dự thảo Luật. Có những buổi làm việc kéo dài cả ngày, thậm chí vào các ngày nghỉ và ngoài giờ hành chính. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Lãnh đạo Bộ, cuối tháng 12/2023, hai đơn vị đã hoàn thiện hồ sơ, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Bộ Tư pháp thẩm định.

ban-sao-cua-chat-luong-nuoc-mat-moi-lo-ngai-lon.png

Bên cạnh tiến độ xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản, những nội dung của Dự thảo Luật cũng nhận được sự quan tâm lớn từ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt liên quan đến nội dung về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Theo đại diện Công ty TNHH Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Núi Pháo, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là vấn đề vướng mắc mà Công ty đã gặp phải từ nhiều năm nay, đây là một nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước, nhưng cũng tạo gánh nặng tài chính quá lớn cho doanh nghiệp, tạo ra hiện tượng thuế chồng thuế, phí chồng phí.

Để hoàn thiện hơn chế định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Công ty đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm để xây dựng, ban hành công thức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đảm bảo dễ thực hiện, thống nhất chung trên phạm vi toàn quốc cho từng loại khoáng sản; đảm bảo trữ lượng tính tiền cấp quyền phù hợp với trữ lượng đã ghi trong giấy phép được cấp và cần có sự phân biệt giữa các cấp trữ lượng khác nhau do mức độ tin cậy, hiệu quả kinh tế giữa chúng là khác nhau; xác định trữ lượng tính tiền cấp quyền theo diện tích và chiều sâu của phương án khai thác đã được phê duyệt khi cấp giấy phép thay vì theo phương thẳng đứng của ranh giới trên mặt để đảm bảo phù hợp với yếu tố kỹ thuật trong khai thác.

huong-den-nganh-cong-nghiep-khai-khoang-ben-vung-bao-ve-moi-truong.jpg
Hướng đến ngành công nghiệp khai khoáng bền vững, bảo vệ môi trường

Theo TS. Lê Ái Thụ – Chủ tịch Hội Địa chất Kinh tế Việt Nam, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tổn thất tài nguyên khoáng sản. Trên thực tế, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là khoản chi của doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, nên khi chi phí tăng, doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm các chi phí khác. Một trong những cách giảm chi phí có hiệu quả nhất là khai thác khu vực giàu, có điều kiện khai thác thuận lợi và bỏ lại phần quặng nghèo hơn, khó khai thác hơn.

Mặt khác, theo quy định hiện hành, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp trước khi nhận giấy phép khai thác. Quy định này làm giảm khả năng của doanh nghiệp trong đầu tư công nghệ tiên tiến, tác động tiêu cực của việc này là dẫn đến tổn thất tài nguyên không mong muốn.

Góp ý về trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, ông Nguyễn Tiến Mạnh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, Dự thảo Luật cần quy định: “Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là phần trữ lượng địa chất huy động nằm trong không gian khai thác/biên giới thiết kế mỏ, được cấp có thẩm quyền thẩm định/phê duyệt làm cơ sở cấp giấy phép khai thác”.

pham-vi-dieu-chinh-cua-luat-dia-chat-va-khoang-san-da-bo-sung-hoat-dong-dieu-tra-co-ban-dia-chat-voi-cac-che-dinh-phap-ly-nham-quan-ly-chat-che-day-du-cac-moi-quan-he-lien-quan-cong-tac-nay-xuye(1).png

Ông lý giải, đối với dự án khai thác lộ thiên, phải đảm bảo yêu cầu về góc dốc sườn tầng, bờ mỏ, dẫn đến phần trữ lượng chiếu theo phương thẳng đứng nằm ngoài ranh giới thiết kế moong khai thác lộ thiên sẽ không được phép huy động vào khai thác.

Những ý kiến góp ý trên chỉ là đại diện cho phần nào trong tổng thể rất nhiều ý kiến gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Điều đó cho thấy Luật Địa chất và Khoáng sản đã và đang nhận được sự quan tâm vô cùng lớn từ người dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học… Họ mong chờ Luật Địa chất và Khoáng sản ra đời để gỡ những “nút thắt” trong Luật Khoáng sản hiện hành, từ đó tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản, đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống nhất quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản trong giai đoạn mới.

Phạm vi điều chỉnh của Luật Địa chất và Khoáng sản đã bổ sung hoạt động điều tra cơ bản địa chất, với các chế định pháp lý nhằm quản lý chặt chẽ, đầy đủ các mối quan hệ liên quan công tác này xuyên suốt các điều khoản trong Dự thảo Luật. Theo ông Trần Bình Trọng – Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản là cơ sở pháp lý chắc chắn giúp ngành địa chất và khoáng sản quản lý thống nhất, đầy đủ thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản địa chất đúng với phạm vi và tầm vóc của ngành, khơi dậy giá trị tài nguyên không chỉ khoáng sản mà toàn bộ giá trị tài nguyên địa chất đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh đất nước, đồng thời giúp cho việc quản lý tài nguyên địa chất đa dạng, đầy đủ hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vẻ quyến rũ của 2 nữ rapper nổi bật ở Rap Việt

Hai nữ rapper thu hút nhiều sự chú ý tại Rap Việt 2024 - V# và Saabirose chuộng phong cách phóng khoáng, quyến rũ. Ảnh: FBNV, VieOn; Video: VieOn Hành trình không có cha của rapper Robber gây xúc động tại Rap ViệtỞ tập 4 của Rap Việt 2024, rapper Robber gây xúc động với bản rap “Ba kể con nghe”, nói về người con chưa từng gặp mặt bố, chỉ giữ một tấm ảnh kỷ vật. ...

