Trang chủChính trịNgoại giaoTầng lớp trung và thượng lưu bùng nổ mạnh mẽ, Ấn Độ...

Tầng lớp trung và thượng lưu bùng nổ mạnh mẽ, Ấn Độ sẽ vươn lên thành thị trường tiêu dùng số 3 thế giới vào năm 2027


Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng tại Ấn Độ được kỳ vọng “vượt mặt” một số nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á như Indonesia, Philippines và Thái Lan trong thời gian tới.

Tầng lớp trung và thượng lưu bùng nổ mạnh mẽ, Ấn Độ sẽ vươn lên thành thị trường tiêu dùng số 3 thế giới vào năm 2027
Ấn Độ sở hữu tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng lớn. (Nguồn: Getty)

Ấn Độ sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ ba thế giới với năm 2027 nhờ sự bùng nổ mạnh mẽ của tầng lớp trung và thượng lưu, theo kết quả báo cáo gần đây của công ty nghiên cứu BMI.

Hiện tại, quốc gia Nam Á này đang đứng ở vị trí số 5 sau Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Tuy nhiên, công ty thuộc quyền kiểm soát của Fitch Solutions dự báo chi tiêu, tiêu dùng của người dân nước này sẽ tăng 29% trong vòng hai năm tới, giúp quốc gia đông dân nhất thế giới tiến thêm hai bậc trên bảng xếp hạng nói trên.

Để có được điều này, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng tại Ấn Độ được kỳ vọng “vượt mặt” một số nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á như Indonesia, Philippines và Thái Lan.

BMI ước tính chi tiêu hộ gia đình tại Ấn Độ sẽ sớm vượt ngưỡng 3.000 tỷ USD khi thu nhập khả dụng của họ ghi nhận mức tăng hàng năm lên tới 14,6% cho tới năm 2027. Tới thời điểm đó, khoảng 25,8% hộ gia đình trên toàn quốc đạt mức thu nhập khả dụng hàng năm ít nhất 10.000 USD.

“Phần lớn những hộ gia đình đó tập trung tại các trung tâm kinh tế như New Delhi, Mumbai và Bengaluru. Điều này tạo thuận lợi cho các nhà bán lẻ trong quá trình xây dựng chiến lược thị trường trọng điểm”, theo nội dung báo cáo.

Lực lượng dân số trẻ cũng góp phần thúc đẩy tiêu dùng tại nền kinh tế số 3 châu Á. Khoảng 33% dân số nước này nằm trong độ tuổi từ 20 tới 33, và theo BMI, nhóm hàng điện tử sẽ là “cục nam châm” hút tiền từ nhóm dân cư này.

BMI dự báo chi tiêu cho truyền thông sẽ tăng trưởng bình quân 11,1%/năm lên 76,2 tỷ USD vào năm 2027 do nhóm người trẻ tại khu vực thành thị, với khả năng tiếp cận công nghệ nhanh và thu nhập dồi dào, sẽ đẩy mạnh chi tiêu đối với các sản phẩm phục vụ mục đích giải trí, điển hình là đồ điện tử.

Tốc độ đô thị hóa nhanh của Ấn Độ cũng góp phần vào thành quả trên khi các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng thông qua một mạng lưới bán hàng rộng khắp.

Trong tháng 4/2023, Apple khai trương 2 cửa hàng tại Delhi và Mumbai. “Đối thủ” Samsung cũng tiết lộ kế hoạch mở 15 cửa hàng trải nghiệm cao cấp trên toàn Ấn Độ vào cuối năm nay, nằm tại các đô thị lớn như Delhi, Mumbai và Chennai.

BMI tiết lộ các nhà đầu tư toàn cầu như Blackstone Group và APG Asset Management đã “đổ” tiền vào một số doanh nghiệp sở hữu nhiều chuỗi trung tâm thương mại nhằm đón đầu xu hướng tăng trưởng tiêu dùng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng...

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng

Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng, cần tiếp tục gỡ những điểm nghẽn về đầu tư, nhân lực để nền kinh tế có thể tăng tốc. Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng,...

Nhật Bản liệu có còn là thị trường hấp dẫn với người Viêt?

Nhật Bản, quốc gia tiên tiến với nền kinh tế mạnh mẽ và nhu cầu nhân lực lớn, từ lâu đã thu hút nguồn lao động Việt Nam. Tuy nhiên, sau những biến động của thị trường kinh...

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế. 10 tháng năm 2024, xuất siêu 23,3 tỷ USD Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực nhờ sự tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.

Thảo luận thách thức xã hội của công nghệ và trí tuệ nhân tạo cùng chuyên gia Pháp

Viện Pháp tại Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hội nghị và bàn tròn về chủ đề trí tuệ nhân tạo và công nghệ từ 11-15/11 cùng bà Asma Mhalla - nhà nghiên cứu, chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực quản lý công nghệ số và đạo đức trong đổi mới sáng tạo.

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Cùng chuyên mục

Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực nhờ sự tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước.

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty tư nhân đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện địa nhiệt và đặt mục tiêu thương mại hóa các nhà máy điện địa nhiệt cho đến năm 2030.

Dao động trong biên độ hẹp

Giá xăng dầu hôm nay 11/10, giá dầu đã có một tuần dao động trong biên độ hẹp bất chấp những thông tin đầy biến động khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ và cơn bão Rafael đổ bộ vào Vịnh Mexico.

Kinh tế tuần hoàn – con đường phát triển bền vững

Dân số ngày càng tăng, sự giàu có gia tăng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhưng không được hỗ trợ bởi các hệ thống quản lý rác thải phù hợp đã và đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu.

Mới nhất

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Đoạn tuyến cao tốc Thái Bình - Nam Định nằm trong tuyến cao tốc Hải Phòng - Ninh Bình dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025. ...

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Việt Nam – Indonesia, chung kết futsal Đông Nam Á: Thẳng tiến đến ngôi vương

Hành trình đáng nhớ của đội tuyển futsal Việt NamĐội tuyển futsal Việt Nam chỉ còn cách chức vô địch Đông Nam Á đầu tiên trong lịch sử đúng 1 trận đấu nữa, đó là màn so tài...

Khu dân cư Thái Sơn phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 10/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư (KDC) Thái Sơn, xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn. ...

Chiêm ngưỡng không gian kiến trúc độc đáo của Bắc Bộ Phủ

(CLO) Tòa nhà Bắc Bộ Phủ trước đây là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, ghi dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên tại...

Mới nhất