Theo thông tin Tổng cục Thống kê công bố, giá thực phẩm tăng, giá điện tăng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 6 tăng 0,27% so với tháng trước.
Trong mức tăng 0,27% của CPI tháng 6 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (0,57%); nhóm ăn hóa, giải trí và du lịch (0,34%); thiết bị và đồ dùng gia đình (0,19%); giao thông (0,16%); nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (0,07%)…
CPI bình quân quý 2 năm nay tăng 2,41% so với cùng kỳ tháng trước. Trong đó, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,03%; giáo dục tăng 5,81%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,51%;…
CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29 so với bình quân của kỳ 2022, nguyên nhân chủ yếu: chỉ số giá nhóm giáo dục bình quân 6 tháng đầu năm tang 7,95% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương tăng học phí; chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao; giá điện sinh hoạt tăng 3,12% do nhu cầu sử dụng điện tăng và quyết định tăng 3% giá điện của EVN áp dụng từ đầu tháng 5.
Một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2023: bình quân 6 tháng đầu năm, giá dầu hỏa giảm 8,94% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu trong nước giảm 18,27% theo biến động của giá thế giới (tác động làm CPI chung giảm 0,66 điểm phần trăm); giá gas trong nước giảm 9,99% theo giá thế giới (tác động làm CPI giảm 0,15 điểm phần trăm); chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,37% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm…