Trang chủChính trịNgoại giaoTăng tốc cho "vụ mùa" cuối năm trên xứ triệu voi

Tăng tốc cho “vụ mùa” cuối năm trên xứ triệu voi


Ngay trước kỳ Hội nghị Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 (AMM 57) và các Hội nghị liên quan, Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao đã chia sẻ về ý nghĩa quan trọng của các Hội nghị và những thông điệp xuyên suốt của Việt Nam.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 57: Tăng tốc cho 'vụ mùa' cuối năm trên xứ Triệu Voi
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam dự các cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN tại Vientiane, Lào. (Ảnh: BC)

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa và những nội dung trọng tâm của Hội nghị AMM 57 và các Hội nghị liên quan trong thực hiện chương trình nghị sự Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào?

Năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào, với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường” đã đi được nửa hành trình. Những trọng tâm, ưu tiên được xác định từ đầu năm đang từng bước được hiện thực hóa ở tất cả các kênh hợp tác. Hội nghị AMM 57 và các Hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 24-27/7 tại thủ đô Vientiane của Lào, được kỳ vọng sẽ “tăng tốc” triển khai các sáng kiến, chương trình hợp tác cụ thể, sớm thu hoạch “quả ngọt” cho cuối năm. Với ý nghĩa đó, các Hội nghị lần này sẽ có ba điểm nhấn quan trọng.

Một là nỗ lực và quyết tâm cao độ vì một ASEAN kết nối và tự cường theo đúng tinh thần của chủ đề năm nay. Trong những thập niên đầu tồn tại, các thế hệ đi trước đã sớm định hình tầm nhìn chiến lược về một ASEAN gắn kết, phát triển năng động, là hạt nhân của hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 57: Tăng tốc cho 'vụ mùa' cuối năm trên xứ Triệu Voi
Vụ trưởng Vụ ASEAN, Đại sứ Trần Đức Bình từng là Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng và Nội bộ nhiệm kỳ 2021-2024. (Ảnh: BC)

Tầm nhìn này đã toát lên tinh thần chung về kết nối và tự cường của ASEAN mà chúng ta vẫn nói đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, nội hàm sẽ có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với xu hướng và chuyển động của giai đoạn đó.

Trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2024, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Lào đã cùng các nước thành viên xác định các phương diện khác nhau của kết nối, đó là kết nối chặt chẽ hơn giữa các nền kinh tế, kết nối trong kỷ nguyên số và kết nối thông qua văn hóa nghệ thuật.

Ý nghĩa của tự cường cũng mang những sắc thái mới. Đó là tự cường về y tế, môi trường và khí hậu để đáp ứng những quan tâm hiện nay. Đó là tự cường cho những nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em để hướng tới phát triển bao trùm. Và đó là tự cường trước các cơ hội, thách thức của hiện tại và tương lai.

Điểm nhấn thứ hai là sự tiếp nối của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. ASEAN sắp hoàn tất Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, và đang hướng tới tầm nhìn dài hạn hơn đến năm 2045.

Quá trình ASEAN xây dựng các chiến lược phát triển mới chính là sự tiếp nối theo trục thời gian, tiếp nối những thành quả của nhiều năm nỗ lực và hợp tác, phản ánh hiện tại và kỳ vọng tương lai; sự kết nối giữa động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới; và sự kết nối hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích chung của khu vực.

Tương tự, điểm nhấn thứ ba của Hội nghị lần này là tiếp cận rộng hơn khái niệm “tự cường”.

Trong thế giới nhiều biến động, làm thế nào để ASEAN nâng cao tự cường và tự chủ chiến lược là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Các vấn đề như Biển Đông, Myanmar, hay Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, xung đột Nga-Ukraine, các thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, sẽ tiếp tục được đặt trên bàn nghị sự của các Bộ trưởng.

Quan ngại, khác biệt, trao đổi, tranh luận đều có khả năng xảy ra, song điều quan trọng là ASEAN tiếp tục khẳng định bản lĩnh, củng cố lập trường nguyên tắc cân bằng, khách quan cũng như vai trò trung tâm của mình, được các đối tác tôn trọng và ủng hộ, cùng nhau nỗ lực và hợp tác vì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững.

Với tinh thần đó, đoàn Việt Nam sẽ có những sáng kiến, thông điệp nào muốn nhấn mạnh trong khuôn khổ các Hội nghị, thưa Đại sứ?

Gần ba thập niên tham gia ASEAN, chúng ta luôn mong muốn và nỗ lực ở mức cao nhất cho thành công trọn vẹn của Hiệp hội.

Điều này không chỉ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ thành viên của chúng ta, mà cao hơn là trách nhiệm đóng góp vì sự phát triển chung của ASEAN và trách nhiệm đối với hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Với tâm thế đó, chúng ta đã chủ động tham gia chuẩn bị cho Hội nghị AMM 57 ngay từ những ngày đầu và sắp tới đây, đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị với nhiều trọng trách mang theo, sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và trách nhiệm vào thành công chung.

