Hiện nay, tại một số trại tôm thực hiện quy trình nuôi siêu thâm canh (STC) trên địa bàn tỉnh, việc bổ sung dinh dưỡng giúp tôm khoẻ, có màu sắc tươi, đẹp, được người nuôi chú trọng.
Mô hình nuôi tôm STC mang lại hiệu quả bền vững cho nhiều nông hộ tại huyện Phú Tân. |
Chất Astaxanthin được xem là chất màu chính có trong vỏ tôm, giúp con tôm sau khi chế biến có màu sắc hấp dẫn. Thông thường, tôm nuôi không kiếm được các nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng mà phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng từ thức ăn viên. Do đó, tôm nuôi thường có màu sắc nhạt hơn so với tôm tự nhiên, vì thiếu các chất tạo màu, chống ô xy hoá trong khẩu phần ăn. Thiếu hụt Astaxanthin trong thức ăn có thể dẫn đến mất cân bằng trong sức khoẻ sinh sản, màu sắc nhợt nhạt và giảm khả năng chống chọi bệnh tật.
Các dưỡng chất sau khi được pha loãng sẽ cho vào máy trộn cùng thức ăn cho tôm.
Bằng việc áp dụng công nghệ mới, nâng tầm giá trị con tôm, một số trại nuôi tôm STC trên địa bàn huyện Phú Tân đã đưa các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và tạo màu cho tôm, giúp vỏ tôm chắc khoẻ và có màu sắc đẹp.
Bằng hình thức nuôi STC, tôm sau khi thu hoạch đạt kích cỡ từ 25-30 con/kg. |
Astaxathin được tạo ra bởi tảo biển và vi khuẩn, chuyển qua chuỗi thức ăn tích tụ trong vỏ của tôm. Ðây cũng chính là hợp chất tạo nên màu đỏ của cá hồi, được xem như một loại vitamin tự nhiên, an toàn, bột có màu đỏ sẫm được các trại nuôi tôm sử dụng rộng rãi, nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng tạo màu cho tôm.
Nhờ sử dụng phương pháp này, tôm có thể tăng từ 1-5 điểm màu tuỳ vào liều lượng và thời gian cho ăn. Bổ sung Astaxanthin trong thức ăn còn giúp tôm khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng và chống ô xy hoá, tôm với màu cam đỏ có giá trị cao hơn trên thị trường.
Màu sắc của tôm cũng là tiêu chí để quyết định giá trị con tôm thương phẩm trên thị trường. |
Hữu Nghĩa thực hiện