Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTăng mạnh thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài về trường...

Tăng mạnh thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài về trường ĐH VN

TĂNG MẠNH TỪNG NĂM

Số liệu thống kê từ nhiều trường ĐH trong thời gian gần đây, số lượng người có bằng tốt nghiệp từ nước ngoài được tuyển dụng làm việc tăng mạnh. Chẳng hạn, khoảng 5 năm trở lại đây, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có khoảng 150 viên chức được tuyển dụng từng tốt nghiệp ở nước ngoài.

Tăng mạnh thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài về trường ĐH VN- Ảnh 1.

Các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM có chương trình thu hút nhà khoa học trẻ xuất sắc vào làm việc. Trong ảnh: Không gian làm việc tại phòng thí nghiệm vi mạch và hệ thống cao tần tại Trường ĐH Bách khoa

Từ năm 2020 – 2024, ĐH Kinh tế TP.HCM cũng thu hút được 65 tiến sĩ tốt nghiệp từ nhiều quốc gia.

Số liệu thống kê sơ bộ tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng cho thấy, số giảng viên (GV) tốt nghiệp từ nước ngoài về công tác tại trường chiếm khoảng 20% tổng số GV tuyển dụng.

Đáng chú ý, số liệu này tại Trường ĐH Công thương TP.HCM tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm 2022 có 9 người (7 tiến sĩ và 2 thạc sĩ). Số lượng này tiếp tục tăng lên 16 người vào năm 2023 (14 tiến sĩ và 2 thạc sĩ) và lên 25 người vào năm 2024 (14 tiến sĩ, 11 thạc sĩ). Như vậy, năm nay số lượng GV tốt nghiệp nước ngoài về trường làm việc tăng gấp 3 lần so với 2 năm trước đó.

Tính đến tháng 11.2023, ĐH Quốc gia TP.HCM có tổng số 6.000 viên chức, trong đó gần 1.600 viên chức có trình độ tiến sĩ (tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ trên tổng số GV khoảng 54,42%). Năm ngoái ĐH này đã triển khai chương trình VNU350 nhằm thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành về công tác. Mục tiêu đến năm 2030 thu hút 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc và nhà khoa học đầu ngành, trong đó ưu tiên người tốt nghiệp từ nước ngoài. Kết quả sau 2 đợt triển khai tuyển dụng, chương trình VNU350 của ĐH Quốc gia TP.HCM đã thu hút nhiều nhà khoa học tốt nghiệp nước ngoài. Cụ thể, đợt 1 có 13/14 ứng viên trúng tuyển đều tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài. Ở đợt tuyển dụng thứ 2, trong số 7 ứng viên trúng tuyển chương trình này cũng có 6 người tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài.

Không chỉ người Việt tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài, thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM còn cho thấy số lượng GV và chuyên gia nước ngoài làm việc tại đơn vị trong năm 2023 có trên 140 người. Trong đó, giảng dạy chiếm gần 80%; còn lại là đến học tập, nghiên cứu, tham dự hội nghị, hội thảo, làm việc theo dự án chương trình…

CHI TIỀN TỈ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT

Cùng với chủ trương thu hút người giỏi tốt nghiệp từ nước ngoài, các trường ĐH có chính sách đãi ngộ riêng dành cho đối tượng này.

PGS-TS Bùi Quang Hùng, Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trường có riêng chính sách thu hút nhân sự trình độ cao. Ví dụ, tài trợ thu hút với tiến sĩ là 100 triệu đồng/người. Đồng thời, ĐH này cũng tạo điều kiện cho nhân sự tham gia đào tạo, bồi dưỡng như hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; được miễn/giảm định mức giờ chuẩn, định mức nghiên cứu khoa học đối với GV được cử đi đào tạo/bồi dưỡng nước ngoài; được thưởng đối với GV hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ đúng hạn hoặc trước hạn và các khoản hỗ trợ khác khi viên chức hoàn thành chương trình đào tạo. Ngoài ra còn có các chế độ, chính sách hỗ trợ khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế…

PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho biết kết quả đạt được thu hút người tốt nghiệp nước ngoài về trường làm việc nhờ vào chủ trương, chính sách của trường. Trong đó, tiến sĩ về trường làm việc được hỗ trợ ban đầu 100 triệu đồng, phó giáo sư là 150 triệu đồng và giáo sư 200 triệu đồng. Riêng thạc sĩ tốt nghiệp nước ngoài, trường không hỗ trợ kinh phí ban đầu mà chỉ ưu tiên trong tuyển dụng.

