Trang chủKinh tếNông nghiệpTăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các...

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ


Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ
Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ

Đẩy mạnh hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội, tháng 3/2023, Thành phố Hồ Chí Minh và chín địa phương: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế đã ký bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ đến năm 2025.

Sau hơn một năm thực hiện, các hoạt động hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ mang lại nhiều kết quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, xúc tiến đầu tư, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học-công nghệ và nhiều lĩnh vực khác đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cả nước.

Những chương trình hợp tác như quảng bá sản phẩm các địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh cho đến các dự án liên kết đào tạo nguồn nhân lực và chuyển đổi số, đã mang lại những kết quả thiết thực. Cụ thể, các địa phương đã thực hiện được ba nội dung phối hợp cấp vùng trong năm 2023. Ðối với các hoạt động hợp tác song phương với chín tỉnh phía bắc và Bắc Trung Bộ, năm 2023, đã thực hiện 26/33 nội dung phối hợp, bảy nội dung còn lại sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2024 và năm 2025…

Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh Ðào Minh Chánh cho biết: Việc triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ, nhất là trong các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch và y tế.

Trưng bày các sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh Bắc Trung Bộ
Trưng bày các sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh Bắc Trung Bộ

Việc tổ chức thành công các hội nghị, hội chợ và sự kiện kết nối cung-cầu đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và gia tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp. Công tác truyền thông được đẩy mạnh, giúp lan tỏa hình ảnh và thương hiệu của các tỉnh, thành phố, tác động tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Tuy đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như nhiều nội dung hợp tác chưa đạt được tiến độ như mong muốn. Vai trò của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn trong việc thúc đẩy hợp tác chưa thật sự nổi bật, dẫn đến việc chưa tạo được hiệu ứng khuyến khích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ðồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển, mở rộng thị trường và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An cho biết: Trong năm 2023 và chín tháng đầu năm 2024, Nghệ An đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện các nội dung theo thỏa thuận nhằm phát huy các tiềm năng, thế mạnh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An, thắt chặt mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai địa phương.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm Ocop của Nghệ An
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm Ocop của Nghệ An

Các sở, ngành và các đơn vị liên quan giữa hai bên đã chủ động trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tích cực phối hợp tổ chức và tham gia triển khai thực hiện các sự kiện hợp tác. Các doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh và Nghệ An đã chủ động, tích cực khảo sát, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư kinh doanh. Giai đoạn 2023-2024, tỉnh Nghệ An đã thu hút được ba dự án của nhà đầu tư thành phố với tổng số vốn gần 615 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của Nghệ An đã được tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngược lại, nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao như giống, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị… của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được tiêu thụ rộng rãi tại Nghệ An. Hoạt động kết nối, ký ghi nhớ hợp tác, hỗ trợ trong lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội cũng có nhiều nội dung hỗ trợ thiết thực và hiệu quả.

Trong khi đó, tỉnh Bắc Kạn mong muốn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía bắc và Bắc Trung Bộ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ, liên kết để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… của các địa phương, nhất là hợp tác về xúc tiến đầu tư, phát triển nông nghiệp, công thương, du lịch. Bắc Kạn có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và di sản văn hóa dân tộc đặc sắc, độc đáo, đa dạng là tiềm năng để tỉnh phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, với tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là trữ lượng chì, kẽm hơn 3,5 triệu tấn, lớn nhất cả nước; diện tích đất rừng lớn, tỷ lệ che phủ rừng hơn 73% (gần 3/4 diện tích tự nhiên Bắc Kạn)… là tiềm năng cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến, phát triển kinh tế rừng, tạo nguồn tín chỉ carbon. Ðịa phương này đang thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, điện gió, điện sinh khối, khu dân cư, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf, khu nuôi và đua ngựa, khu đua xe mô-tô địa hình, trung tâm thương mại…

Các địa phương phía Bắc cũng tích cực tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm
Các địa phương phía Bắc cũng tích cực tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm

Thông qua thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ, Bắc Kạn rất mong Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh quan tâm giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát và triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh, phát triển du lịch; kết nối thương mại, tiêu thụ các sản phẩm của Bắc Kạn.

Ðể việc thực hiện thỏa thuận hợp tác những tháng cuối năm 2024 và năm 2025 hiệu quả, đi vào chiều sâu, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh phía bắc và Bắc Trung Bộ thống nhất tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng chuỗi cung ứng và quảng bá sản phẩm địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với chín tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, triển khai hoạt động hợp tác sâu rộng nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của từng địa phương.

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia, tạo đột phá chiến lược tương xứng tầm vóc quan hệ





Nguồn: https://baodantoc.vn/tang-cuong-hop-tac-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-giua-cac-tinh-phia-bac-va-bac-trung-bo-1728618510943.htm

Cùng chủ đề

Đẹp ngỡ ngàng với những ruộng bậc thang nổi tiếng tại Việt Nam

Được tạo nên từ bàn tay khéo léo và sự kiên trì của con người, ruộng bậc thang...

