Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTăng lương để cải thiện đời sống đội ngũ nhà giáo

Tăng lương để cải thiện đời sống đội ngũ nhà giáo

Lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo là câu chuyện đã được bàn lâu nay, đã được đưa vào Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI nhưng vẫn chưa thể đi vào thực tế đời sống. Làm sao để thu hút người giỏi vào sư phạm và nhà giáo thực sự sống được bằng nghề vẫn là nỗi trăn trở chưa có lời giải.

Thông tin giáo viên của Trường Tiểu học, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm (với 2 cơ sở tại TPHCM và 1 cơ sở tại Bình Dương) nhận mức lương bình quân hơn 30 triệu đồng/tháng khiến nhiều người quan tâm. Trong đó, giáo viên có mức lương cao nhất là 60,7 triệu/tháng và thấp nhất là 14 triệu/tháng. Ngôi trường này có hơn 400 giáo viên trong đó có 98,5% là giáo viên cơ hữu, giảng dạy cho gần 10.000 học sinh ở các cấp.

Ông Tưởng Nguyên Sự – Hiệu trưởng trường cho biết hằng năm, nhà trường tăng khoảng 10% đối với lương của giáo viên, trong khi học phí tăng từ 3-5%. Để giữ chân nhà giáo, ngoài mức lương cao hơn so với mặt bằng chung, trường cũng quan tâm xây dựng chính sách về môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. Trường cũng bố trí khu nhà ở cho nhân viên có nhu cầu. Các chính sách như hỗ trợ cho vay, nâng chuẩn lên tiến sĩ, thạc sĩ, hỗ trợ từ khoảng 50-100% tùy vào mục tiêu của từng người, thưởng lễ Tết, thi đua lao động để thu hút nhà giáo.

Mặc dù không thể so sánh giữa trường công và trường tư về mức lương nhà giáo nhưng rõ ràng, khi đón nhận thông tin trên, không ít nhà giáo công lập ngậm ngùi vì dù có tuổi nghề hàng chục năm với nhiều danh hiệu thi đua cố gắng hàng năm cũng chưa đạt được mức lương thấp nhất của một trường tư.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Thức (Đoàn Thanh Hóa) dẫn Báo cáo Tổng kết thi hành pháp luật về nhà giáo kèm theo Hồ sơ dự án luật cũng như ý kiến của cử tri, đánh giá của xã hội cho thấy: Mức lương, mức phụ cấp ưu đãi của nhà giáo (đặc biệt là giáo viên mầm non, phổ thông) hiện đang thấp hơn so với mức lương của cán bộ, công chức ngành khác và đặc biệt là viên chức khối đoàn thể trên cùng địa bàn. Lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo chưa tương xứng với hoạt động nghề nghiệp, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về an sinh xã hội, chưa đủ để đảm bảo mức sống, nhất là những giáo viên trẻ, mới vào nghề và sống ở khu vực đồng bằng, thành phố. “Áp lực về thu nhập là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm, địa phương thiếu nguồn tuyển dụng để bổ sung số giáo viên còn thiếu và chuẩn bị đội ngũ triển khai chương trình sách giáo khoa mới…”- ông Thức cho hay.

Dự thảo Luật Nhà giáo đang tiếp tục đề xuất “lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp” theo nội dung được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, và mới đây được nhắc lại trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thẳng thắn: “Khi đưa đề xuất về chính sách tiền lương vào dự thảo Luật Nhà giáo, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh lại, đây là việc cần thiết và cần tính toán. Ở góc độ nào đó cũng cần nhìn nhận, trong thời gian vừa rồi, dù chưa thực hiện được nhiều, song với hai đợt điều chỉnh mức lương cơ sở, đời sống của đội ngũ nhà giáo cũng đã được cải thiện một bước, đem lại cho nhà giáo nhiều sự động viên”.

Bộ trưởng cũng chỉ ra những khó khăn trong thời gian qua, dù đã có những thay đổi nhưng cơ bản chúng ta chưa thực hiện được nhiều về mặt chính sách tiền lương cho nhà giáo. Nhà giáo đang chiếm số lượng đông đảo, với trên 1 triệu người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Do đó, dù thực sự quan tâm, nhưng để hiện thực hóa sự quan tâm này, còn phải cân đối nguồn ngân sách nhà nước có thể chi trả. Đất nước ta đến nay cũng mới thoát nghèo chưa lâu, nhu cầu nguồn lực cho phát triển đất nước còn rất nhiều và người lao động nhìn chung còn nhiều khó khăn, không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo. Cho nên, tuy đã có một định hướng rất rõ ràng, nhưng để thực hiện được sẽ phải cần thêm những tính toán phù hợp về nguồn lực.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tang-luong-de-cai-thien-doi-song-doi-ngu-nha-giao-10295589.html

Cùng chủ đề

‘Nhà giáo cần không gian, môi trường làm việc chứ không chỉ tiền lương’

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để thu hút và phát triển đội ngũ nhà giáo, chính sách không phải chỉ tiền lương mà còn là điều kiện làm việc, không gian sáng tạo, môi trường văn hóa học đường… để họ có thể sống được bằng nghề, giữ được phẩm chất. Bộ GD-ĐT phối hợp với UNESCO tổ chức hội thảo “Khung chính sách và pháp lý đối với nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa - Kinh...

Thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo qua khung chính sách

Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.

Bổ sung tiêu chuẩn chính trị, tư tưởng nhà giáo: Tránh chồng chéo

Nếu bổ sung tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng vào dự thảo Luật Nhà giáo thì cần tính toán kỹ để tránh chồng chéo với các quy định liên quan khác... ...

Giáo viên: Nghề lãnh đạo trẻ em

Đôi khi chính các thầy cô giáo cũng không nghĩ mình chính là "nhà lãnh đạo" của các em học sinh, trong cả kỳ vọng của xã hội lẫn trong mắt của chính các em. Nếu ý thức được vai trò của "nhà lãnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp học

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa có dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn TPHCM từ năm học 2025-2026 (không bao gồm học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài). ...

Lãng phí từ những nhà máy nước sạch

Được đầu tư hàng chục tỷ đồng, vậy nhưng đến nay nhiều nhà máy nước sạch tại Nghệ An vẫn chưa thể hoạt động, gây lãng phí ngân sách. Thậm chí một số nhà máy có nguy cơ phải khai tử, khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ngày càng xa vời. ...

Một gia đình nhà báo có nhiều kỷ niệm với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp tục nhận được một số hiện vật, tư liệu có giá trị do các cá nhân trao tặng. Theo bà Bùi Thị Hoàn, Giám đốc...

Giữ nguồn sống cho bản làng

Đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) từ bao đời nay đã gắn bó và xem rừng là nguồn sống quý báu. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên của quốc gia, mà còn là giữ “hơi thở xanh” cho các thế hệ con cháu mai sau. ...

Chung tay dựng xây mái ấm cho người nghèo

Hưởng ứng phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, tỉnh Hà Giang đang tập trung các nguồn lực để xây dựng mái ấm cho người nghèo. Đến thời điểm này những mái ấm vững chãi đã được dựng lên giúp hàng trăm hộ nghèo chuẩn bị đón Tết đầm ấm. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Hơn 5000 học sinh, sinh viên tham gia “Ngày hội Toán học mở TP.HCM”

"Ngày hội Toán học mở TP.HCM" năm 2024 với chủ đề “Chơi cùng Toán học – Playing with Math” đã thu hút hơn 5.000 học sinh, sinh viên từ khắp các trường học trên địa bàn TP.HCM. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Cùng chuyên mục

Bố và con – đôi bạn đồng niên đặc biệt của trường Y

Clip bố học Đại học Y cùng con gái (Video: NVCC).Năm ngoái, cô con gái Thanh Bình (SN 2005) thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Thái Bình, chuyên ngành Y học dự phòng. Cùng năm đó, ông Thành (SN 1980), bố nữ sinh trúng tuyển ngành Y khoa theo hệ liên thông đại học.Gần hai năm qua, ông Thành và Bình trở thành người bạn chung khóa, cùng giúp đỡ, thậm chí cạnh tranh nhau trong...

Đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp học

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa có dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn TPHCM từ năm học 2025-2026 (không bao gồm học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài). ...

Chế độ phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trường học chưa thống nhất

Bộ GD-ĐT cho rằng hiện nay việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo còn chưa thống nhất giữa các địa phương do sự chồng chéo trong các văn bản quy định. ...

Ngành chức năng vào cuộc

TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc kiểm tra. TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc kiểm tra. Ngày 17/12, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết, sau phản ánh của Báo Tiền...

Phụ huynh “lách luật” đưa con ra nước ngoài lấy bằng tú tài bị từ chối nhận hồ sơ vào đại học ở Macau

Các trường ở Macau, đặc biệt ít phụ thuộc vào học phí từ sinh viên đại lục hơn so với Hong Kong, đã áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn bằng cách cấm không cho phép sinh viên không thi "gaokao" nộp đơn. ...

Mới nhất

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản...

Thông tin mới vụ nữ phụ xe buýt bị tông đến đa chấn thương

(NLĐO) - Lực lượng chức năng đã xác định được người tông. Còn nữ phụ xe buýt vẫn hôn mê chưa tỉnh. ...

Bố và con – đôi bạn đồng niên đặc biệt của trường Y

Clip bố học Đại học Y cùng con gái (Video: NVCC).Năm ngoái, cô con gái Thanh Bình (SN 2005) thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Thái Bình, chuyên ngành Y học dự phòng. Cùng năm đó, ông Thành (SN 1980), bố nữ sinh trúng tuyển ngành Y khoa theo hệ liên thông đại học.Gần hai năm...

Mới nhất