“Tuy nhiên, việc thu hút và giữ chân người giỏi không chỉ là chính sách thu hút ban đầu mà còn là mức thu nhập ổn định, đặc biệt là cơ chế thông thoáng để người lao động có điều kiện tốt nhất để làm việc”, PGS Hoàn cho hay.

Đại diện Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng cho biết hiện tại, theo quy chế chi tiêu nội bộ trường đang áp dụng chính sách thưởng 100 triệu đồng với tiến sĩ, 200 triệu đồng với phó giáo sư và 350 triệu đồng với giáo sư khi về công tác tại trường. Sắp tới, mức thưởng dự kiến có thể dao động trong khoảng từ 100 – 200 triệu đồng với tiến sĩ, từ 200 – 300 triệu đồng với phó giáo sư và từ 350 – 450 triệu đồng với giáo sư khi về công tác tại trường. Chính sách này đặc biệt ưu tiên áp dụng với ứng viên tốt nghiệp nước ngoài, có năng lực phù hợp và đạt đủ tiêu chuẩn tuyển dụng theo quy định của trường.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng cho biết các tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài, có kinh nghiệm và năng lực tốt thì trường có chính sách riêng về chế độ lương bổng tốt để thu hút và giữ chân. Bên cạnh đó, trường cũng có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho GV học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ. Khi GV đang công tác tại trường đi học nâng cao trình độ lên tiến sĩ ở nước ngoài, trở về trường được khen thưởng 100 triệu đồng/người.

Trong đó, có những trường đầu tư hàng tỉ đồng để thực hiện chủ trương thu hút người tài về làm việc. Ví dụ, riêng chương trình VNU350 của ĐH Quốc gia TP.HCM, ứng viên trúng tuyển được chính sách hỗ trợ chung từ ĐH Quốc gia TP.HCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng. Thông tin từ ĐH Quốc gia TP.HCM, sau 2 đợt tuyển dụng năm 2024, có tổng cộng 21 đề tài của các nhà khoa học trẻ, nhà khoa học đầu ngành trúng tuyển đã được phê duyệt cấp kinh phí trong các năm 2024 và 2025. Tổng kinh phí đề tài là gần 6,5 tỉ đồng, tập trung vào các lĩnh vực: toán học, hóa sinh, công nghệ sinh học và nhiều lĩnh vực khoa học tiên tiến khác.

Ngoài ra, ứng viên còn được hưởng chính sách thu nhập và đãi ngộ của từng đơn vị nơi đến công tác. Chẳng hạn chỉ riêng chính sách thu hút một lần khi đến làm việc đã lên tới 350 triệu đồng/giáo sư, 250 triệu đồng/phó giáo sư, 150 triệu đồng/tiến sĩ tại Trường ĐH Kinh tế – Luật; mức 60 triệu đồng/người tại Trường ĐH An Giang

Tăng mạnh thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài về trường ĐH VN- Ảnh 2.

Ứng viên trúng tuyển chương trình VNU350 của ĐH Quốc gia TP.HCM được chính sách hỗ trợ chung từ ĐH Quốc gia TP.HCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng

ẢNH MINH HỌA: NGỌC DƯƠNG

THU NHẬP CÓ TÍNH CẠNH TRANH

Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho biết trong tổng số 229 người đang làm việc ở trường, có trên 6% người nước ngoài. Trong tổng hơn 200 người VN, có 74 người tốt nghiệp từ các trường ĐH nước ngoài.

Cách thức để thu hút người tài, theo tiến sĩ Viên, một yếu tố quan trọng là chính sách tiền lương tương ứng. “Trong thời gian tới, trường sẽ nghiên cứu và ban hành các chính sách nội bộ để thu hút và giữ chân người lao động. Trong đó có việc cải tiến chế độ lương và thu nhập, tiến tới một mức thu nhập có tính cạnh tranh so với các trường ĐH quốc tế tại VN và trong khu vực”, tiến sĩ Viên chia sẻ thêm.

9 tháng năm 2024, trên 5.500 hồ sơ cần chứng nhận văn bằng, gấp 3 lần năm 2013

Mới đây, trong hội thảo tập huấn công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ GD-ĐT tổ chức tại TP.HCM, đại diện Trung tâm công nhận văn bằng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã chia sẻ số liệu thực trạng hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng trong giai đoạn từ 2008 đến nay. Theo đó, chỉ trong 9 tháng năm nay, cả nước có trên 5.500 hồ sơ, cao gấp 3 lần so với năm 2013. Từ tháng 1.2017 đến hết tháng 11.2023, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã nhận được tổng 37.436 hồ sơ đề nghị công nhận. Hiện nay, việc công nhận văn bằng chủ yếu phục vụ nhu cầu tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự và yêu cầu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục VN khi người học có nhu cầu tiếp tục học tập tại VN ở bậc cao hơn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tang-manh-thac-si-tien-si-tot-nghiep-nuoc-ngoai-ve-truong-dh-vn-185241104192650224.htm

