Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt trên thị...

Tăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt trên thị trường quốc tế bằng cách nào?


Dù là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu về dệt may với kim ngạch mỗi năm hàng chục tỷ USD nhưng các thương hiệu Việt vẫn chưa tìm được chỗ đứng trên bản đồ dệt may toàn cầu. Làm sao để tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu dệt may Việt Nam?

Tăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt trên thị trường quốc tế bằng cách nào?
Các thương hiệu Việt vẫn chưa tìm được chỗ đứng trên bản đồ dệt may toàn cầu. Làm sao để tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu dệt may Việt Nam? (Nguồn: Báo Công Thương)

Do phần lớn các sản phẩm là gia công cho đều gắn mác, nhãn hiệu của nước ngoài, khiến người tiêu dùng thế giới khi được hỏi đều không biết đến thương hiệu dệt may Việt Nam.

Về chất lượng sản phẩm thời trang của dệt may Việt Nam được các nhà nhập khẩu đánh giá có nhiều tiến bộ về kỹ thuật đường nét, giá cả phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của phân khúc người tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, đa phần sản phẩm mới tập trung vào nhóm khách hàng trung lưu và nhóm khách hàng có thu nhập thấp, mặc dù khâu thiết kế, mẫu mã, kiểu dáng đã được chủ động hơn nhưng vẫn còn thua kém so với các sản phẩm thời trang của các đối thủ cạnh tranh. Ðể từng bước tiếp cận được phân khúc khách hàng thượng lưu trên thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải cải thiện chất lượng sản phẩm một cách rõ rệt, có như vậy mới đứng vững trên thị trường trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng trên khu vực và thế giới.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngoài việc phải phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài, các khâu dệt, nhuộm hoàn tất và thiết kế chúng ta đều thiếu và yếu. Nhiều nhãn hàng của Việt Nam nổi tiếng tại thị trường trong nước nhưng cũng không thể xuất khẩu bằng chính thương hiệu đó ra thế giới nên giá trị gia tăng không cao.

Hiện, dệt may Việt Nam đang nằm ở vùng trũng, vùng thấp trong chuỗi dệt may toàn cầu. Nếu chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, đẩy mạnh được khâu thiết kế chắc chắn sẽ tạo ra giá trị thặng dư cao.

Do đó, đã đến lúc các doanh nghiệp dệt may cần có chiến lược xây dựng những thương hiệu mạnh, cũng như phát triển các giá trị thương hiệu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ðồng thời, định hướng chiến lược để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phát huy giá trị của thương hiệu nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Chia sẻ tại Triển lãm quốc tế vải cao cấp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (VCCI TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với các đơn vị tổ chức ở TP Hồ Chí Minh từ ngày 20-22/9, ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI TP. Hồ Chí Minh lưu ý, các cam kết của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng đã đưa ra quan điểm về việc sử dụng xanh, tái chế, phát triển bền vững, các tiêu chuẩn về lao động, minh bạch sản xuất… Những yêu cầu này từ các nước nhập khẩu đòi hỏi nhà sản xuất Việt phải thích ứng.

Trong khi đó, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có đủ năng lực, tài chính để đầu tư công nghệ đáp ứng các yêu cầu này, còn những doanh nghiệp nhỏ chủ yếu gia công thật sự là một thách thức lớn. Đặc biệt, EU là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 (sau Mỹ) đã đưa ra hàng loạt tiêu chuẩn mới, đòi hỏi khắt khe hơn, đặt ra nhiều nhiều thách thức chưa từng có tiền lệ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Những yêu cầu, tiêu chuẩn cao từ các thị trường xuất khẩu, khiến nhiều doanh nghiệp, kể cả một số thương hiệu có tên tuổi cũng phải “lúng túng” trong cách giải quyết, cộng thêm ảnh hưởng do hậu Covid-19 đã dẫn đến thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn hơn.

