Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTăng học phí khi tự chủ đại học cần tính toán cẩn...

Tăng học phí khi tự chủ đại học cần tính toán cẩn trọng


Tự chủ đại học là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Một trong những khó khăn lớn nhất của các trường khi tự chủ là giải quyết bài toán nguồn thu nhưng vẫn giữ chân được người học. Trong bối cảnh tự chủ đại học, các chính sách về hỗ trợ vốn vay  cũng cần điều chỉnh để hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên.

Tự chủ đại học: Nhiều trường buộc phải tăng học phí để bù đắp chi phí

PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên phân hiệu Lào Cai cho rằng, tự chủ đại học là một trong những khó khăn lớn của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Việc hiểu về tự chủ đại học chưa thực sự đầy đủ, mỗi đơn vị có một cách triển khai khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện đã “cố nắn” việc tự chủ thành những điều không thực tế.

Theo PGS.TS Hoàng Văn Hùng, nếu như trước đây hoạt động của các trường đại học chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, thì khi chuyển sang tự chủ, ngân sách bị cắt giảm lại thêm việc các trường gặp lúng túng trong tuyển sinh, các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ ở địa phương kém sẽ tác động trực tiếp vào nguồn thu hàng năm.

Bên cạnh đó, khi tự chủ đại học, các trường cũng vướng phải những khó khăn liên quan đến các quy định khác của pháp luật như việc thuê đất, cơ sở vật chất, tài sản của nhà nước. Cũng bởi những khó khăn này, nhiều đơn vị sau khi xin tự chủ một vài năm đã xin rút không tự chủ tài chính nữa.

“Hiện nay, đầu tư từ ngân sách nhà nước vẫn là nguồn thu chính của các cơ sở giáo dục đại học, thứ 2 là nguồn thu học phí từ sinh viên. Còn lại các nguồn thu khác trong quá trình hoạt động đều rất thấp. Do đó, khi cắt giảm mức ngân sách, lại cộng thêm việc tuyển sinh tại nhiều trường không ổn định hàng năm, chưa đồng đều giữa các ngành dẫn đến khó khăn trong vấn đề tự chủ”, PGS.TS Hoàng Văn Hùng nói.

TS Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Đại học – ĐH Giao thông Vận tải cho rằng, với xu hướng tự chủ đại học, nhà nước sẽ cắt phần ngân sách chi tường xuyên cho các trường, do đó, nhiều trường đại học buộc phải tăng học phí để bù đắp chi phí. Điều này trước mắt sẽ gây khó khăn cho sinh viên, nhưng về lâu dài khi học phí đủ bù đắp, phần ngân sách này sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ giảng viên, năng lực các phòng thí nghiệm. Việc tự chủ đại học do đó cũng sẽ giúp xã hội được hưởng lợi nhiều hơn khi có thế hệ nguồn nhân lực chất lượng.

“Với Trường ĐH Giao thông vận tải, hiện nay chưa tự chủ, nên mức học phí khá hấp dẫn với thí sinh. Từ năm 2025, trường chuyển sang giai đoạn tự chủ. Tuy nhiên, trường cũng sẽ có những đánh giá để đưa ra các giải pháp đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, tăng học phí là một giải pháp nhưng không phải giải pháp đầu tiên.

Chúng tôi đang đánh giá tính toán nhiều nguồn lực khác, cũng như tính đến khả năng chi trả của sinh viên khi đa phần sinh viên của trường thuộc khu vực nông thôn. Trường ĐH Giao thông vận tải sẽ rất thận trọng trong vấn đề học phí”, TS Phạm Thanh Hà Nói.

Trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Giao thông vận tải cũng cho rằng, việc tăng học phí đại học trong quá trình tự chủ cũng cần có lộ trình, tính toán cẩn thận, không thể có việc năm nay học phí 10 triệu, năm sau đã tăng lên 40 triệu. Các trường cần tính toán thận trọng vấn đề học phí, nếu tăng quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của thí sinh, nhìn chung không có lợi cho các trường.

Học phí tăng, mức hỗ trợ vốn vay sinh viên thấp

Trong bối cảnh học phí đại học tăng mạnh thời gian qua, nhiều sinh viên phản ánh đã tìm đến các nguồn tín dụng vốn vay sinh viên, song mức vay lại chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học tập và sinh hoạt ở thành phố.

PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho rằng, chính sách về vốn tín dụng cho vay ưu đãi với sinh viên đã được triển khai ở nhiều nước. Tại Việt Nam, sau 17 năm triển khai, chính sách cũng tạo ra những chuyển biến tích cực trong sinh viên. Để các em tiếp cận tốt nguồn vốn này trong quá trình học tập, đặc biệt là sinh viên vùng khó khăn, cần khắc phục một số vấn đề tồn tại trong thực tế như nguồn vốn cho vay ít, ngân hàng đưa ra quá nhiều cơ chế, điều kiện ràng buộc khiến sinh viên khó tiếp cận nguồn vốn vay, nhất là những em ở khu vực miền núi.

Bên cạnh đó, khi triển khai cũng chưa có sự phối hợp, cam kết chặt chẽ giữa ngân hàng, nhà trường và địa phương để khi có rủi ro có thể giải quyết vấn đề nợ và thu hồi nợ dễ dàng.

Còn theo TS Trần Khắc Thạc, Trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Thủy lợi, mức cho vay theo các quỹ tín dụng hỗ trợ sinh viên hiện nay vẫn còn ở mức khá khiêm tốn. Mức hỗ trợ đưa ra dựa theo quy định về học phí, song trên thực tế sinh viên còn cần trang trải một khoản lớn hơn đến từ chi phí sinh hoạt hàng tháng. Cũng vì mức hỗ trợ khiêm tốn, nên nhiều sinh viên không có nhu cầu tiếp cận vốn vay. Chỉ khi nào mức vốn vay được nâng cao, đảm bảo được cả chi phí sinh hoạt và học phí, khi đó mới thực sự hấp dẫn với sinh viên.

“Vấn đề nằm ở chính sách còn nhiều vướng mắc, không phải sinh viên không có nhu cầu. Nhiều em muốn vay vốn, nhưng thủ tục để hưởng hỗ trợ phức tạp, mức cho vay thấp nên các em thường tìm những giải pháp khác”, TS Trần Khắc Thạc nói.





Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/tang-hoc-phi-khi-tu-chu-dai-hoc-can-tinh-toan-than-trong-post1122062.vov

Cùng chủ đề

Ngành Ngôn ngữ Anh ở TPHCM, điểm chuẩn phổ biến 24

Năm 2024, xét theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia TPHCM lấy điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh là 26,27 điểm ở chương trình chuẩn (cao hơn năm 2023 lấy 26,05 điểm) và 25,68 điểm ở chương trình chuẩn quốc tế.Năm học 2024 - 2025, học phí chương trình chuẩn ngành này là 29,04 triệu đồng/năm và chương trình chất...

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

Ngành Kỹ thuật phần mềm ở TPHCM, có trường lấy hơn 26 điểm

Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TPHCM, ngành Kỹ thuật phần mềm xét theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT có điểm chuẩn là 26,85 điểm; ngành này năm 2023 lấy 26,9 điểm.Năm 2024 - 2025, học phí ngành này tại trường là khoảng 32,8 triệu đồng/năm đối với chương trình chuẩn.Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm năm 2024 tại Đại học Kinh tế TPHCM là 25,43...

Các khoản phí bủa vây tân sinh viên, ‘con đi học cả nhà phải nhịn miệng’

Mùa tuyển sinh năm nay, em Đỗ Bảo Long (18 tuổi, Đắk Lắk) trở thành tân sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, thông báo trúng tuyển đi kèm số tiền cần phải đóng trước ngày nhập học, nam sinh và gia đình chuyển sang trạng thái lo âu.Theo yêu cầu của trường, trước khi đến nộp hồ sơ nhập học trực tiếp, tân sinh viên phải tạm đóng...

Điểm chuẩn ngành Trí tuệ nhân tạo, có trường lấy hơn 28 điểm

Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TPHCM), ngành Trí tuệ nhân tạo lấy điểm chuẩn cao nhất với 28,3 điểm (cao hơn năm 2023 lấy 27,8 điểm). Tương đương, thí sinh cần đạt mỗi môn khoảng 9,5 điểm mới trúng tuyển.Năm 2024 - 2025, học phí ngành Trí tuệ nhân tạo tại trường là khoảng 32,8 triệu đồng/năm đối với chương trình chuẩn.Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quan hệ hợp tác hữu nghị đậm sâu giữa hai Thủ đô Hà Nội – Vientiane

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào, chiều nay (17/09), Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã cuộc tiếp xúc và làm việc với Bí thư Thành ủy Vientiane Anouphap Tounalom và Đô trưởng Thủ đô Vientiane Athsaphangthong Siphandone.   Tại buổi tiếp xúc và làm việc, hai bên đã đánh giá lại kết quả hợp tác giữa hai địa phương trong thời gian qua trên cơ sở thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa...