Cùng chủ đề

Chàng trai lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 29, chọn về Việt Nam làm việc trong ngành y

Đặt mục tiêu trước khi đi du học là “phải học đến cùng”, sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ ở Anh, Thế Vinh tiếp tục sang Hàn Quốc làm tiến sĩ. Anh tốt nghiệp tại ngôi trường số 1 ở quốc gia này khi chưa đầy 30 tuổi. Trần Vương Thế Vinh (1994) hiện là tiến sĩ, bác sĩ trẻ ở lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam. Anh từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học...

Chàng trai 29 tuổi có 4 bằng tiến sĩ và 4 bằng thạc sĩ gây sốc

Zhao Zijian (29 tuổi) gây tranh cãi trong dư luận Trung Quốc khi sở hữu tới 4 bằng tiến sĩ và 4 bằng thạc sĩ. Zhao thu hút sự chú ý sau khi được bổ nhiệm làm chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc).Lúc này, các bằng cấp của Zhao được công khai và gây sửng sốt trong dư luận. Zhao cho biết anh đã có 4 bằng...

Trường Đại học Điện lực khai giảng năm học 2024-2025, trao bằng tốt nghiệp cho hơn 950 sinh viên

Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Trường đại học Điện lực PGS, TS Đinh Văn Châu khẳng định: Năm học 2024-2025, nhà trường tiếp tục kiên định với phương châm: “Giáo dục toàn diện, vững nền tảng, bền tương lai”. Đây là định hướng phát triển xuyên suốt và là cam kết của trường đối với sinh viên và xã hội. Năm học 2024-2025 cũng sẽ đặt ra những thách thức mà nhà trường và các...

Tuyển sinh ‘đảo ngược’ thạc sĩ, tiến sĩ đông hơn sinh viên

TRUNG QUỐC - Tình trạng tuyển sinh "đảo ngược", thạc sĩ, tiến sĩ nhiều hơn sinh viên ở những trường top đầu Trung Quốc thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của dư luận nước này. Đầu tháng 9, Đại học Công nghiệp Chiết Giang (Trung Quốc), gây xôn xao khi công bố số lượng tuyển sinh năm 2024. Theo đó, hệ đại học là 5.342 sinh viên, sau đại học là 5.382 học viên. Lần đầu tiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kyiv nói chạm trán lính Triều Tiên ở Kursk

Xung đột Nga - Ukraine bước sang ngày 985 với nhiều tình tiết mới như Moscow không kích dữ dội loạt địa điểm ở Kyiv và Ukraine cáo buộc chạm trán quân đội CHDCND Triều Tiên ở tỉnh Kursk (Nga). ...

Cách nhận biết sớm và tăng hiệu quả điều trị loãng xương

Nhằm hưởng ứng Ngày Loãng xương Thế giới, Trung tâm Truyền thông và khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty TNHH Sandoz Việt Nam tổ chức chương trình Nâng cao nhận...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cùng chuyên mục

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Chìa khóa cho nguồn nhân lực phát triển đô thị thông minh

Các chuyên gia nhấn mạnh ưu tiên đào tạo bậc thạc sĩ để hình thành nguồn nhân lực có chuyên môn, góp phần phát triển và quản lý đô thị bền vững. ...

Mới nhất

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số...

Kyiv nói chạm trán lính Triều Tiên ở Kursk

Xung đột Nga - Ukraine bước sang ngày 985 với nhiều tình tiết mới như Moscow không kích dữ dội loạt địa điểm...

Cách nhận biết sớm và tăng hiệu quả điều trị loãng xương

Nhằm hưởng ứng Ngày Loãng xương Thế giới, Trung tâm Truyền thông và khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y...

Sinh viên Trường Đại học Chenla, Vương quốc Campuchia tham gia trải nghiệm thực hành xét nghiệm tại Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC Hồ...

Tiếp nối thành công từ lễ ký kết giữa Hệ thống Y tế MEDLATEC Việt Nam và trường Đại học Chenla, từ ngày 02-04/11, MEDLATEC Hồ Chí Minh chào đón đoàn giảng viên và...

“Giai nhân” Ngọc Châm hát nhạc tình quyến rũ

Sở hữu giọng hát giàu cảm xúc, Ngọc Châm từng đoạt nhiều giải thưởng tại cuộc thi Tiếng hát học sinh TP Hà Nội, Giọng hát hay...

Mới nhất