Thứ nhất, dung hòa khác biệt và hài hòa lợi ích tiếp tục là định hướng xuyên suốt cho sự tham gia của chúng ta. Đoàn kết, thống nhất của ASEAN có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh hiện nay. Ngôi nhà ASEAN chỉ có thể vững mạnh khi các thành viên sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, hài hòa quan tâm của mình với quan tâm chung của khu vực, cùng nhau tìm giải pháp cho những khác biệt trên tinh thần tin cậy và thấu hiểu.

Thứ hai, góp phần triển khai thành công nghị sự kết nối. Tầm quan trọng của kết nối đã được ASEAN nhận thức từ rất sớm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực, thúc đẩy phát triển bao trùm và củng cố ý thức Cộng đồng.

Theo đó, ta sẽ cùng các nước xác định cách tiếp cận tổng thể và toàn diện để tăng cường kết nối khu vực, kết nối với các nước đối tác, không chỉ cụ thể hóa kết nối về hạ tầng, thể chế và con người mà mở rộng những lĩnh vực, xu hướng mới liên quan đến chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo, kết nối số, thanh toán xuyên biên giới, mạng lưới điện…

Thứ ba, tiếp tục cùng các nước định hình tương lai ASEAN tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm như đề ra trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.

Vừa qua, triển khai sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ta đã tổ chức rất thành công Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, thu hút sự tham sự của hơn 500 đại biểu với những chia sẻ, gợi mở thiết thực về những vấn đề thiết yếu đang đặt ra cho tương lai của ASEAN. Diễn đàn không chỉ bổ trợ cho tiến trình thảo luận đang diễn ra của ASEAN về các chiến lược triển khai Tầm nhìn 2045, mà còn là đóng góp kịp thời, kết nối quan tâm của khu vực với Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới.

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào vừa diễn ra, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức giúp Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 và Chủ tịch Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA) 45, Đại sứ có thể chia sẻ thêm về thông điệp này của Chủ tịch nước?

Việc Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN 2024 và Chủ tịch AIPA-45 đã được khẳng định mạnh mẽ trong chuyến thăm Lào vừa qua của Chủ tịch nước Tô Lâm.

Đây là sự hỗ trợ đúng lúc, đúng thời điểm bởi nửa cuối năm 2024 sẽ là giai đoạn cao điểm của các sự kiện cấp cao của ASEAN, như Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44-45 và các Hội nghị liên quan, AIPA 45. Sự ủng hộ và hỗ trợ này cũng thể hiện sâu sắc truyền thống phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa hai nước tại ASEAN và các khuôn khổ hợp tác khu vực và toàn cầu khác, góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.

“Như Lãnh đạo cấp cao ta đã nhiều lần khẳng định, ASEAN là ưu tiên hàng đầu và lựa chọn chiến lược của Việt Nam. Thông điệp được đưa ra trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới một lần nữa khẳng định rõ nét ASEAN có ý nghĩa quan trọng chiến lược, là bộ phận không thể tách rời trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.

Việc ta ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công các trọng trách trên cũng là đóng góp vào thành công chung của ASEAN, thể hiện nhất quán phương châm tham gia ASEAN của ta là chủ động, tích cực và có trách nhiệm.

Như Lãnh đạo cấp cao ta đã nhiều lần khẳng định, ASEAN là ưu tiên hàng đầu và lựa chọn chiến lược của Việt Nam. Thông điệp được đưa ra trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới một lần nữa khẳng định rõ nét ASEAN có ý nghĩa quan trọng chiến lược, là bộ phận không thể tách rời trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch Lào và các nước, đối tác, cùng nỗ lực kiến tạo những thành quả mới cho hợp tác ASEAN trong năm 2024.

Xin cảm ơn Đại sứ!





Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ/Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone – Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn...

ASEAN ủng hộ Liên Hiệp Quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

Ngày 5-11, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 17 để thảo luận đề mục 'Các vấn đề thông tin'. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: TTXVN Phó tổng thư...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10/2024. Ngân hàng HSBC khẳng định, Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN. Ảnh: Chinhphu.vn Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Sản lượng giảm, bà con găm hàng đầu cơ, doanh nghiệp Việt tranh thủ nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Cùng chuyên mục

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Sản lượng giảm, bà con găm hàng đầu cơ, doanh nghiệp Việt tranh thủ nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mới nhất

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024

Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 7/11 đến hết ngày 09/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade), Hà Nội. Triển lãm Quốc tế...

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển...

Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên có tổng vốn đầu tư hơn 817 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025. Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025Dự án Tuyến thoát nước chính...

Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồngDự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. ...

Mới nhất