Trang chủPolitical ActivitiesTăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát...

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới

(ĐCSVN) – Phấn đấu đến năm 2030, cả nước xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội.
 
Ảnh minh họa: PV 

Ngày 24/5/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới”.

Khoảng 374.000 căn nhà ở xã hội đã được chấp thuận đầu tư và khởi công

Nội dung chỉ thị khẳng định, trong suốt quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phát triển nhà ở cho người dân, nhất là nhà ở xã hội. Đến nay, cả nước đã hoàn thành xây dựng 195.000 căn nhà ở xã hội và có khoảng 374.000 căn nhà ở xã hội đã được chấp thuận đầu tư và khởi công, cấp phép xây dựng. Chính sách hỗ trợ nhà ở thông qua các chương trình mục tiêu cho các đối tượng là người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn và hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu được triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Chỉ thị cũng nêu rõ, bên cạnh kết quả đạt được, công tác phát triển nhà ở xã hội vẫn còn một số hạn chế như: Nhiều mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 không đạt được; nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế so với nhu cầu thực tế; giá nhà ở xã hội bình quân còn quá cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng; công tác quản lý nhà nước về nhà ở xã hội vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập; tỉ lệ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị thấp; nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các chương trình tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội còn thấp, chưa huy động được mạnh mẽ nguồn lực xã hội tham gia; còn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát, nhất là tại các vùng khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ, thiếu quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở xã hội chậm được đổi mới, hoàn thiện, thiếu sự đột phá để thu hút nguồn lực ngoài nhà nước cho phát triển nhà ở xã hội; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ; công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý sai phạm trong phát triển nhà ở xã hội chưa thường xuyên, thiếu hiệu quả.

Đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hộ

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu nhà ở cho người dân, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về tính chất, ý nghĩa của công tác phát triển nhà ở xã hội; xác định phát triển nhà ở xã hội là quyết tâm chính trị, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và cả hệ thống chính trị, thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ ta; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội; đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hằng năm của địa phương. Phấn đấu đến năm 2030, cả nước xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại khu vực đô thị; thực hiện tốt việc hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu, nhất là đối với người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, hộ nghèo ở tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm lo tốt về nhà ở.

Nhà ở xã hội phải ở nơi thuận tiện

Ban Bí thư nêu rõ, thực hiện quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội độc lập, hoặc trong các dự án nhà ở thương mại tại các vị trí thuận tiện về giao thông, gắn với các trung tâm công nghiệp, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu.

Nhà nước ưu tiên bố trí quỹ đất, nguồn vốn, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội; có cơ chế, chính sách ưu đãi thực chất, đủ hấp dẫn để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng.

Phát triển đa dạng loại hình nhà ở xã hội và cơ chế, chính sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà lưu trú, ký túc xá cho công nhân, người thu nhập thấp khu vực đô thị, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang với giá phù hợp với khả năng chi trả của từng đối tượng thụ hưởng; tăng tỉ lệ nhà ở xã hội cho thuê; chú trọng hỗ trợ nhà ở và đất ở cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách, bảo đảm phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương; kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân.

Nhà ở xã hội và nhà ở được Nhà nước hỗ trợ tại các chương trình mục tiêu, nhà lưu trú công nhân bảo đảm về chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu (y tế, giáo dục, văn hoá…).

Cơ chế, chính sách đặc thù cho công nhân và lực lượng vũ trang nhân dân

Ban Bí thư cũng yêu cầu rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở xã hội, nhất là về cơ chế tài chính, sử dụng nguồn lực, đất đai, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đấu thầu, quy hoạch đô thị và nông thôn, quản lý phát triển đô thị, quản lý và sử dụng tài sản công, chính sách thuế, quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế… Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, đúng đối tượng; nâng mức hỗ trợ nhà ở cho người có công và các đối tượng chính sách tại các chương trình mục tiêu. Thực hiện tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ trong xác định giá nhà ở xã hội. Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân và lực lượng vũ trang nhân dân. Hoàn thiện pháp luật và tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn.

