Trang chủNewsThời sựTăng lương nhưng chưa cải cách tiền lương

Tăng lương nhưng chưa cải cách tiền lương


Phát sinh nhiều vướng mắc?

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết trong quá trình triển khai, xây dựng 6 nội dung cụ thể về cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết số 27 năm 2018 của T.Ư Đảng, nhất là việc xây dựng các bảng lương mới (bảng lương chức vụ, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang) cùng các chế độ phụ cấp, Chính phủ nhận thấy phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập. Cụ thể là việc xây dựng bảng lương mới; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp; xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm; việc triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị T.Ư 6 khóa XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực.

Thông tin thêm, bà Trà cho biết Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 83 ngày 21.6, thống nhất chủ trương để Chính phủ báo cáo Quốc hội (QH) triển khai thực hiện. Tại kỳ họp lần này, Chính phủ kiến nghị QH, thực hiện 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp (DN), cụ thể gồm: điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của bộ luật Lao động (tăng 6% áp dụng từ ngày 1.7); quy định cơ chế tiền lương đối với DN nhà nước (áp dụng từ ngày 1.1.2025).

Tăng lương nhưng chưa cải cách tiền lương- Ảnh 1.

Cải cách tiền lương trong khu vực công còn nhiều vướng mắc. Trong ảnh: Cán bộ viên chức Sở Tư pháp TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Chính phủ cũng kiến nghị thực hiện 4/6 nội dung Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương. Hai nội dung còn lại gồm việc xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm và sắp xếp 9 chế độ phụ cấp mới chưa thực hiện do phát sinh nhiều bất cập, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

Theo đó, Chính phủ đề xuất trong thời gian chưa đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương thì giao Chính phủ thực hiện tăng lương, điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1.7.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở T.Ư, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát lại toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp. Đồng thời, thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6.2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 1.7 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.

Theo bà Trà, trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 1.7 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6.2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng kiến nghị điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7. Cụ thể, tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH, đồng thời đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp. Trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

Hơi nửa vời, chưa rõ

Báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội QH Nguyễn Thúy Anh cho biết cơ quan thẩm tra thống nhất với quan điểm cần thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh Chính phủ tiếp tục nghiên cứu tổng thể, toàn diện, đề xuất cấp có thẩm quyền cho chủ trương hoàn thiện các bảng lương, các chế độ phụ cấp, chế độ nâng lương, chế độ tiền thưởng, nguồn lực thực hiện, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập để bảo đảm cải cách chính sách tiền lương thực sự là động lực để thúc đẩy phát triển KT-XH.

Thảo luận tại tổ sau đó, ĐB Vũ Tuấn Anh (đoàn Phú Thọ) cho rằng, với các đề xuất lần này của Chính phủ, cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là chưa đạt được. Theo ông, QH có nghị quyết từ cuối năm ngoái, theo đó từ 1.7 thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ lại có báo cáo chỉ thực hiện 4/6 nội dung theo Nghị quyết 27.

“Chúng ta thực hiện như thế này hơi nửa vời, chưa rõ. Nghị quyết 27 yêu cầu bỏ hết lương cơ sở, xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm. Đến giờ lại phải tiếp tục thực hiện lương cơ sở, vẫn theo hệ số lương cũ”, ĐB Phú Thọ nêu.

ĐB Nguyễn Xuân Thắng (đoàn Quảng Ninh), Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, cũng cho biết một trong 2 yêu cầu rất lớn của Nghị quyết 27 là bỏ lương cơ sở, xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm thì chưa thực hiện được. Theo ông Thắng, đề xuất lần này của Chính phủ nói là thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 nhưng thực tế chỉ là điều chỉnh tăng lương. “Tôi đề nghị nói như vậy thôi chứ còn 6 nội dung của Nghị quyết 27 mới thực hiện được 4 nội dung, còn 2 nội dung cơ bản chưa thể thực hiện được. Mình nói cải cách phải rất căn bản. Như hiện nay là nâng lương chứ có gì đâu”, ông Thắng nhìn nhận.

