Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tăng tốc đào tạo nhân lực và mở rộng hợp tác công nghiệp bán dẫn

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng30/05/2024


Trong khuôn khổ diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2024, ngày 29-5, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn”.

Quang cảnh diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2024
Quang cảnh diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2024

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, trong xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, bán dẫn là một trong những công nghệ lõi để các quốc gia tăng tốc phát triển. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nhưng cần giải quyết những thiếu hụt về cơ chế, chính sách; tăng tốc đào tạo nhân sự và mở rộng hơn nữa các cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển trong hệ sinh thái công nghệ bán dẫn.

Bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (Bộ KH-ĐT), cho biết, trên thế giới, thị trường chip bán dẫn đang giữ tốc độ tăng trưởng kép, hàng năm đạt 14% trong suốt 20 năm qua và có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp ngàn tỷ USD vào năm 2030. Dự báo, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực bán dẫn sẽ liên tục tăng cao. Những quốc gia lớn trong lĩnh vực bán dẫn như Trung Quốc ước tính đến năm 2030 cần đến 400.000 nhân sự, Hoa Kỳ cần 67.000 nhân sự... Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” do Bộ KH-ĐT chủ trì đã dự báo cần khoảng 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn. Trong đó, khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch và 35.000 kỹ sư trong lĩnh vực sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các lĩnh vực khác. Việt Nam cần đào tạo 1.300 giảng viên giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, đồng thời mở rộng mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo lên khoảng 200 cơ sở.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin (Bộ TT-TT), cho rằng, để giải quyết vấn đề nhân lực bán dẫn, Việt Nam không chỉ đầu tư cho đào tạo mà còn cần thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam để phát triển thị trường bán dẫn trong nước. Bởi lẽ, dù có nhiều lợi thế trong công nghệ bán dẫn nhưng tỷ trọng đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực này với toàn cầu là không đáng kể. “Thúc đẩy hình thành một hệ sinh thái hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất chip sẽ giúp Việt Nam tăng tính thu hút với các tập đoàn sản xuất chip lớn, đưa Việt Nam thành một quốc gia có nhiều hoạt động sản xuất chip bán dẫn hơn”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nhấn mạnh.

TRẦN LƯU



Nguồn: https://www.sggp.org.vn/tang-toc-dao-tao-nhan-luc-va-mo-rong-hop-tac-cong-nghiep-ban-dan-post742169.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm