Trang chủNewsThời sựTăng lương cơ sở 30% lên 2,34 triệu đồng: Nửa mừng, nửa...

Tăng lương cơ sở 30% lên 2,34 triệu đồng: Nửa mừng, nửa lo


Cải cách tiền lương là một trong những vấn đề nóng được Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 7. Trong chương trình bổ sung, chiều 25/6, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 và thảo luận tại tổ về nội dung này.

Giải pháp trước mắt tốt nhất

Trao đổi bên hành lang Quốc hội về nội dung này, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, đợt điều chỉnh lương từ ngày 1/7 tới đây, là đợt điều chỉnh lớn nhất từ trước cho đến nay với mức lương cơ sở tăng 30% – là mức độ tăng nhiều nhất từ trước tới nay. Đối với người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước sẽ đón nhận tin này với tâm trạng “nửa mừng, nửa lo”.

Theo bà Nga, mừng bởi vì thu nhập từ lương đã được tăng lên đáng kể (tăng tới 30%). Nhưng lo là vì sợ vẫn tiếp diễn tình trạng như đã từng diễn ra từ trước tới nay hễ cứ tăng lương là giá cả lại tăng theo, khiến cho việc tăng lương gần như chỉ là tăng số tiền trong tài khoản chứ không phải là nâng cao mức sống của người lao động.

Do đó, bà Nga cho rằng bài toán đặt ra trong thời điểm hiện nay cũng khá nan giải đối với Chính phủ, đó là phải có những cải cách, chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, vi mô như thế nào để kiểm soát được giá cả.

Theo đại biểu, hiện tượng “té nước theo mưa”, lợi dụng việc tăng lương để tăng giá một cách không theo quy luật nào là hiện tượng có thật và cần phải có sự quản lý và chỉ đạo sâu sát từ cơ quan chức năng để làm sao tăng lương thực sự phải nhằm cải thiện đời sống của người lao động, để niềm vui tăng lương cho người lao động được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thêm trọn vẹn chứ không phải “nửa mừng nửa lo”.

Nữ đại biểu đoàn Hải Dương cũng cho rằng, chúng ta đã dự kiến cải cách tiền lương nhưng cuối cùng tại thời điểm hiện tại lại thực hiện tăng lương. Hai việc này có một điểm chung, đấy là khi cải cách tiền lương hay khi tăng lương thì lương của người lao động nói chung được điều chỉnh theo hướng tăng lên, nhưng có điểm khác nhau cơ bản là cách tính lương.

Đối thoại - Tăng lương cơ sở 30% lên 2,34 triệu đồng: Nửa mừng, nửa lo

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga.

Thí dụ như cải cách tiền lương đã bỏ cách tính lương truyền thống theo mức lương cơ sở, theo ngạch bậc, theo thâm niên công tác và theo các loại phụ cấp và thay vào đó sẽ tính lương theo vị trí việc làm của người lao động.

Với cải cách tiền lương có rất nhiều ưu việt, đặc biệt là bảo đảm sự công bằng, khoa học hơn trong cách tính lương, như người lao động hiện nay thì cùng một vị trí việc làm, cùng một trình độ, nhưng nếu khác về thâm niên công tác thì mức lương của người lao động dù rằng phải đảm nhiệm cùng một công việc đấy, thì mức lương lại vô cùng khác nhau, thậm chí chênh nhau gấp mấy lần.

Thí dụ, với một sinh viên mới ra trường cũng rất có năng lực để tự đảm nhận những công việc đó so với một người đã làm công việc đó rất nhiều năm thì hai mức lương lại chênh nhau rất nhiều, dẫn đến chưa bảo đảm công bằng.

“Nếu như chúng ta cải cách được thì sẽ có được một cách tính tiền lương rất khoa học, hiện đại, công bằng và cũng tiệm cận với cách tính lương của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới”, đại biểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để thay đổi được cách tính tiền lương với sự thay đổi thực sự triệt để thì phải có nhiều điều kiện đi kèm.

“Khi chúng ta chuyển từ cái cũ sang cái mới thì phải có rất nhiều điều kiện để chuẩn bị, trong đó trước tiên phải có điều kiện về nguồn lực”, bà Nga nêu.

Theo đó, về nguồn lực, trước tiên chúng ta cũng đã có được một khoản ngân sách nhất định, tiết kiệm trong một số năm để thực hiện nguồn cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cải cách tiền lương không phải chỉ dùng nguồn lực tiết kiệm, bởi đây là bài toán dài hơi. Do đó, bên cạnh việc tiết kiệm, vẫn cần nhiều giải pháp khác để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, để chỉ số GDP bình quân hằng năm tăng cao hơn chứ không chỉ đơn thuần là việc chúng ta để dành được “bao nhiêu tiền” để thực hiện cải cách tiền lương.

Ngoài ra, cần phải sửa đổi về mặt thể chế, bởi hiện nay với cách tính lương truyền thống liên quan đến rất nhiều các quy định pháp luật khác nhau. Thí dụ như Luật Bảo hiểm xã hội chúng ta vừa xem xét sửa đổi thì căn cứ cho người lao động đóng bảo hiểm là mức lương cơ sở. Bây giờ chúng ta sửa đổi cách tính lương thì đương nhiên sẽ phải sửa đổi. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát để sửa đổi các quy định pháp luật khác liên quan đến thi đua, khen thưởng…

Đối thoại - Tăng lương cơ sở 30% lên 2,34 triệu đồng: Nửa mừng, nửa lo (Hình 2).

Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7,tính đến hết năm 2023, Chính phủ đã dành được khoảng 680.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.

Bên cạnh việc sửa đổi, bà Nga cho rằng còn phải xây dựng được vị trí việc làm, mô tả từng vị trí việc làm đối với tất cả các ngành nghề hưởng lương từ ngân sách. “Đây là công việc khó nhất, lâu dài nhất và đến thời điểm hiện tại chúng ta chưa làm xong. Mặc dù trong những năm qua rất nỗ lực nhưng đây là việc mà cần rất nhiều thời gian và công sức”, đại biểu cho biết.

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác khiến cho việc cải cách tiền lương tính đến thời điểm này nếu thực hiện ngay vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính bởi vậy, Chính phủ quyết định trước mắt chưa thực hiện được toàn bộ các nội dung cải cách tiền lương và chỉ thực hiện một số nội dung, trong đó có nội dung tăng lương cơ sở.

“Việc tăng lương 30% đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Đó là người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước rất mong chờ mức lương về cơ bản sẽ đáp ứng được yêu cầu cuộc sống của họ. Tôi nghĩ rằng đây là giải pháp trước mắt tốt nhất”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng theo nữ đại biểu bên cạnh giải pháp trước mắt này, Chính phủ vẫn cần tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện cải cách tiền lương vào thời điểm thích hợp sau này.

“Tôi vẫn nhấn mạnh là để có một nguồn lực thực sự vững chắc để cải cách tiền lương thì những giải pháp đưa ra về tăng năng suất lao động, tinh giản, tinh gọn bộ máy và nâng cao GDP là điều rất quan trọng. Bởi vì có như thế chúng ta mới có một nguồn lực thực sự vững chắc để thực hiện cải cách tiền lương. Còn nếu như chúng ta không áp dụng đồng bộ các giải pháp khác thì cũng rất khó khăn trong việc tính toán các nguồn lực để cải cách tiền lương”, đại biểu Nga nói.

Để tăng lương thực sự ý nghĩa

ĐBQH Trần Đình Gia (đoàn Hà Tĩnh) đánh giá, đây là lần tăng lương cao nhất từ trước đến nay, là thông tin cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước rất phấn khởi.