Ban hành cơ chế, chính sách tạo thuận lợi và chủ động cho các địa phương trong việc dành ngân sách đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để có quỹ đất sạch làm nhà ở xã hội; đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội trong và ngoài phạm vi dự án. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận dễ dàng với nhà ở xã hội; cắt giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, kinh doanh, mua

bán, quản lý, sử dụng nhà ở xã hội. Thực hiện trình tự thủ tục hành chính giao đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội… theo hướng rút gọn, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch. Có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển nhà ở xã hội theo hướng mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải cácbon thấp.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

Ban Bí thư cũng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước từ Trung ương và địa phương tương xứng, kịp thời để bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội; Nhà nước tập trung phát triển nhà ở xã hội cho thuê khu vực đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công; đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Rà soát, sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội. Nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội, hoặc mô hình định chế tài chính phù hợp để phát triển nhà ở xã hội dài hạn, bền vững; mở rộng nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội từ quỹ đầu tư phát triển địa phương và nguồn vốn từ nước ngoài; khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín thác đầu tư và các hoạt động liên danh, liên kết thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Bố trí cấp đủ nguồn vốn ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ, cho vay phát triển nhà ở xã hội; thực hiện đầy đủ, kịp thời việc cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định để cho cá nhân và doanh nghiệp vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội; rà soát, đổi mới, tiếp tục mở rộng chương trình cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo chính sách về nhà ở xã hội…/.

Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn: https://dangcongsan.org.vn/noidung/tintuc/Lists/XaydungDang/View_Detail.aspx?ItemID=2050

Cùng chủ đề

Vì sao nổi mụn ở má trái và má phải và cách điều trị như thế nào?

Bên cạnh vùng chữ T trên mặt bao gồm trán, mũi, cằm thì những nốt mụn ở vùng da ở má cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vậy tình trạng mụn ở vị trí này như thế nào? Nguyên nhân nổi mụn ở má trái hoặc má phải do đâu và...

Miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối và đêm mưa dông

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung...

Xe tải chở mận rơi xuống vực sâu 50m, 3 người bị thương

Sáng 28/5, trả lời PV VTC News, đại diện lãnh đạo UBND xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người bị thương.Theo vị lãnh đạo này, vụ tai nạn xảy ra vào lúc 2h30 cùng ngày tại chân cầu bê tông (km7+680), thuộc địa phận thôn Tòng Sành 1.Ngay sau khi nhận được tin báo, các cán bộ, chiến sĩ Phòng...

Gần 2 tỷ USD vốn ngoại “đổ” vào bất động sản trong 5 tháng

Tính đến cuối tháng 5/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ, theo Công Luận. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới ngày 27/5, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 8,25 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng...

Tranh cãi: Tiền đạo 3 năm ghi 1 bàn ở V.League vẫn được gọi lên tuyển Việt Nam

Trong danh sách đội tuyển Việt Nam tập trung tháng 6/2024, HLV Kim Sang-sik triệu tập 6 tiền đạo gồm Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Văn Tùng (Hà Nội), Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Tiến Linh (Bình Dương), Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Toàn (Nam Định). Trong đó, Nguyễn Văn Tùng là cái tên gây ra nhiều tranh cãiTiền đạo thuộc biên chế Hà Nội FC được gọi lên tuyển bất chấp việc chưa có bàn thắng và kiến tạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường giải quyết quyền, lợi ích của người lao động và hoạt động công đoàn

(ĐCSVN) - Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị trong công tác thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần thực hiện tốt "1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh.."   Ngày...

Đề xuất nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(ĐCSVN)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cần đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế; triển khai hiệu quả các chương trình, đề án của Hội đồng điều phối tại tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, có phướng án ứng phó với biến đổi khí hậu và triển khai triệt để chuyển đổi số…   Ngày 24/5, tại Phú...

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.   Buổi sáng Quốc hội thảo luận ở Tổ về: (1) Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những...

Việt Nam – Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác phòng chống tham nhũng

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nhấn mạnh, việc ký kết và thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác về phòng, chống tham nhũng giữa Ban Nội chính Trung ương và Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc là khẳng định cam kết mạnh mẽ của hai bên nhằm nâng cao hơn nữa tính thực chất, toàn diện và hiệu quả hợp tác giữa hai nước trong công tác phòng,...

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ Đối tác toàn diện với Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai Thủ tướng vui mừng đánh giá cao những tiến triển tích cực của mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời gian qua: chính trị tiếp tục được củng cố và tăng cường, gắn kết kinh tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả, các cơ chế hợp tác được triển khai cụ thể và thực chất.   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte  Chiều...