Giải thích vấn đề này tại thảo luận tổ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết khó khăn lớn nhất của cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đến ngay từ vấn đề cơ bản nhất, đó là thiết kế các bảng lương cũng như cơ cấu, sắp xếp lại 9 nhóm phụ cấp. “Vướng mắc rất nhiều”, bà Trà nói. Một khó khăn nữa đến từ xây dựng vị trí việc làm, dù triển khai từ 2012 nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Theo bà Trà, vừa qua, hệ thống chính trị “nước rút” để phê duyệt xong đề án vị trí việc làm, nhưng nhìn chung chưa đảm bảo chất lượng. Bộ Chính trị cũng chưa ban hành danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị, dẫn đến khó khăn khi xây dựng vị trí việc làm gắn với mô tả, khung năng lực.

Báo cáo thêm tại thảo luận tổ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết thực tiễn cho thấy, năm 2023 khi tăng lương cơ bản 20,8%, CPI tăng không đáng kể, không vượt quá ngưỡng mà QH hiện giờ vẫn đang khống chế 4 – 4,5%. Vì thế, Chính phủ đã lên các kịch bản chi tiết, có giải pháp để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa kiềm chế lạm phát, đảm bảo kinh tế vĩ mô. Chính phủ cũng giao cho Bộ Tài chính xây dựng kịch bản chủ động từ sớm, cố gắng kiềm chế lạm phát.

Tăng lương nhưng chưa cải cách tiền lương- Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thanh Hải nhận hoa chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Bà Nguyễn Thanh Hải được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ QUỐC HỘI

Chiều 25.6, với 449/450 ĐB tán thành, QH thông qua Nghị quyết về việc bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Bà Nguyễn Thanh Hải (54 tuổi), quê Hà Nội, trình độ lý luận chính trị cao cấp, trình độ chuyên môn PGS-TS vật lý. Bà Hải từng là Phó chủ nhiệm Văn phòng QH, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của QH (nay là Ủy ban Văn hóa – Giáo dục) rồi Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ QH, trước khi được điều động, phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên vào tháng 7.2021.

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm ĐBQH

Chiều 25.6, với 440/445 ĐB tham gia biểu quyết tán thành, QH đã thông qua Nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV đối với ông Đinh Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Trước đó, tại hội nghị bất thường ngày 21.6, T.Ư Đảng đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII. Ngày 19.6, Bộ Chính trị cũng đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020 – 2025, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV TP.Hà Nội và báo cáo T.Ư Đảng để ông Đinh Tiến Dũng thôi giữ các chức vụ theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tang-luong-nhung-chua-cai-cach-tien-luong-185240625232444951.htm

Cùng chủ đề

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ: Cần giải pháp khuyến khích, hỗ trợ người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Sáng 18-9, đoàn giám sát của HĐND TPHCM giám sát công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm trên địa bàn TP Thủ Đức giai đoạn 2020 – 2025. Dự buổi giám sát có các đồng chí: Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM; Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM; Đặng Quốc Toàn, Chánh Văn phòng UBND TPHCM. Bên cạnh đó, tình hình...

Trường 3 cấp học ở Đồng Nai nợ bảo hiểm hơn 3 tỉ đồng

Mặt khác, cán bộ quản lý và toàn bộ giáo viên cơ hữu của nhà trường không tham gia công tác bồi dưỡng đại trà các Mô đun Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, nhà trường không đảm bảo thực hiện đủ điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Từ những kết quả đánh giá trên đối với Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn (huyện Tân Phú), Giám đốc Sở Giáo dục và...

96% công nhân nhà máy Boeing ở Bờ Tây đình công

Theo ông Jon Holden, chủ tịch Hiệp hội thợ máy và công nhân hàng không vũ trụ quốc tế (IAM), 94,6% công nhân theo giờ đã bác thỏa thuận hợp đồng ban đầu và 96% bỏ phiếu ủng hộ đình công."Các thành viên của chúng tôi đã lên tiếng rất rõ ràng tối nay", ông Holden nói ngày 12-9. "Chúng tôi sẽ...

Loạt doanh nghiệp ở Đà Nẵng nợ đóng bảo hiểm số tiền lớn

Bảo hiểm Xã hội TP Đà Nẵng vừa công bố danh sách 334 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài, với số tiền lớn trên địa bàn thành phố. Danh sách này tính đến ngày 31/8. Trong đó, doanh nghiệp có số tiền nợ lớn nhất là Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng (KCN Hòa Khánh, phường Hòa...

Doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để tăng trưởng xanh

Để đảm bảo sản xuất, tăng trưởng xanh, các doanh nghiệp vẫn rất cần nguồn vốn xanh. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn trên từ nhiều nguyên nhân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thời trang trẻ em lấy cảm hứng từ những câu chuyện về trung thu

Những thiết kế thời trang lấy cảm hứng từ câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội, thỏ ngọc...

Bão số 4: ‘Rút kinh nghiệm từ thiệt hại đợt bão lũ năm 2020’

Đó là lời nhắc nhở của ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, với lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác phòng chống, ứng phó bão số 4 sắp đổ bộ.   Ngày 19.9, ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác phòng chống bão số 4 tại khu neo đậu tránh trú bão Bắc Cửa Việt, khu vực...

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hơn 160 người dân vùng sạt lở đất

Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều nơi trên địa bàn huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) xảy ra sạt lở đất, địa phương sơ tán khẩn cấp hơn 160 người dân.   Trưa nay 19.9, ông Trần Văn Mẫn, Phó chủ tịch UBND H.Nam Trà My (Quảng Nam), cho biết địa phương đã khẩn trương sơ tán dân ra khỏi các vùng nguy cơ thiên tai. Đến 22 giờ tối qua 18.9, các xã đã sơ tán khẩn cấp 51 hộ...

Bài đọc nhiều

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Tập đoàn của ông Donald Trump đề xuất đầu tư sân golf, tổ hợp vui chơi, giải trí tại Hưng Yên

Tập đoàn The Trump Organization thuộc sở hữu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bày tỏ mong muốn được đầu tư khách sạn, sân golf và tổ hợp vui chơi, giải trí tại Hưng Yên. Tập đoàn The Trump Organization của Mỹ muốn đầu tư tổ hợp sân golf, khách sạn và vui chơi giải trí tại Hưng Yên - Ảnh: TTXVN Ngày 16-9 vừa qua, đại diện Tập đoàn The Trump Organization (Mỹ) đã có buổi làm việc...

Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo

Chủ tịch IWEC, bà Lê Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị. ...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Cùng chuyên mục

Ngập cục bộ, sạt lở đường quanh đảo tại xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang

VOV.VN - Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, sau Phú Quốc, hôm nay một số nơi trên đảo An Sơn, huyện Kiên Hải đã bị ngập cục bộ và sạt lở đường, gây thiệt hại đến tài sản của người dân   Do thời tiết xấu, mưa lớn kèm dông, gió mạnh kéo dài nên các đoạn đường xung quanh...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á – Âu lần thứ IV

   Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Diễn đàn ...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình xuống hiện trường chỉ đạo phòng chống bão số 4

TPO - Với tinh thần chủ động ứng phó trước mọi tình huống, trong ngày 19/9, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã chia nhau xuống địa bàn xung yếu, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4. Ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Ông Trần Thắng đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác sơ...

Mưa lớn trên diện rộng, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị sạt lở

Lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang triển khai các giải pháp phòng, chống sạt lở đất ở các huyện miền núi nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân. Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 3 và bão số 4, nhiều ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa to trên diện rộng, khiến khu vực các huyện miền núi có nguy cơ bị sạt lở rất cao. Tỉnh Thanh Hóa đang...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào liên tiếp, đề phòng giông lốc

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (19-21/9), từ hình thái nắng gián đoạn sau chuyển mưa giông, cục bộ mưa to. Cụ thể, hôm nay (19/9), thủ đô Hà Nội có mây, không mưa, ngày nắng gián đoạn; từ đêm nay đến ngày 21/9, nhiều mây, có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có mưa to; trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét,...

Mới nhất

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình xuống hiện trường chỉ đạo phòng chống bão số 4

TPO - Với tinh thần chủ động ứng phó trước mọi tình huống, trong ngày 19/9, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã chia nhau xuống địa bàn xung yếu, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4. Ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số...

Mưa lớn trên diện rộng, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ bị sạt lở

Lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang triển khai các giải pháp phòng, chống sạt lở đất ở các huyện miền núi nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân. Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 3 và bão số 4, nhiều ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa to...

Mới nhất