Bên cạnh sự phấn khởi thì tâm trạng còn lo lắng làm sao để chính sách nâng lương lần này đem lại giá trị thực sự cho người có thu nhập từ lương cũng như người dân không có lương.

Theo ông Gia, nếu tăng lương mà vẫn giữ lạm phát ổn định, giá cả các mặt hàng không tăng đó là điều rất tốt. Nhưng nếu tăng lương mà giá cả cũng tăng thì không đem lại lợi ích gì cho người có thu nhập từ lương, trái lại càng gây khó khăn cho những đối tượng không có lương.

“Do đó, bên cạnh tăng lương thì Chính phủ cần thực hiện thật tốt các biện pháp để kiểm soát lạm phát, bảo đảm giá cả các mặt hàng không tăng. Đó mới là ý nghĩa của việc tăng lương lần này”, ông Gia nói.

Đối thoại - Tăng lương cơ sở 30% lên 2,34 triệu đồng: Nửa mừng, nửa lo (Hình 3).

ĐBQH Trần Đình Gia.

Theo đại biểu, lần thực hiện tăng lương cơ sở này đã cho thấy cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương vẫn chưa thực hiện được. Đây là một nhiệm vụ Chính phủ cần phải tiếp tục thực hiện tốt.

“Tức theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương, đúng ra lần này chúng ta phải cải cách thang bảng lương, cách tính lương chứ không phải chỉ đơn thuần tăng lương”, ông Gia chia sẻ và cho rằng cải cách chính sách tiền lương là một vấn đề hết sức khó và xây dựng hệ thống vị trí việc làm, thang bảng lương theo vị trí việc làm, các ưu đãi nghề… vẫn là vấn đề phức tạp.

Do đó, đại biểu cho rằng tăng lương cũng chỉ là một giải pháp trước mắt, còn về lâu dài cần phải thực hiện triệt để Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách tiền lương.

Theo đại biểu Gia, thực hiện nâng lương theo hệ số như hiện nay trước mắt giải quyết được vấn đề cấp thiết của cán bộ, công chức, người lao động có thu nhập từ lương. Vấn đề tiếp theo là làm sao để việc tăng lương có ý nghĩa.

“Nếu như tăng lương mà để tăng giá thì rất khó khăn cho những người không có thu nhập từ lương, còn người được tăng lương mà giá cũng tăng thì cũng không có ý nghĩa gì, tức chưa thực hiện tăng lương mà giá đã tăng rồi”, đại biểu Gia nói.

Do đó, đại biểu cho rằng tăng lương đồng thời kiềm được giá là điều rất tốt, bởi người được tăng lương cũng có lợi và người có thu nhập thấp không có lương, người lao động tự do, nông dân cũng sẽ đỡ vất vả hơn.

“Nếu như tăng lương, giá cả cũng tăng thì đối tượng thiệt thòi nhất chính là người nông dân, những người không có lương”, đại biểu nêu quan điểm.

Đối thoại - Tăng lương cơ sở 30% lên 2,34 triệu đồng: Nửa mừng, nửa lo (Hình 4).

ĐBQH Nguyễn Chu Hồi.

ĐBQH Nguyễn Chu Hồi (đoàn Hải Phòng) cho rằng việc cải cách tiền lương là hy vọng và chắc chắn việc cải cách tiền lương vào 1/7 kịp thời thì đại biểu vẫn tiếp tục hy vọng.

“Bởi vì, với mặt bằng lương so với sự phát triển gần đây của nền kinh tế cũng như mặt bằng phát triển của khu vực và quốc tế chúng ta vẫn cần phải phấn đấu”, ông Hồi nêu.

Đại biểu lưu ý, làm sao điều chỉnh lương đi với giá. Không chỉ là chuyện tăng lương, cải tiến tiền lương mà phải nghĩ đến chuyện điều chỉnh cân bằng giữa lương và giá. Đây là điều quan trọng Quốc hội cần phải bàn.