Bài đọc nhiều

Hoa phượng hồng bung nở rực rỡ phố núi Đà Lạt vào những ngày hè

Những ngày này, hoa phượng hồng nở bung rực rỡ ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Mùa phượng hồng Đà Lạt luôn khiến người dân địa phương và du khách say mê bởi vẻ đẹp dịu dàng của nó. Mai Hương - Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/hoa-phuong-hong-bung-no-ruc-ro-pho-nui-da-lat-vao-nhung-ngay-he-1345007.ldo

Nghề làm hương hàng trăm năm tuổi ở Hà Giang

Hà Giang, mảnh đất biên giới cực Bắc của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng bởi các địa danh du lịch, mà còn được biết đến bởi các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó là nghề làm hương truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao ở xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử hàng trăm năm nhưng những làng...

Quy Nhơn cần kinh tế đêm

Những năm gần đây, TP.Quy Nhơn (Bình Định) được ví như ngôi sao mới nổi trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động du lịch của thành phố này vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là mảng du lịch về đêm. Quy Nhơn là thành phố biển khá nổi tiếng của miền Trung và cả nước, với đường bờ biển trải dài hàng chục km. Năm 2022, tờ Traveller (Australia) từng ca ngợi, Quy Nhơn là...

Độc đáo sắc đỏ trên trang phục người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu

Người Dao ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh gồm có hai nhánh, đó là Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y. Trang phục của phụ nữ Dao Thanh Phán rất cầu kỳ với màu sắc đỏ rực rỡ, thể hiện rõ nét đặc sắc tiêu biểu của dân tộc mình. Tại cuộc thi Happy Việt Nam – Việt Nam hạnh phúc năm 2023, do Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin và truyền thông lần đầu tiên phát...

Nguyễn Thị Oanh tranh tài tại giải chạy Quảng Trị Marathon 2024

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Trung Cường (tuyển điền kinh Việt Nam) sẽ tham gia tranh tài tại giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa, diễn ra vào tháng 6.   Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị thông tin về giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Ảnh: PHƯƠNG DUNG Chiều 27-5, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng báo Nông Nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo thông tin giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành...

Cùng chuyên mục

Thăm Trường Sa mùa biển lặng

(Dân trí) - Trong chuyến hải trình giữa tháng 5, phóng viên Dân trí ghi lại những hình ảnh mới nhất về cuộc sống của bộ đội tại huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Ra khơi Tháng 5 biển lặng, quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) tấp nập tiễn các chuyến tàu chở khách ra thăm huyện đảo Trường Sa. Trong ảnh là tàu vận tải 571 đưa đoàn công tác số 20 đi thăm các đảo Song Tử...

Những ‘thiên thần’ áo cam của đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel

Với mong muốn giúp đỡ người gặp nạn, lan tỏa những điều tốt đẹp, nhân văn trong cộng đồng, gần 5 năm qua, những “thiên thần” áo cam trong đội hỗ trợ cứu hộ cứu nạn FAS Angel đã cống hiến hết mình trên những cung đường của thủ đô, đặc biệt trong vụ hỏa hoạn thương tâm gần đây. Xông pha cứu người trong vụ cháy Đêm 23/5, rạng sáng 24/5, anh Phạm Quốc Việt (Hà Nội) cùng đồng đội...

Nguyễn Thị Thật: Tấm vé dự Olympic 2024 và trải nghiệm đánh cược mạng sống

(Dân trí) - Nguyễn Thị Thật không chỉ là VĐV Việt Nam đầu tiên giành suất tham dự Olympic Paris 2024 mà cô còn là cua-rơ duy nhất trong lịch sử xe đạp đường trường Việt Nam được tham dự Olympic.   Suất dự Olympic Paris 2024 thật sự không dễ dàng gì với thể thao Việt Nam khi tính đến thời điểm hiện tại (24/5) chúng ta mới chỉ có 10 suất chính thức dự ngày hội thể thao thế...

Xem trực tiếp bán kết AVC Challenge Cup, đội tuyển Việt Nam đấu đội Úc ở đâu?

Hôm nay (28.5) tại Philippines, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam (hạng 38 thế giới) chạm trán đội tuyển Úc (hạng 56 thế giới) ở bán kết Cúp bóng chuyền nữ châu Á (AVC Challenge Cup) 2024. Để chuẩn bị cho trận đấu quan trọng này, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có buổi tập luyện gần 2 giờ đồng hồ nhằm hoàn thiện các mảng miếng chiến thuật. Chấn thương cổ chân của chuyền hai Lâm Oanh, chấn thương...

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng mong muốn Tập đoàn Tư vấn Công trình Điện lực Trung Quốc (CPECC) chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ; hoàn thiện chính sách, xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện 8 hiệu quả nhất. Chiều 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông La Tất Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tư vấn Công trình Điện lực Trung Quốc (CPECC). Tại buổi tiếp, Phó Thủ...

Mới nhất

Mới nhất