Tứ tấu Bond mê hoặc khán giả Việt Nam với đêm trình diễn bùng nổ

NDO - Bond Live In Vietnam là đêm nhạc đẳng cấp, giàu cảm xúc. Sự chuyên nghiệp, nhiệt huyết của 4 cô gái chơi đàn dây đã làm lay động trái tim khán giả Việt Nam trong tối 5/10. Bay bổng và phóng khoáng, đêm nhạc đồng thời cũng mang nhiều ý nghĩa hơn khi lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng. Tối 5/10, hơn 3.000 khán giả có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã có...

Từ cô bé nặng 40kg đến mỹ nhân “đáng gờm” tại chung kết Miss Universe Vietnam 2024

"Người đẹp Ảnh" Vũ Thúy Quỳnh tranh tài tại chung kết Miss Universe Vietnam 2024Vũ Thúy Quỳnh (sinh năm 1998) sở hữu chiều cao 1,74m cùng số đo ba vòng gợi cảm lần lượt 90-63-96cm. Người đẹp gốc Điện Biên là cử nhân ngành Quản lý...

Đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 (Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng) đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể hoá các giải pháp nhằm thu hút...

V (BTS) góp phần giúp Celine Hàn Quốc tăng 591% lợi nhuận

Vào năm 2023, V (Kim Taehyung) được chọn làm đại sứ toàn cầu mới nhất của Celine và những hoạt động quảng bá của anh với thương hiệu đã gây tiếng vang.Theo Lefty - một nền tảng phân tích tiếp thị, trong năm đầu tiên đảm nhận vai trò mới, V nhanh chóng trở thành đại sứ hoạt động tốt nhất của Celine.Chỉ trong vòng 10 tháng, từ tháng 3 đến tháng 12.2023, V tạo ra 274 triệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 5/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ hội văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc và "Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung" vào năm 2025. ...

Rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù đối với các dự án đường bộ cao tốc

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8083/VPCP-CN ngày 4/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù trình Quốc hội đối với các dự án đường bộ cao tốc. Cụ thể,...

Phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(TN&MT) - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan QĐND Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó, việc tăng...

Đảm bảo hiệu quả đầu tư, đáp ứng nhu cầu khai thác Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 20 vào chiều tối 4/11, Ủy ban Kinh tế đã thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp. Ủy ban Kinh tế thẩm tra chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – NamToàn cảnh phiên họpTrình bày Tờ...

Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

(TN&MT) - Chiều 5/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản; Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. ...

Bài đọc nhiều

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thừa Thiên – Huế: Sắp đấu giá quyền khai thác 4 mỏ đất

Vừa qua, sau khi được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phê duyệt Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2023, với 4 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Sở TN&MT đã hợp...

Được mùa cá trích, cá bè vàng, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

Cuối tháng giêng, ngư dân vùng biển Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình vươn khơi đánh bắt trúng đậm hàng tấn cá trích, cá bè vàng thu về tiền triệu chỉ sau ít giờ ra khơi. Cứu hộ thành công cá nhà táng bị thương dạt vào biển Quy Nhơn Kiên Giang, Bạc Liêu quyết liệt và linh hoạt chống khai thác IUU...

Quốc gia nào sử dụng “chiến thuật vùng xám” ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 mới đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời khẳng định những giá trị cốt lõi của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương.

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel

Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng Phạm Nam Sơn đã nhấn mạnh như vậy vào sáng ngày 30/5 tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ và Thông tư số 02/2023/TT-BTNMT ngày 15/5/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi...

Cùng chuyên mục

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Quốc gia nào sử dụng “chiến thuật vùng xám” ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 mới đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời khẳng định những giá trị cốt lõi của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương.

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. ...

Mới nhất

Công điện về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong những ngày qua, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, lượng mưa phổ biến 200-400mm, có nơi trên 500mm; dự báo từ ngày 06 tháng 11...

Ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình. ...

Tổng Bí thư: Một số giải pháp trọng tâm tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị

Theo Tổng Bí thư, muốn "TINH-GỌN-MẠNH-HIỆU NĂNG-HIỆU LỰC-HIỆU QUẢ" cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, với một số công tác trọng tâm. Trong bài viết "TINH-GỌN-MẠNH-HIỆU NĂNG-HIỆU LỰC-HIỆU QUẢ" ngày 5/11, Tổng Bí...

TP Bắc Ninh Đề xuất thí điểm dạy học 5 ngày, nghỉ thứ bảy ở cấp THCS

Phòng GD-ĐT TP Bắc Ninh đề xuất cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy ở 4 trường THCS. Phòng GD-ĐT TP Bắc Ninh vừa đề xuất lãnh đạo UBND TP Bắc Ninh cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ thứ bảy ở các Trường THCS Suối Hoa, THCS Ninh Xá, THCS Vệ An...

Lệch pha cung – cầu bất động sản và áp lực xã hội

(ĐCSVN) - Khi nhà ở giá rẻ và trung cấp đang dần “biến mất” khỏi thị trường, những người có thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó khăn trong việc sở hữu một chỗ ở ổn định. Việc lệch pha cung – cầu trên thị trường không chỉ tạo nên hệ lụy cho nền kinh tế...

Mới nhất