Petrovietnam kiên định mục tiêu tăng trưởng để giữ ổn định và phát triển

Petrovietnam kiên định mục tiêu tăng trưởng để giữ ổn định và phát triển Ngày 10/10, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm “Dự báo kinh tế vĩ mô cuối năm 2024 và cả năm 2025: Nhận diện cơ hội, thách thức cho Petrovietnam" do Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì. Các chuyên gia kinh tế tham dự đã thảo luận về các thông tin vĩ mô...

Hội Doanh nhân trẻ TP Đà Nẵng

Gặp gỡ tham vấn, hỗ trợ...

Bà Rịa – Vũng Tàu chuẩn bị tốt cho việc đăng cai các giải quốc tế

Giải vô địch vật bãi biển quốc gia năm 2024 tại bãi biển Thuỳ Vân ( TP.Vũng Tàu)....

Học sinh tiểu học tư thục ở TPHCM được hỗ trợ học phí

Sở GD-ĐT TPHCM hôm nay (11/10) cho biết học sinh tiểu học trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập sẽ được hỗ trợ học phí trong năm học 2024-2025. Mức hỗ trợ nhóm 1 là 60.000 đồng/tháng/học sinh, nhóm 2 là 30.000 đồng/tháng/học sinh. Trong đó, nhóm 1 là học sinh ở TP Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Giang: Sẵn sàng cho Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, quan tâm phát triển nguồn nhân lực là người DTTS; phát triển mạng lưới y tế ở cơ sở, chăm sóc tốt sức khỏe đồng bào DTTS.Với những kết quả đạt...

Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ

Cùng với đó, trở thành trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; đầu mối giao thương kinh tế, đối ngoại quan trọng giữa Việt Nam với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi các thông tin...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quan tâm tháo gỡ khó khăn cho tỉnh liên quan đến nhiều nội dung như: thực hiện thủ tục đất đai đối với dự án khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát tiêu chí quy định về rừng tự nhiên; ban hành thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh tra, quy trình xác minh tài sản,...

Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế – xã hội

Các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền vùng đồng bào DTTS được quan tâm đẩy mạnh, gìn giữ gắn với phát triển du lịch. Từ việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các Chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ở các xã,...

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Đến nay, diện mạo nông thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Păh đã có nhiều thay đổi tích cực. Toàn huyện hiện có 4 xã và 3 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Các tuyến đường liên xã, liên thôn, làng đường nội đồng được đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 50,5 triệu đồng/người/năm 2023. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn...

Bài đọc nhiều

Thực hiện Luật Đất đai 2024, Đắk Lắk đang gỡ vướng tại hàng trăm ngàn ha đất nông lâm trường

Tại cuộc họp ngày 8/10, Ban chỉ đạo quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã thảo luận về những thách thức trong việc áp dụng Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn.Với 51 tổ chức nông, lâm...

Đồng hành cùng nông dân khôi phục sản xuất

Thiệt hại lớn về nông nghiệp Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ, ngập lụt kéo dài, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại lớn về sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn, gây thiệt hại...

Đổi mới ngành chăn nuôi, thuỷ sản để hướng tới tương lai bền vững

Ngày 9/10, phát biểu tại lễ khai mạc Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết, trong 10 năm qua, tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn duy trì tốc độ 5 - 7%/năm, sản lượng thịt các loại tăng 1,8 lần, từ 4 triệu tấn lên hơn 7,9 triệu tấn; trứng tăng 3 lần, từ gần 6,4 tỷ quả lên 19,2 tỷ quả; sữa...

TP Hồ Chí Minh tuyên dương “Nông dân tiêu biểu” lần thứ 17 năm 2024

Ngày 9/10, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2024). Ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch hội Nông dân TP Hồ Chí Minh đã phát biểu ôn lại truyền thống Hội Nông dân Việt Nam gắn với từng thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam. Những đóng góp của tổ chức Hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh...

Rắn bông súng, con động vật hoang dã, rắn đặc sản ở Cà Mau dân bắt bằng tay không, bán hút hàng

Anh Lê Tài Thủ, một nông dân ở TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) cho biết, hơn 1ha đất của gia đình được bao thành vuông trữ nước ngọt nuôi tôm càng xanh, nuôi cá đồng từ năm 2000 đến nay.  Đây là nơi mà đêm...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài

Thu hút nhiều nhà đầu tư lớn Thời gian qua, Hải Phòng là một trong 6 địa phương cả nước dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu còn nhiều biến động, các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư lớn, ngày...

Giá cà phê tăng nhanh trở lại, xuất khẩu sẽ được giá? Khởi động Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Cà phê là một trong những mặt hàng có giá tăng mạnh nhất, đặc biệt, giá xuất khẩu bình quân tháng 9/2024 đạt 5.469 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay. Trong 9 tháng đầu năm, giá trung bình mỗi tấn cà phê xuất khẩu là 3.897 USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.

Lực mua mạnh mẽ quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/10: Thị trường năng lượng ‘rực đỏ’ kéo chỉ số MXV-Index quay đầu suy yếu Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/10: Giá dầu tiếp tục suy yếu Thị trường dành sự chú ý đến...

Brazil thắt chặt quy định chống độc quyền với các công nghệ lớn

Bộ Tài chính Brazil cho rằng luật pháp hiện hành cần được trang bị thêm các công cụ để xử lý trong tình hình thực tế mới, nơi các tập...

Mới nhất