Trang chủNewsNhân quyềnTăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các...

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền ngày 19/11 tại Hà Nam
Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền ngày 19/11 tại Hà Nam. (Nguồn: BTC)

Ngày 19/11, tại tỉnh Hà Nam, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng thường trực về Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là Quyết định 1252),

Mục đích của Hội nghị nhằm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 1252 sau 5 triển khai thực hiện nhằm rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện Công ước tại chu kỳ tiếp theo, qua đó giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với tình hình mới.

Hội nghị do ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp và Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng thường trực về Nhân quyền của Chính phủ đồng chủ trì.

Về đại biểu các cơ quan Trung ương có đại diện các Bộ, ngành như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ.

Về đại biểu địa phương có đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang; đại diện Sở Tư pháp các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh; đại diện của Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án, Hội Luật gia, Hội phụ nữ và Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Nam.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng thường trực về Nhân quyền của Chính phủ, nêu rõ Công ước ICCPR là một trong 2 công ước cốt lõi trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền con người, cùng với Công ước quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới hợp thành Bộ luật Nhân quyền quốc tế.

Là một thành viên tích cực và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện rõ nhất qua việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) tháng 9/2024 đã thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kì phổ quát (UPR), ghi nhận nhiều thành tựu bảo đảm quyền con người, trong đó có các quyền dân sự và chính trị. Điều này thể hiện chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng nỗ lực của tất cả các bộ, ngành, địa phương.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Hội nghị lần này là dịp để các bộ, ngành và địa phương đánh giá tình hình, kết quả thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trong Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR gồm: nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật; tuyên truyền, phổ biến giáo dục đào tạo; hợp tác quốc tế và thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo Công ước.

Bên cạnh đó, chỉ ra những khó khăn, thách thức, hạn chế, đề xuất những sáng kiến, giải pháp nhằm thực thi hiệu quả Công ước, đặc biệt là chia sẻ những kinh nghiệm tốt, bài học hay của các đơn vị, địa phương nhằm bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền dân sự và chính trị của người dân.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp, cho biết qua theo dõi việc triển khai thực hiện, Bộ Tư pháp thấy rằng các Bộ, ngành, địa phương đã có sự chủ động, tận dụng các nguồn lực sẵn có, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan và địa phương có liên quan để triển khai nhiệm vụ thông qua việc ban hành kế hoạch cụ thể để thực hiện Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Uỷ ban Nhân quyền hoặc bổ sung lồng ghép nhiệm vụ vào các kế hoạch, đề án, chiến lược quốc gia, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia trong nhiều lĩnh vực liên quan về quyền con người, quyền công dân khác.

Mặc dù vậy, việc triển khai Quyết định số 1252/QĐ-TTg chưa thực sự đồng đều ở các Bộ, ngành, địa phương; công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan còn hạn chế.

Do đó, ông Nguyễn Hữu Huyên đề nghị các cơ quan, Bộ ngành, địa phương có sự chia sẻ về tình hình thực hiện tại cơ quan, địa phương mình; đánh giá về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; đề xuất các biện pháp khắc phục và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Hội nghị cũng là cơ hội giúp Cơ quan chủ trì soạn thảo có thêm thông tin để chuẩn bị kỹ hơn cho Phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia ICCPR lần thứ 4 của Việt Nam trong năm 2025.

“Chúng tôi cho rằng, việc triển khai Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR cần được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng, nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền dân sự, chính trị của người dân trên thực tế, cũng là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội một cách ổn định”, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp nói.

Hội nghị cũng là cơ hội giúp Cơ quan chủ trì soạn thảo có thêm thông tin để chuẩn bị kỹ hơn cho Phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia ICCPR lần thứ 4 của Việt Nam trong năm 2025. (Nguồn: BTC)
Hội nghị cũng là cơ hội giúp Cơ quan chủ trì soạn thảo có thêm thông tin để chuẩn bị kỹ hơn cho Phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia ICCPR lần thứ 4 của Việt Nam trong năm 2025. (Nguồn: BTC)

Sau nửa ngày làm việc tập trung, hiệu quả, Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252 đã hoàn thành chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.

Trong bối cảnh Việt Nam sẽ bảo vệ Báo cáo quốc gia ICCPR lần thứ 4 dự kiến vào tháng 7/2025 tới đây, Hội nghị là cơ hội tốt giúp cho Bộ Tư pháp phối hợp các Bộ, ngành đánh giá rút kinh nghiệm, tiếp tục cập nhật, hoàn thiện các nội dung phục vụ cho phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia cũng như việc triển khai thực hiện Quyết định 1252, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện Công ước tại chu kỳ tiếp theo.

Hội nghị cũng đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý giá từ các góc nhìn khác nhau để giúp Bộ Tư pháp tiếp tục tham mưu giúp Chính phủ thực hiện hiệu quả Công ước ICCPR trong thời gian tới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tang-cuong-thuc-thi-hieu-qua-cong-uoc-quoc-te-ve-cac-quyen-dan-su-va-chinh-tri-iccpr-294266.html

Cùng chủ đề

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Hà Nam đề xuất đầu tư trước đường song hành với Vành đai 5

Theo quy hoạch, Vành đai 5 - Vùng Thủ đô đi qua địa bàn tỉnh Hà Nam có chiều dài khoảng 36km, gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành có quy mô 2 làn xe mỗi bên. ...

Hà Nam kêu gọi đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cho hàng loạt dự án tại huyện Kim Bảng

(CLO) UBND tỉnh Hà Nam vừa công bố danh mục loạt dự án để kêu gọi đầu tư xây dựng tại huyện Kim Bảng với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. ...

Đang di chuyển, xe tải bốc cháy dữ dội ở Hà Nam

Đang di chuyển trên cầu Yên Lệnh thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, xe tải bất ngờ bốc cháy dữ dội, thiêu rụi cả xe. Sáng nay (14/11), lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Hà Nam cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy xe tải, khiến một chiếc xe tải bị thiêu rụi hoàn toàn. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 7h40 cùng ngày, xe tải BKS 89C 117xx do tài xế Trần Vũ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đức, Singapore và “cú bắt tay lịch sử” tại G20

Singapore và Đức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm như an ninh, trí tuệ nhân tạo (AI) và năng lượng sạch.

Tiện lợi, tiết kiệm hơn khi mua sắm tại Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024 có nhiều ưu đãi với hàng nghìn sản phẩm chất lượng, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng giải pháp thanh toán điện tử.

Tuyên bố sẽ không phải chọn phe, Hàn Quốc tự tin vào mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc ra sao?

Ngày 18/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cam kết sẽ làm việc chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh ông Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.

Apple sẽ ra mắt kính Vision Pro thế hệ mới vào năm 2025

Apple được cho là sẽ ra mắt kính thực tế ảo Vision Pro thế hệ mới vào năm 2025 với hiệu năng mạnh mẽ hơn.

Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi...

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Bài đọc nhiều

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và...

Dự báo thời tiết ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác

Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước ngày 15/3: Hà Nội Nhiệt độ thấp nhất : 19-21 độ. Nhiệt độ cao nhất : 23-25 độ. Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; chiều tối và đêm có mưa phùn...

Lập lại trật tự, kỷ cương công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình giao thông vận tải

Chỉ thị nêu, thời gian qua, công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình, dự án ngành giao thông vận tải đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn bộc lộ một số bất cập, đặc biệt trong khảo sát, thiết kế; số...

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giớiChia sẻ về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, theo thống kê, sử dụng thuốc lá...

Cùng chuyên mục

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và...

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, 17/11, toàn thế giới một lần nữa cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non (World Prematurity Day), nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em phải đối mặt.

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo trao đổi về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Mới nhất

Cô Hiền, cô Hòa của học sinh chuyên biệt: Dạy các con cài nút áo cũng là nỗ lực lớn

Với giáo viên ở ngôi trường chuyên biệt ấy, chẳng có niềm vui nào lớn hơn khi thấy học trò ngoan hơn, nghe lời hơn, biết cầm bút và viết được những nét chữ đầu tiên. ...

Đức, Singapore và “cú bắt tay lịch sử” tại G20

Singapore và Đức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm như an ninh, trí tuệ nhân tạo (AI) và năng lượng sạch.

Chúc mừng 20-11 kiểu chuyên Lê Hồng Phong

Phụ huynh và học sinh lớp 11 C tin, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM đã có cách chúc mừng 20-11 đặc biệt khiến các thầy cô giáo bất ngờ. ...

Quy định mới: Bệnh viện tuyến dưới được sử dụng thuốc bảo hiểm y tế như tuyến trên

Theo quy định mới, các cơ sở y tế được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, điều trị mà không phân biệt hạng bệnh viện hay cấp chuyên môn kỹ thuật. ...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thành phố Rio de Janeiro, kết hợp với điểm cầu trực tuyến tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Bộ Công Thương, 23...

Mới nhất