Ông Hồi cho rằng việc cải cách tiền lương cũng làm sao phải căn cơ, không phải chỉ chạy theo kịp 1/7 mà đây là nền tảng cải cách tiền lương về mặt lâu dài, theo đúng lộ trình. “Lương là một trong những công cụ để kích thích sản xuất, một trong những phương thức để ổn định sinh kế của người lao động. Vì thế, đây là vấn đề rất quan trọng”, ông Hồi nói.

Hoàng Bích – Thu Huyền





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tang-luong-co-so-30-len-234-trieu-dong-nua-mung-nua-lo-a669890.html

Cùng chủ đề

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận. Việt Tân cố tình xuyên tạc các chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo và hợp tác quốc tế trong việc cung cấp điện. Hai luận điệu chính của tổ chức khủng bố...

Khoáng sản tầm chiến lược đang bị ‘đánh đồng’

TPO - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị lập danh mục riêng đối với loại khoáng sản chiến lược để quản lý nhằm đảm bảo an ninh, chủ quyền của đất nước. Trong khi đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT xây dựng chính sách riêng, đặc thù và chiến lược để quản lý các khoáng sản này. TPO - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng...

Nâng cao kỹ năng cho hơn 150 công chức lãnh đạo làm công tác nông thôn mới của 57 tỉnh, thành phố

Ngày 4/11, tại TP.Huế, Bộ Nội vụ tổ chức lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cho công chức cấp sở, ngành làm công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. ...

Công chức mới tuyển dụng dù xuất sắc thì lương cũng chỉ đủ tiêu tằn tiện

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho biết, công chức mới tuyển dụng dù xuất sắc đến đâu thì mức lương vẫn không đủ thuê nhà ở các thành phố lớn. Đây là một trong những nguyên nhân khó thu hút nhân tài. ...

Hội nghị giao ban công tác tháng 10 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2024

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 02/11/2024, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng 10 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2024. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị. Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất. Vàng không còn động lực tăng giá Sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc với chiến thắng dành cho ông Donald Trump, thị trường tài chính tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng và các...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Sáng 10/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với người dân làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai).Tối 9/11, tại Khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh), nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya...

Xây dựng khu dân cư Mỹ Lại phát triển văn minh, hiện đại

Ngày 10/11, ông Võ Thanh An, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư (KDC) Mỹ Lại, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi. ...

Chuỗi 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, khả năng xuất hiện tiếp bão số 9

Hoàn lưu bão số 7 Yinxing gây mưa lớn cục bộ từ Thừa Thiên Huế - Bình Định. Dự báo, khoảng 24-48 giờ tới, bão Toraji đi vào Biển Đông thành bão số 8 và không loại trừ khả năng xuất hiện tiếp bão số 9. Chiều nay (10/11), ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, Thái Bình Dương đang có 3 cơn bão hoạt...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng Lê Văn Trung, thay mặt lãnh đạo thành phố, đã dự, chung vui, chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại huyện Hòa Vang và quận Sơn Trà. ...

Mới nhất

Sân khấu hóa hội thi vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới

(Dân trí) - Sáng 10/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội thi "Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới". Ngày 10/11, hội thi "Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới" đã diễn...

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Bữa tiệc" đa màu sắc

Hơn 100 hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội, hơn 1.000 tác phẩm sáng tạo... làm nên một "bữa tiệc" nhiều màu sắc cho Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ Sáng tạo."Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 với nhiều trải nghiệm di sản độc đáo Lễ hội Thiết kế...

Hải Phòng vinh danh 139 học sinh, sinh viên tiêu biểu năm 2024

Dự lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành trung ương,...

Nữ sinh duy nhất trong thôn được học đại học chia sẻ về hành trình “hoàn thiện bản thân”

Xuất thân từ một gia đình làm nông ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - nơi hầu...

Petrovietnam tiếp tục trong Top đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Petrovietnam tiếp tục trong Top đầu các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 | 10/11/2024 ...

Mới nhất