Đây không chỉ là lo lắng của các doanh nghiệp sản xuất, mà còn là sự trăn trở của những nhà lãnh đạo quản lý khi khó khăn thường trực, đe doạ tổng kim ngạch xuất khẩu – một trong những ngành chủ đạo của nền kinh tế.

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tiếp cận chuỗi cung ứng mở rộng thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, chủ động trang bị kiến thức về cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Đơn cử như hàng dệt may muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định CPTPP thì cần phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”. Còn quy tắc xuất xứ chủ đạo cho mặt hàng dệt may trong EVFTA là “từ vải trở đi”. Điều này có nghĩa một sản phẩm may mặc ở Việt Nam được coi là đạt xuất xứ theo EVFTA khi vải được dệt, hoàn thiện và cắt, may tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của từng thị trường (chính sách xuất nhập khẩu của từng nước, các quy định bắt buộc hoặc được khuyến khích) đối với hàng nhập khẩu, như quy định về kiểm dịch động thực vật, các tiêu chuẩn kỹ thuật và xu hướng tiêu dùng của thị trường…

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) khẳng định, chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, doanh nghiệp buộc phải thực hiện. Để tăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường.

Để làm được việc này, doanh nghiệp lưu ý: Phải tìm cách để giữ chân người lao động, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; có được đơn hàng trong thời điểm này là quý, nên doanh nghiệp nên chấp nhận những đơn hàng nhỏ lẻ vừa tạo việc làm cho người lao động vừa giữ chân khách hàng, song song đó chú trọng đến thị trường nội địa và khai thác thị trường mới. Đặc biệt, doanh nghiệp cần giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết.

Trong chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 12/2022 cũng quy định rõ: Phát triển ngành dệt may, da giày phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế.

Mục tiêu đến năm 2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thương hiệu Việt duy nhất vào chung kết Sustasia Fashion Prize 2025

Sustasia Fashion Prize 2025 là chương trình do Hiệp hội các nhà thiết kế thời trang Thượng Hải...

Ngành dệt may chuyển đổi ‘kép’ để tiến xa hơn

DNVN - Phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hội nghị tổng kết 2024 ngày 14/12, ông Đặng Vũ Hùng – Phó Chủ tịch Vitas nhấn mạnh, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi “kép” (chuyển đổi xanh, chuyển đổi...

‘Công thức’ tạo phong cách độc đáo của thương hiệu thời trang Dexus

Nét độc đáo của Dexus nằm ở sự kết hợp tinh tế giữa nét đẹp truyền thống và tinh thần quốc tế, mang đến cơ hội trải nghiệm trang phục ấn tượng trong không gian mua sắm sang trọng, nghệ thuật. Lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam, những thiết kế của Dexus đồng thời cũng mang theo những thử nghiệm xu hướng mới nhất của thời trang quốc tế. Sự kết hợp này tạo nên một phong cách...

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). ...

Cà Mau nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP chinh phục thị trường quốc tế

(VTC News) - Các doanh nghiệp tại Cà Mau đã bắt đầu chú trọng hơn vào việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP, HACCP, ISO trong sản xuất và chế biến. Cà Mau, vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và truyền thống văn hóa, đang nỗ lực đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến động không đồng nhất, lý do thị trường thế giới bước vào chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 19/12/2024 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.500 đồng/kg.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

TS Trần Đình Thiên bị mạo danh mời đầu tư, bán khóa học tràn lan trên Facebook

(NLĐO) – Một loạt chuyên gia kinh tế bị các trang mạng xã hội mạo danh mời đầu tư, bán khóa học, mới nhất là TS Trần Đình Thiên. ...

Cùng chuyên mục

Căn hộ cao cấp bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng. Ngày 18-12, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có báo cáo...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. Giá vàng thế giới giảm nhẹCuối ngày hôm nay 18-12, giá vàng thế giới ở mức 2.639,5 USD/ounce, giảm 8...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 đã được Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu ra tại Hội nghị tổng kết vừa qua, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ KRX. Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực....

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê...

Mới nhất

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Mới nhất