Mặt trận Tổ quốc sẽ lập đoàn giám sát phân bổ tiền ủng hộ các địa phương

VOV.VN - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) Hoàng Công Thủy cho biết, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, đảm bảo công khai minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật.   Tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch...

Người Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đón Tết Trung thu

VOV.VN - Cùng hòa chung không khí lễ hội Tết Trung thu của cả nước, đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng tổ chức đón Trung thu một cách ấm áp, ý nghĩa, như một dịp để giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Vào tối hôm qua (15/9), Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức sự kiện Tết Trung thu cho...

Phát triển bóng đá Việt Nam toàn diện cần sự chung tay của cả hệ thống

VOV.VN - Thể thao nói chung, bóng đá nói riêng là một phần rất quan trọng của văn hóa xã hội và kinh tế quốc gia giúp đóng góp vào sức khỏe thể chất và tinh thần, mang lại niềm vui và kết nối cộng đồng, tăng năng suất quốc gia và thúc đẩy kinh tế quốc gia.   Bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất tại Việt Nam, vì vậy mỗi khi đội tuyển Việt Nam ra...

Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên

Tận hưởng không gian sống đẳng cấp, yên bình Là một trong những phân khu cuối tại Vinhomes Smart City, The Victoria nằm ở vị trí tách biệt với các dự án khác ngay trong đại đô thị và khu dân cư cao tầng xung quanh. Sở hữu 3 tòa tháp với khoảng hơn 1800 căn hộ, mật độ dân cư nội tại của The Victoria được đánh giá ở ngưỡng thấp, đủ để cho cư dân cảm nhận...

Bài đọc nhiều

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số phụ huynh phản đối cho rằng ti vi là tài sản chung của nhà trường, vậy tại sao phụ huynh...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Cùng chuyên mục

Nhiều trường đại học chuyển sang hình thức học trực tuyến do ảnh hưởng của mưa lũ

Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tổ chức giảng dạy online từ chiều ngày 10/9. Nhà trường cho biết, căn cứ vào Công văn của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 và căn cứ diễn biến phức tạp của thời tiết, tất cả các lớp học phần sẽ tổ chức giảng...

Bạo lực học đường – đầu năm đã “nóng”

Trên mạng xã hội những ngày qua lan truyền video ghi lại cảnh hai học sinh Trường THCS-THPT Hoàng Diệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đánh nhau trong lớp học. Cụ thể, vào giờ nghỉ giữa tiết,...

Xúc động thầy giáo nhận nuôi tất cả trẻ thoát nạn vụ lũ quét Làng Nủ đến năm 18 tuổi

Thầy Nguyễn Xuân Khang mong muốn nhận nuôi tất cả trẻ Làng Nủ thoát nạn trong vụ lũ quét vừa qua, phần nào bù đắp, giúp các em tiếp tục được học hành.

Mới nhất

Miền Trung mưa trắng trời, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở

  Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hàng loạt địa phương ở miền Trung xảy ra mưa lớn và kéo dài. Sáng 18/9, Đài khí tượng thủy văn Quảng Nam phát thông báo về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) khẩn cấp. Theo đó, hồi 4h cùng ngày, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ...

Petrovietnam chung tay hỗ trợ tỉnh Hà Giang khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn công tác Petrovietnam đến Hà Giang do đồng chí Nguyễn Mạnh Kha - Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) làm trưởng đoàn; cùng sự tham gia của đồng chí Nguyễn Lan Hương - Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng...

Petrolimex tri ân khách hàng với chương trình “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ”

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2024 – Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) triển khai chương trình “Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ” từ ngày 22/9/2024 để tri ân đến quý khách hàng đã đồng hành và tin tưởng lựa chọn sản phẩm,...

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào...

Tình hình DA ô tô đầu tiên của Quảng Ninh, đầu tư bởi Tập đoàn từng đưa Ninh Bình thành trung tâm công nghiệp...

Nhà máy dự kiến sẽ chính thức sản xuất những lô ô tô đầu tiên vào cuối năm 2024, cung cấp ra thị trường trong năm 2025. Theo thông tin trên Báo Quảng Ninh, sau 2 năm xây dựng, Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng (thuộc TC Group) đang tập trung hoàn thiện các hạng mục cuối...

Mới nhất