Trang chủPolitical ActivitiesTăng tốc phát triển kinh tế

Tăng tốc phát triển kinh tế



(MPI) – Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế diễn ra ngày 01/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày về tình hình kinh tế – xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, đặc biệt là những giải pháp mang tính đột phá, làm tiền đề để bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc ta như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: VGP

Thủ tướng cho biết, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, chúng ta vừa phản ứng linh hoạt, hiệu quả trước những biến động bên ngoài; vừa phải khắc phục những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều nhiệm kỳ và phải dành nhiều thời gian, nguồn lực giải quyết những vấn đề đột xuất, phát sinh, nhất là chính sách tiền tệ, tài khóa, ứng phó, khắc phục thiên tai gây hậu quả nặng nề, kéo dài tại nhiều địa phương.

Triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư, Quốc hội; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã bám sát tình hình thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực.

Thủ tướng nhấn mạnh,các kết quả và các chỉ tiêu đạt được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư; tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước ; nhìn chung tình hình kinh tế – xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.

 Dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, nhất là mục tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7% (thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới); kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao; riêng lương thực, tính chung 11 tháng, xuất khẩu gạo đạt trên 8,5 triệu tấn, kim ngạch trên 5,3 tỷ USD, tăng lần lượt 10,6% và 22,4% so với cùng kỳ. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023.

Tính đến cuối tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 715 tỷ USD, tăng 15,3%, xuất siêu trên 23 tỷ USD; ước cả năm đạt 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thu NSNN ước cả năm vượt trên 10% dự toán (thu NSNN 11 tháng bằng 106,7% dự toán và tăng 16,4% so với cùng kỳ ); bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép.

Đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực. Đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả được nâng lên  (Nhiều công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn, các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế ). Thu hút FDI là điểm sáng và nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; trong 11 tháng, thu hút FDI đạt 31 tỷ USD, vốn FDI thực hiện đạt 20,4 tỷ USD, tăng 7%, cao nhất trong nhiều năm qua.

Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực; nhìn chung các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực, chủ đạo trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế quan trọng và có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực  (kinh tế số, kinh tế xanh đóng vai trò ngày càng quan trọng. Các lĩnh vực chủ yếu đều tăng trưởng. Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khá. Công nghiệp phục hồi tích cực, là động lực quan trọng, dẫn dắt tăng trưởng. Dịch vụ phục hồi tốt; thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, du lịch phát triển mạnh).

Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực) và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chỉ đạo quyết liệt với tư duy đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, thông thoáng hơn, đúng thẩm quyền hơn; đồng thời tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn từ thực tiễn.

Hoàn thành Dự án 500kV mạch 3 Quảng BìnhHưng Yên sau hơn 6 tháng thi công thần tốc và tích cực triển khai nhiều dự án, công trình năng lượng trọng điểm như khai thác mỏ khí Lô B, trung tâm nhiệt điện Ô Môn…; hoàn thành một số đoạn đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài lên 2.021 km . Hạ tầng số, hạ tầng năng lượng được tháo gỡ về thể chế và đầu tư.

Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao (đã ban hành và đang tích cực triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực bán dẫn đến năm 2030).

Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả rõ nét. An sinh xã hội được tập trung bảo đảm; đời sống người dân được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,93%. Theo xếp hạng của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc năm 2024 của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143. Tập trung hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ; tinh thần “tương thân, tương ái”, “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” tỏa sáng mạnh mẽ…

Báo cáo cũng nêu rõ các kết quả về tháo gỡ vướng mắc thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; xử lý các dự án tồn đọng, kéo dài; quốc phòng, an ninh, đối ngoại

Nhấn mạnh các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nêu rõ: nêu cao tinh thần đại đoàn kết; đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Coi trọng thời gian, phát huy trí tuệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường đột phá, quyết liệt, quyết đoán, đúng thời điểm, trọng điểm là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công.

Về dự báo tình hình năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập Nước và là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành, các địa phương phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”; “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”; “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”.

Về mục tiêu tổng quát, Thủ tướng cho biết, xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Một số chỉ tiêu chủ yếu: gồm 15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8-1%; bội chi NSNN khoảng 3,8% GDP; nợ công khoảng 35-38% GDP…

Đặc biệt, phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch cả giai đoạn 2021-2030, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành Sân bay Long Thành, các công trình lớn; xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước…; trên cơ sở đó tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình để trở thành quốc gia giàu mạnh, thịnh vượng và Nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Thủ tướng nhấn mạnh đến các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như tiếp tục hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn, hợp lý; giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% và tạo đà phấn đấu mức 2 con số trong giai đoạn 2026-2030. Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy, tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới, tập trung thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động nhanh, cao và bền vững.

Cùng với đó, huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia; nghiên cứu khai thác hiệu quả không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.

Bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cả trước mắt và lâu dài; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tập trung rà soát, phân loại và xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách tháo gỡ các công trình, dự án đang lãng phí đất đai, nguồn lực đầu tư, cơ hội, việc làm, tài sản… và có giải pháp khắc phục rõ ràng, khả thi, hiệu quả để giải quyết dứt điểm, tránh lãng phí, bổ sung nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội.

Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-12-2/Tang-toc-phat-trien-kinh-te–xa-hoi-nam-2025kqye6l.aspx

Cùng chủ đề

Nhiều loại động vật quý trong khu rừng được ví như ‘viên ngọc xanh’

TPO - Chim cò bay rợp trời, động vật hoang dã nhiều vô kể được ghi lại tại khu rừng được ví như “viên ngọc xanh” của tỉnh Hà Tĩnh. Vườn quốc gia Vũ Quang được thành lập năm 2002, được công nhận là "Vườn Di sản ASEAN” năm 2018 với diện tích hơn 57.000 ha trải dài trên địa bàn các huyện Vũ Quang, Hương Khê và Hương Sơn. Vườn Quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) được biết...

OCB lọt Top các doanh nghiệp bền vững năm 2024

Với mục tiêu trở thành ngân hàng Xanh tiên phong tại Việt Nam và kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển bền vững từ rất sớm, ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được sự đánh giá cao và công nhận từ nhiều tổ chức uy tín. Vừa qua, OCB tiếp tục được vinh danh trong Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam (CSI 100) năm 2024. Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại...

Việt Nam có 902 đô thị, mức độ đô thị hóa tầm châu Á

Tỉ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt ngang tầm của châu Á với 902 đô thị trong cả nước, đạt tỉ lệ đô thị hóa khoảng 42,7%. "Theo thống kê, đến tháng 12-2023 cả nước có 902 đô thị với tỉ...

Nestlé Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm giảm phát thải, kinh doanh bền vững

Nestlé Việt Nam có 3 năm liên tiếp được bình chọn là doanh nghiệp bền vững nhất trong lĩnh vực sản xuất, trong khi phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu kiến thức chuyên sâu, sự định hướng rõ ràng để có thể chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững như doanh nghiệp này đang có. Đó là lý do Nestlé Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực để đồng hành, chia...

Mỗi ngày có hơn 9.000 tỉ đồng gửi tiết kiệm ở ngân hàng

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9, số tiền tiết kiệm được người dân và doanh nghiệp gửi vào ngân hàng là hơn 14 triệu tỉ đồng. Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết...

(MPI) - Ngày 01/12/2024, Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về...

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình

(MPI) - Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế diễn ra ngày 01/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, từ sau...

Hội thảo Giới thiệu điểm mới của Luật Hợp tác xã năm 2023 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; thực trạng...

(MPI) - Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên đoàn Hợp tác xã Raiffesen Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức (DGRV), ngày 29/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Giới thiệu điểm mới của Luật Hợp tác xã năm 2023 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; thực trạng công tác đánh giá hợp tác xã và đề xuất giải pháp trong thời gian tới. ...

Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và bảo đảm phù hợp với thực...

(MPI) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gồm 119 điều, khoản và 03 Phụ lục của 04 Luật. Quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, Luật đã được rà soát, chỉnh lý lược...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương...

(MPI) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 29/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu với kết quả 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội. ...

Bài đọc nhiều

Xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Sáng 29/11, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh. ...

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2024 cho nhà máy thủy điện

Theo đó, khung giá phát điện năm 2024 áp dụng cho đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy thủy điện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện.Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 được xác định là: 0 - 1.110...

Hàng Việt tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung, trong đó có nhiều gương mặt nổi bật như Hằng Du mục, Quang Linh Vlog… và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.Tối qua (29/11/2024) tại Cung thiếu nhi Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online...

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để nâng cao năng...

(MPI) - Luật Đầu tư công (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gồm: 07 Chương, 103 Điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này áp dụng đối với cơ quan, đơn...

Lễ khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chỉ đạo tại buổi lễ.Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29/11 đến 12h ngày 1/12 bao gồm chuỗi hoạt động hấp dẫn: Sự kiện trực tuyến 60h mua sắm trên các sàn TMĐT, nền tảng số tại Việt Nam; Lễ hội Big OFF trải nghiệm TMĐT tại phố đi bộ Hồ Gươm và Cung thiếu nhi Hà Nội với nhiều hoạt động sôi động. Đặc biệt, xuyên suốt...

Cùng chuyên mục

Nghệ An còn 20 đơn vị hành chính cấp huyện, 412 đơn vị hành chính cấp xã

Hôm nay, ngày 1/12/2024, Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực, Nghệ An chỉ còn 20 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm một đơn vị; cùng 412 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Vinh chính thức trở thành...

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 11 năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 28/11, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 11 năm 2024.Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị.Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Thường vụ Quân...

Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết Nghị quyết...

(MPI) - Ngày 01/12/2024, Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về...

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình

(MPI) - Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế diễn ra ngày 01/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, từ sau...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương tháp tùng Phó Thủ tướng Trần …

Cuộc gặp gỡ thu hút sự tham gia của các công ty hàng đầu Phần Lan như Oilon, Merus Power, Operon, Hermia Business, Trung tâm năng lượng Vassa (Vaasa Energy Cluster) và Wärtsilä. Các doanh nghiệp này mang đến loạt giải pháp công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, giảm phát thải carbon và công nghệ thông minh. Ngoài ra còn có đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Phần Lan,...

Mới nhất

Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2

Hà Nội đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi. Chiến dịch này sẽ diễn ra trong ngày 1-2/12 và uống vét từ ngày 3-4/12. Tin mới y tế ngày 2/12: Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2Hà Nội...

BIDV lần thứ 6 vào Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại Dịch vụ

Giải thưởng được trao cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ 'Lễ Công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024 - CSI 2024' được tổ chức ngày 29/11/2024 tại TP.Hà Nội. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của BIDV trong hoạt động phát triển bền vững...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Lãnh đạo Tập đoàn United Overseas Bank

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore sáng 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp ông Wee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Tập đoàn United Overseas Bank (UOB). ...

Ngành cao-su có 14 công ty nằm trong Top 100 Doanh nghiệp bền vững năm 2024

Tối 29/11, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam-Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) đã tổ chức Lễ công bố các Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024 với chủ đề “Doanh nghiệp vươn mình trong Kỷ nguyên Xanh”.  Cao-su Chư Păh nằm trong Top 10 Doanh nghiệp bền vững...

Phân cấp triệt để, đồng bộ, quản lý thống nhất về thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng

Sáng 2/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Xây dựng về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng, thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự...

Mới nhất